Hồn Cộng Sản, Da Tư Bản hay Hồn Tư Bản, Da Cộng Sản?
Oanh Yến Thị Phạm
rước khi cựu Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nêu ra 4 điểm tương quan giữa Việt Nam và Trung Quốc trong chuyến viếng thăm chính thức Việt nam 11/2006:
"Sơn thủy tương liên.
Lý tưởng tương thông.
Văn hóa tương đồng.
Vận mệnh tương quan."
Thì mặc dù "Sơn thủy không tương liên" và "Văn hóa không tương đồng", nhưng "Lý tưởng tương thông" và "Vận mệnh tương đồng" với Việt Nam, chính là Liên Xô.
Thật vậy, nhìn lại giai đoạn lịch sử giữa thập niên 80 của thế kỷ trước, có thể thấy vận mệnh của Liên Xô và Việt Nam, cũng như vận mệnh của những nhà lãnh đạo Mikhail Sergeiyevich Gorbachev, Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt, có những điểm tương đồng kỳ lạ.
- Mikhail Sergeiyevich Gorbachev, lên nắm chiếc ghế Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô đầy quyền lực 1985, trong bối cảnh nền kinh tế Liên Xô, chìm trong suy thoái vì sa lầy vào cuộc chiến Afghanistan vào cuối thập niên 70 của thế kỷ 20. Cuộc chiến này và nhiều phong trào cách mạng tại các nước vệ tinh của Xô-viết khiến Liên Xô phải chi ra những khoản tiền lớn nhằm giữ ổn định trật tự và giúp các chính phủ tại các nơi đó hoạt động, kể cả những khoản viện trợ, chi viện không nhỏ cho Việt Nam trong cuộc chiến biên giới phía Tây Bắc với Trung Quốc, phía Tây Nam với Kherme đỏ. Cuộc chạy đua vũ trang "Chiến tranh giữa các vì sao" với Mỹ. Căng thẳng biên giới phía Nam với Trung Quốc qua sự kiện trên sông Usuri. Bên cạnh đó nạn tham nhũng và hoạt động kém hiệu quả của bộ máy quan liêu đã đẩy hạ tầng kinh tế Liên Xô rơi vào suy sụp đặc biệt nghiêm trọng. Con Gấu Liên Xô như chìm sâu vào giấc ngủ Đông.
Đứng trước tình hình nguy cập đó, M.S Gorbachev đã sắp xếp, cơ cấu lại Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Liên Xô, tiến hành Perestroika (cải tổ) và Glanost (cởi mở).
- Với Perestroika, Gorbachev mong muốn:
Trước tình hình đó cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã cùng với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người đã đẩy mạnh công cuộc đổi mới và có những cải cách về các chính sách kinh tế từ 1986, đã "song kiếm hiệp bích", theo gương đàn anh Liên Xô tiến hành cải tổ. Hai ông đã góp phần có ý nghĩa quyết định làm xoay chuyển tình thế, mở đường cho sự nghiệp đổi mới tiến lên, nhằm khắc phục những bất cập lạc hậu của cơ chế quan, liêu bao cấp của Việt Nam.
Cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh với Perestroika, đã cởi trói và phần nào dở bỏ rào cản đối với mặt trận văn hóa thông tin với những bài viết "nẩy lữa" "Những việc cần làm ngay", lên án sự im lặng đáng sợ ký tên NVL, được đăng trên trang nhất báo Nhân Dân lần đầu tiên 25/05/1987.
Cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, với quan niệm "trong giai đoạn này":
Tất cả những nỗ lực của cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong giai đoạn này đã tạo nên những bước chuyển thần kỳ. Từ tỷ lệ lạm phát 774%?/năm, 1986, đã giảm xuống còn 34,7%/năm, 1989.
