Đảng ‘không đứng ngoài pháp luật’
Trong đợt bài nhân dịch thảo luận về hiến pháp mới, báo Quân đội Nhân dân tiếp tục lên tiếng bảo vệ cho điều 4 Hiến pháp vốn quy định quyền lãnh đạo tuyệt đối của Đảng.
Dưới tiêu đề ‘Cần hiểu đúng nội dung về Đảng lãnh đạo trong dự thảo Hiến pháp’, cơ quan ngôn luận của Bộ Quốc phòng, đã đăng xã luận hôm 6/1 để bảo vệ điều 4 trước quan điểm của ‘nhiều trang mạng ở hải ngoại và các phần tử phản động’.
Bài xã luận được đưa ra chỉ vài ngày sau khi bắt đầu đợt tham khảo ý dân về Hiến pháp chính thức bắt đầu cho đến hết tháng 3 năm nay.
Hai lập luận chủ yếu mà cây bút Thiện Văn trên báo Quân đội nhân dân đưa ra để bảo vệ điều 4 là đây là điều ‘tất yếu, phù hợp với lịch sử’ và dù Đảng lãnh đạo nhưng ‘không đứng ngoài Hiến pháp và pháp luật’.
Không có luật về Đảng
Đảng Cộng sản lãnh đạo toàn diện Việt Nam là ‘hợp với lịch sử’ là vì, theo bài xã luận, sau khi đất nước thống nhất, ‘cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội’ nên phải cần khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng lần đầu tiên trong Hiến pháp 1980.
Còn trước thời gian đó, cũng theo bài xã luận này, Đảng chưa áp đặt sự lãnh đạo của mình vào Hiến pháp là do hoàn cảnh Đảng còn phải đang đấu tranh chống lại nhiều kẻ thù và chưa thật sự nắm quyền trên cả nước.
"Việc quy định Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội... là một nguyên tắc bất di bất dịch của cách mạng Việt Nam, phù hợp với thể chế chính trị - xã hội mà Việt Nam đã lựa chọn,” bài xã luận viết.
Ông Phan Trung Lý, trưởng Ban biên tập Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, trong cuộc phỏng vấn với BBC hôm 3/1 cũng nói vai trò lãnh đạo của Đảng đối với đất nước ‘đã được lịch sử chứng minh’ và trên thực tế ‘Đảng cũng đang lãnh đạo’.
Ông Lý cũng khẳng định cái mới của điều 4 lần này là bên cạnh khẳng định vai trò lãnh đạo còn ‘nhấn mạnh đến trách nhiệm của Đảng’ trước đất nước, trước nhân dân.
Đây cũng là lập luận mà báo Quân đội nhân dân đưa ra trong bài xã luận.
“Khẳng định vai trò cầm quyền của mình đối với Nhà nước và xã hội, nhưng trách nhiệm của Đảng trước đất nước, trước nhân dân ngày càng được đề cao, nhấn mạnh rõ ràng, cụ thể hơn trong mỗi bản Hiến pháp,” bài xã luận viết.
Khoản 2 của điều 4 trong dự thảo sửa đổi viết: “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.”
Đây là khoản bổ sung so với điều 4 của năm 1992.
Tuy nhiên, khoản 2 này lại không nói rõ là dân sẽ giám sát Đảng như thế nào và Đảng chịu trách nhiệm như thế nào trước dân.
Còn khoản 3 của điều 4 quy định ‘các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật’.
Đây là điều mà theo báo Quân đội nhân dân sẽ giúp Đảng tránh khỏi sự ‘chuyên quyền, độc đoán, mất dân chủ’ do chỉ có Đảng độc tôn lãnh đạo.
Việc Đảng đặt mình vào khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật là ‘đã tự nguyện’, theo bài xã luận.
“Phải khẳng định rằng, dù không có một đạo luật cụ thể về Đảng, nhưng Đảng đã tự nguyện, tự giác đưa mọi hoạt động của mình vào khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật,” tác giả Thiện Văn lập luận.
Cũng theo tác giả này, bản thân các luật lệ nội bộ của Đảng cũng đã có tác dụng điều chỉnh hành vi của Đảng và các đảng viên.
‘Tự nghiêm khắc với mình’
“Đảng ta luôn tự nghiêm khắc với chính mình thông qua việc ban hành các chỉ thị, quy định nhằm giáo dục, rèn luyện, đưa mọi hoạt động của các tổ chức Đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên vào khuôn khổ ý thức tổ chức, kỷ luật,” bài xã luận viết.
Tác giả bài xã luận cũng cho rằng việc quy định hoạt động của Đảng trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật là ‘giải pháp quan trọng hàng đầu để phòng, chống, ngăn ngừa mọi nguy cơ thoái hóa, biến chất có thể xảy ra trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền ở nước ta’.
Mặc dù Hiến pháp 1992 cũng quy định y hệt như vậy nhưng tình hình suy thoái đạo đức trong Đảng diễn ra ngày càng trầm trọng theo như các lãnh đạo Đảng đã thừa nhận.