Thế nhưng ánh sáng chói chang của phong trào Dân chủ, báo hiệu thời tan băng của "kỷ Stalin-Brezhnev" trong khối Cộng sản Đông Âu, kèm theo những biến động công khai ở Bắc Kinh trong phong trào "sinh viên Trung Quốc" xuống đường ở Quảng trường Thiên An môn, đã làm cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh "vỡ mật".
Những cái chết của gia đình người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh Lưu Quang Vũ 29/08/1988 trong một tai nạn ô-tô hy hữu, đáng ngờ? Nhà văn Nguyên Ngọc bị truất phế, hàng loạt các cây viết trong làng văn, làng báo Việt Nam thời kỳ "cởi trói" Nguyễn Văn Linh như Tiêu Dao Bảo Cự, Bùi Minh Quốc, Tô Nhuận Vĩ, Lê Trường Giang... bị vào tù, bị khai trừ Đảng. Tổng biên tập báo Sài Gòn giải phóng Tô Hòa bị cho thôi việc.
Trong kỳ họp 6 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Công sản Việt Nam 03/1989, Cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, đã "nhẫn tâm", xin "bóp chết" đứa con "cải tổ" chưa đầy ba tuổi của chính mình.
Các nước Cộng hòa vùng Baltic gồm Estonia, Litva, Latvia bắt đầu phát động phong trào đòi ly khai khỏi Liên bang Xô Viết.
09/11/1989 Bức tường ô nhục Berlin sụp đổ. Khối Cộng sản Đông Âu tan rã.
Vận mệnh của Đảng Cộng sản Nga và Tổng bí thư Gorbachev, trong thời gian này lâm nguy. Nước Nga bị những cơn địa chấn của phong trào đòi hỏi Dân chủ rung lắc ở cường độ mạnh.
03/1990 ông Trần Xuân Bách, ông Trần Độ bị cách chức trong Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8. Hàng loạt các văn nghệ sĩ, học giả, trí thức, tướng lĩnh sỹ quan cao cấp quân đội ủng hộ "cải tổ" bị trù dập, trả thù.
Chính trong thời kỳ "giả chó" này, những thuật ngữ như "Âu như kỹ" (Y như cũ), "Nguyễn Như Vân" (Vẫn như nguyên) và quan niệm sống "mackeno", "kemeno" của những người đã bị "NVL" xúi ăn cứt gà lỡ "đấu tranh", "nói thẳng, nói thật", làm "người tốt, việc tốt" đã cay đắng nhận ra rằng mình bị "NVL", "nói lương, nói lẹo", bị bọn "người xấu" vu cho mình "việc xấu" và bị "trâu đánh", chẳng "tránh đâu" được. Cũng kể từ thời điểm này cả Dân tộc Việt Nam rơi vào trạng thái hoang mang, dần trở nên "vô cảm", cho đến tận ngày nay.
Đảng Cộng sản Việt Nam, đã tìm cách đào thoát khỏi "vận mệnh tương đồng" với ông anh Cả Đỏ Liên Xô, như gã Trương Ba, phải nhờ đến Đế Thích để cứu vớt cái phần hồn, bám víu vào cuộc sống nơi trần thế.
03-04/09/1990 bầu đoàn thê tử Đảng Cộng sản Việt Nam gồm có Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, Cố vấn Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng (sang Trung Quốc để tái khẳng định Công hàm 1958 chăng?), do Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh dẫn đầu sang dự Hội nghị Thành Đô diện kiến Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ Tướng Lý Bằng, theo sự "quân sư" của Đặng Tiểu Bình. Hai bên đã ký kết kỷ yếu hội nghị đồng thuận bình thường hóa quan hệ hai nước. Cuộc họp này, cho đến nay vẫn là những bí mật không được công khai.
06/1991 cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh chính thức từ giã cuộc chơi "cải tổ", bàn giao lại chiếc ghế Tổng bí thư cho Đỗ Mười.
05/11/1991 Tổng bí thư ĐCS Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt thăm chính thức Trung Quốc.