Bài xã luận kết luận rằng do là ‘lực lượng chính trị duy nhất đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác’ nên Đảng Cộng sản Việt Nam xứng đáng cầm quyền đối với dân tộc và nhân dân Việt Nam.
Tuy nhiên, tác giả lại không hề đề cập đến những thất bại của Đảng đã đưa Việt Nam đến tình cảnh khó khăn hiện nay như là ‘minh chứng thực tiễn sinh động’ cho sự lãnh đạo của Đảng.
Theo BBC
Dự thảo Hiến pháp nói Đảng CS đại diện cho nhân dân lao động Việt Nam |
Bài xã luận được đưa ra chỉ vài ngày sau khi bắt đầu đợt tham khảo ý dân về Hiến pháp chính thức bắt đầu cho đến hết tháng 3 năm nay.
Hai lập luận chủ yếu mà cây bút Thiện Văn trên báo Quân đội nhân dân đưa ra để bảo vệ điều 4 là đây là điều ‘tất yếu, phù hợp với lịch sử’ và dù Đảng lãnh đạo nhưng ‘không đứng ngoài Hiến pháp và pháp luật’.
Không có luật về Đảng
Đảng Cộng sản lãnh đạo toàn diện Việt Nam là ‘hợp với lịch sử’ là vì, theo bài xã luận, sau khi đất nước thống nhất, ‘cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội’ nên phải cần khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng lần đầu tiên trong Hiến pháp 1980.
Còn trước thời gian đó, cũng theo bài xã luận này, Đảng chưa áp đặt sự lãnh đạo của mình vào Hiến pháp là do hoàn cảnh Đảng còn phải đang đấu tranh chống lại nhiều kẻ thù và chưa thật sự nắm quyền trên cả nước.
"Việc quy định Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội... là một nguyên tắc bất di bất dịch của cách mạng Việt Nam, phù hợp với thể chế chính trị - xã hội mà Việt Nam đã lựa chọn,” bài xã luận viết.
Điều 4 Dự thảo Hiến pháp VN |
Ông Lý cũng khẳng định cái mới của điều 4 lần này là bên cạnh khẳng định vai trò lãnh đạo còn ‘nhấn mạnh đến trách nhiệm của Đảng’ trước đất nước, trước nhân dân.
Đây cũng là lập luận mà báo Quân đội nhân dân đưa ra trong bài xã luận.
“Khẳng định vai trò cầm quyền của mình đối với Nhà nước và xã hội, nhưng trách nhiệm của Đảng trước đất nước, trước nhân dân ngày càng được đề cao, nhấn mạnh rõ ràng, cụ thể hơn trong mỗi bản Hiến pháp,” bài xã luận viết.
Khoản 2 của điều 4 trong dự thảo sửa đổi viết: “Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.”
Đây là khoản bổ sung so với điều 4 của năm 1992.
Tuy nhiên, khoản 2 này lại không nói rõ là dân sẽ giám sát Đảng như thế nào và Đảng chịu trách nhiệm như thế nào trước dân.
Còn khoản 3 của điều 4 quy định ‘các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật’.
Đây là điều mà theo báo Quân đội nhân dân sẽ giúp Đảng tránh khỏi sự ‘chuyên quyền, độc đoán, mất dân chủ’ do chỉ có Đảng độc tôn lãnh đạo.
Việc Đảng đặt mình vào khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật là ‘đã tự nguyện’, theo bài xã luận.
Dù không có một đạo luật cụ thể về Đảng, nhưng Đảng đã tự nguyện, tự giác đưa mọi hoạt động của mình vào khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. |
Cũng theo tác giả này, bản thân các luật lệ nội bộ của Đảng cũng đã có tác dụng điều chỉnh hành vi của Đảng và các đảng viên.
‘Tự nghiêm khắc với mình’
“Đảng ta luôn tự nghiêm khắc với chính mình thông qua việc ban hành các chỉ thị, quy định nhằm giáo dục, rèn luyện, đưa mọi hoạt động của các tổ chức Đảng và của mỗi cán bộ, đảng viên vào khuôn khổ ý thức tổ chức, kỷ luật,” bài xã luận viết.
Tác giả bài xã luận cũng cho rằng việc quy định hoạt động của Đảng trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật là ‘giải pháp quan trọng hàng đầu để phòng, chống, ngăn ngừa mọi nguy cơ thoái hóa, biến chất có thể xảy ra trong điều kiện một Đảng duy nhất cầm quyền ở nước ta’.
Mặc dù Hiến pháp 1992 cũng quy định y hệt như vậy nhưng tình hình suy thoái đạo đức trong Đảng diễn ra ngày càng trầm trọng theo như các lãnh đạo Đảng đã thừa nhận.
Bài xã luận kết luận rằng do là ‘lực lượng chính trị duy nhất đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác’ nên Đảng Cộng sản Việt Nam xứng đáng cầm quyền đối với dân tộc và nhân dân Việt Nam.
Tuy nhiên, tác giả lại không hề đề cập đến những thất bại của Đảng đã đưa Việt Nam đến tình cảnh khó khăn hiện nay như là ‘minh chứng thực tiễn sinh động’ cho sự lãnh đạo của Đảng.
Theo BBC
Không có nhận xét nào