07/11/1991 Hiệp định mậu dịch Trung - Việt và Hiệp định tạm thời về việc xử lý công việc Biên giới giữa hai nước đã được ký kết tại nhà khách Điếu Ngư Đài.
24/12/1991 Gorbachev tuyên bố từ chức, Liên Xô tan rã, Đảng Cộng sản Nga bị đặt ngoài vòng pháp luật, không lâu sau đó.
Không hiểu những điều khoản cho tới nay vẫn là bí mật, được ký kết tại Hội nghị Thành Đô, có giống như những thỏa thuận giữa Trương Ba và Đế Thích không? Đảng Cộng sản Việt Nam đã thoát khỏi vận mệnh tương đồng với anh Cả Đỏ Liên Xô trong gang tấc. Đảng CS Việt Nam đã thoát thai, tồn tại trong một thân xác mới, một cơ chế "Kinh tế thị trường, theo định hướng XHCN" mang hơi hướm, sắc màu Trung Quốc, cũng giống như hồn Trương Ba nương náu trong thân xác anh Hàng thịt.
Thật đáng khâm phục nhà Tiên tri, người nghệ sỹ tài hoa nhưng vắn số Lưu Quang Vũ, đã dự cảm, tiên đoán, khi dựng vở kịch "Hồn Trương Ba, Da hàng thịt" trước khi vào cõi BẤT TỬ. Và cũng không có hình tượng nào khắc họa rõ nét hơn cái thoát thai của ĐCS Việt Nam vào nền kinh tế thị trường, bằng cặp đôi "hoàn hảo" giữa cựu Tổng bí thư, nguyên "Hoạn lợn gia" thô kệch Đỗ Mười và dáng người phúc hậu của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Một sát thủ, đã bóp chết tươi nền kinh tế miền Nam thời kỳ đầu sau giải phóng trong vai trò Trưởng ban cải tạo Công thương nghiệp XHCN 1977 Đỗ Mười, kết hợp với Võ Văn Kiệt một người cố vực dậy nền kinh tế tang hoang sau Gía-Lương-Tiền và những chính sách ấu trĩ sai lầm trước đó.
Và cứ như thế ĐCS VN đã tồn tại, tiến hành mở cửa theo nền kinh tế thị trường nhưng vẫn kiên định CNXH với nền Dân chủ bị treo cổ bằng điều 4 Hiến Pháp và đóng đinh tay chân bằng điều 79, 88 của Bộ luật hình sự. Thay vào đó là những đợt chỉnh đốn Đảng qua các đời Tổng bí thư.
- Tổng bí thư Đỗ Mười với Nghị quyết TW7 về xây dựng Đảng, Đại hội 7.
- Tổng bí thư Lê Khả Phiêu với Nghị quyết TW6 lần 2 về xây dựng và chấn chỉnh Đảng, Đại hội 8.
- Tổng bí thư Nông Đức Mạnh với Nghị quyết TW3, khóa X, Đại hội 9, Đại hội 10.
- Phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghị quyết TW4 về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng, Đại hội 11.
Qua các đời Tổng bí thư, vấn đề xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng, luôn được đề cập một cách cấp bách, hết sức quyết liệt, quyết tâm nhưng thực tế thì vấn đề đạo đức cán bộ, đảng viên ngày càng yếu kếm, nội bộ Đảng càng ngày càng phức tạp.
Từ những vụ việc, chỉ liên quan đến vài bao xi - măng, vài chục triệu đồng, được nêu trên "Những việc cần làm ngay", thì nay có những vụ sai phạm đến con số nghìn tỷ, nhưng chưa sai phạm đến mức độ bị xử lý?
Từ việc xử dụng xe công hoang phí cở Pơ - giô thay vì La - Da - quạt tay bị "lên thớt những việc cần làm ngay", thì nay đã có thằng chơi ben-lì, Rôn-roi.
Từ chuyện thầy cô giáo xin nghỉ việc vì đồng lương chết đói, trường lớp dột nát, chật chội, siêu vẹo thiếu bảng, thiếu phấn, thiếu giấy, thiếu mực. Năm sáu em học sinh dùng chung một bộ sách giáo khoa cũng bị "lên đĩa Những việc cần làm ngay", thì nay đã có những em bé phải săn chuột kiếm tí đạm tươi, "uổng trờ" cu dái tím tái, teo lại vì rét.
Từ việc giá xăng, qua 8 nấc phết phẩy được nhà báo NVL soi, thì nay những Tập đoàn, Tổng công ty thua lỗ sơ sơ 1 triệu 3 trăm 3 mươi nghìn tỷ đồng tiền polymer chứ không phải tiền âm phủ, muỗi. Vẫn có thằng nham nhở nhận khuyết điểm "chính em", dứt khoát không từ chối sự tính nhiệm của Đảng.
Cái thân xác của "thằng Hàng thịt Tư bản", nó đã chiếm lĩnh cái "phần hồn Trương Ba Chủ nghĩa xã hội" để "tay chân nó phải run rẩy"* "hơi thở nóng rực"*, "cổ nghẹn lại" trước cái "nỏn nà, mỡ màng, múp rụp"** của những món tham nhũng, hối lộ phơi lồ lộ, phơi phới trước mắt.
Những cơn lợn lòng của gã Hàng thịt, thỉnh thoảng có dịp lại nổi loạn đâu đó ở các tấm gương sáng ngời đạo đức Hồ Chí Minh như Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, không Khải cha thì cũng Khải con(7), không gái Tàu (8) thì xài tạm gái Việt dù cho có phải đổ vỏ cho bao thằng thì cũng xài tạm một khi răng vẫn còn chắc, cặc cũng còn máu (9).
Liệu gã Trương Ba - CHXHCN VN, có đủ can đảm xin ông Đế Thích Trung Quốc, giải thoát khỏi những lời nguyền 4 tốt với 16 chử vàng, để đi đầu thai kiếp khác? Trên sân khấu chính trị hiện nay, điều này chẳng có tay đạo diễn - Tổng bí thư "chập mạch" nào nghĩ tới. Hâm à! Đang ngon xơi.
Liệu Ông Đế thích Trung Quốc có nhân từ, giải thoát cho tay Trương Ba - CHXHCN VN này không? Khi Gia đình - Tổ quốc Việt Nam của tay Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN VN - Hàng thịt này, hiện đã quá chán chường với những trò quái thai nữa CS, nữa Tư Bản, những chiêu cướp ngày Tư bản đóng dấu Hồ Chí Minh.
Những thái độ rối loạn nhân cách của tay "Hàng thịt Kinh tế thị trường - Trương Ba XHCN" ngày càng bộc lộ rõ nét, khi thì hành xử như côn đồ trong cưỡng chế, đền bù chiếm đoạt đất đai, khi thì lại "ỏn ẻn" xin bà con cô bác đóng góp ý kiến, ý cò để chống tham nhũng. Có những lúc lảm nhảm như lên đồng "phê với tự phê" nồng nặc mùi "kế hoạch hóa gia đình" (10), miệng nhai bao cao su đầy tinh trùng (11), lúc lại nho nhã đầy tính "nhân văn với nhân veo" và đòi dậy nhân dân cách nhóm lò kiểu mới???
Dễ gì Ông Đế Thích này buông tha, kiếm mù mắt cũng không ra một tay chơi cờ dể bảo như Trương Ba - CHXHCN VN trong nước cờ BIỂN ĐÔNG hiện tại. Khó lắm, mò kim đáy biển còn có khi dễ hơn. Dại sao buông?.
Kính phục thay. Ngưỡng mộ thay, Lưu Quang Vũ.
Anh "phải"*** đi vào cõi BẤT TỬ.
Sài Gòn 05/02/2013
Oanh Yến Thị Phạm
1- Gorbachev phát biểu tại Hội nghị 27 ĐCSLX 02/03/1986.
2- Gorbachev phát biểu tại Hội nghị toàn thể ĐCSLX 01/1987.
3- Báo Izvestia 14/07/1990.
4,5- Những bài viết của cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh 1986, 1987
6- Hai bố đều có con mọn với Bác sỹ chăm sóc đặc biệt
7- Hoàng Ty, con phá gia chi tử của Phan Văn Khải.
8- Lê Khả Phiêu khi qua Tàu.
9- Bố này không nói ai cũng biết.
10- Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, người đã được thụ giáo miếng võ này.
11- Luật sư Cù Huy Hà Vũ, giờ chắc đã thấm nhuần môn võ hiểm này.
* Những lời thoại trong Hồn Trương Ba Da hàng thịt.
** Oanh Yến nói.
*** Lưu Quang Vũ phải chết.
rước khi cựu Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nêu ra 4 điểm tương quan giữa Việt Nam và Trung Quốc trong chuyến viếng thăm chính thức Việt nam 11/2006:
"Sơn thủy tương liên.
Lý tưởng tương thông.
Văn hóa tương đồng.
Vận mệnh tương quan."
Thì mặc dù "Sơn thủy không tương liên" và "Văn hóa không tương đồng", nhưng "Lý tưởng tương thông" và "Vận mệnh tương đồng" với Việt Nam, chính là Liên Xô.
Thật vậy, nhìn lại giai đoạn lịch sử giữa thập niên 80 của thế kỷ trước, có thể thấy vận mệnh của Liên Xô và Việt Nam, cũng như vận mệnh của những nhà lãnh đạo Mikhail Sergeiyevich Gorbachev, Nguyễn Văn Linh và Võ Văn Kiệt, có những điểm tương đồng kỳ lạ.
- Mikhail Sergeiyevich Gorbachev, lên nắm chiếc ghế Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô đầy quyền lực 1985, trong bối cảnh nền kinh tế Liên Xô, chìm trong suy thoái vì sa lầy vào cuộc chiến Afghanistan vào cuối thập niên 70 của thế kỷ 20. Cuộc chiến này và nhiều phong trào cách mạng tại các nước vệ tinh của Xô-viết khiến Liên Xô phải chi ra những khoản tiền lớn nhằm giữ ổn định trật tự và giúp các chính phủ tại các nơi đó hoạt động, kể cả những khoản viện trợ, chi viện không nhỏ cho Việt Nam trong cuộc chiến biên giới phía Tây Bắc với Trung Quốc, phía Tây Nam với Kherme đỏ. Cuộc chạy đua vũ trang "Chiến tranh giữa các vì sao" với Mỹ. Căng thẳng biên giới phía Nam với Trung Quốc qua sự kiện trên sông Usuri. Bên cạnh đó nạn tham nhũng và hoạt động kém hiệu quả của bộ máy quan liêu đã đẩy hạ tầng kinh tế Liên Xô rơi vào suy sụp đặc biệt nghiêm trọng. Con Gấu Liên Xô như chìm sâu vào giấc ngủ Đông.
Đứng trước tình hình nguy cập đó, M.S Gorbachev đã sắp xếp, cơ cấu lại Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Liên Xô, tiến hành Perestroika (cải tổ) và Glanost (cởi mở).
- Với Perestroika, Gorbachev mong muốn:
"Câu hỏi đối với chúng ta là việc mở rộng công khai.Đây là câu hỏi chính trị. Không công khai thì không thể có dân chủ, các sáng tạo chính trị và sự tham gia của chúng trong điều hành" (1)và hơn thế nữa:
"Ở chúng ta không cần những khu vực đóng cho phê bình. Nhân dân cần toàn bộ sự thật... chúng ta như thể chưa bao giờ cần ánh sáng hơn bây giờ, sao cho Đảng và nhân dân biết tất cả, sao cho ở chúng ta không có những góc tối, nơi lại có xấu xa mọc lên" (2)- Với Glasnost
"Tóm lại những thuận lợi của cơ chế Kế hoạch hóa sẽ kết hợp với những yếu tó kích thích của thị trường XHCN với mức độ ngày càng cao hơn. Tuy nhiên tất cả điều đó sẽ diễn ra trong phạm vi mục tiêu và những nguyên tắc quản lý XHCN".Gorbachev còn khẳng định:
"Tính ưu việt của cơ chế thị trường đã được biểu hiện trên quy mô Quốc tế, và vấn đề giờ đây là, hiện có thể đảm bảo được an toàn về mặt xã hội ở một mức độ cao trong các điều kiện của cơ chế thị trường. Câu trả lời như sau: không những chỉ có thể đảm bảo được điều đó, mà nền Kinh tế thị trường được điều tiết sẽ cho phép tăng của cải Quốc gia lên tới một mức độ mà mức sống của mọi người sẽ được nâng cao. Và tất nhiên quản lý nhà nước nằm trong tay chúng ta" (3).- 12/1986 Nguyễn Văn Linh được bầu vào Ban chấp hành Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, giữ chức Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng kiêm chức Bí thư Đảng ủy quân sự trung ương (1987), trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam bị kiệt quệ; một phần vì hậu quả của chiến tranh biên giới Tây Bắc với "côn đồ bá quyền" Trung Quốc, một phần vì phải duy trì lực lượng quân sự tại Kampuchia, duy trì ban B68 do Trung Tướng Trần Độ phụ trách để yểm trợ hoạt động hành chánh cho chính quyền Hunsen; "tang hoang" vì đổi tiền 1985 và chính sách Giá - Lương - Tiền của bộ ba Tố Hữu - Trần Phương - Trần Quỳnh đã đẩy lạm phát có lúc lên đến 774%, giá nông sản tăng 2000% so với 1976.
Trước tình hình đó cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã cùng với cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người đã đẩy mạnh công cuộc đổi mới và có những cải cách về các chính sách kinh tế từ 1986, đã "song kiếm hiệp bích", theo gương đàn anh Liên Xô tiến hành cải tổ. Hai ông đã góp phần có ý nghĩa quyết định làm xoay chuyển tình thế, mở đường cho sự nghiệp đổi mới tiến lên, nhằm khắc phục những bất cập lạc hậu của cơ chế quan, liêu bao cấp của Việt Nam.
Cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh với Perestroika, đã cởi trói và phần nào dở bỏ rào cản đối với mặt trận văn hóa thông tin với những bài viết "nẩy lữa" "Những việc cần làm ngay", lên án sự im lặng đáng sợ ký tên NVL, được đăng trên trang nhất báo Nhân Dân lần đầu tiên 25/05/1987.
Cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, với quan niệm "trong giai đoạn này":
"Phải đấu tranh chống cái cũ, chống bảo thủ, trì trệ, chống giáo điều rập khuôn, chống chủ quan nóng vội? chống tha hóa biến chất, chống thói quen lỗi thời dai dẵng. Đây là cuộc đấu tranh cách mạng gian khổ diễn ra trên mọi lãnh vực và trong bản thân từng người chúng ta" (4).Theo đúng tinh thần Perostroika trong một bài đăng 24/06/1987 ông còn đề cập đến:
"Từ sau Đại hội IV Đảng, nhà nước phát động phong trào nói thẳng, nói thật, ai làm tốt thì khen, ai làm "không tốt" thì phê bình sửa chửa. Văn kiện Đại hội VI đã yêu cầu đấu tranh chống các biểu hiện lạc hậu, trì trệ, biểu hiện tiêu cực khác và đưa trên báo, đài hoặc qua các sinh hoạt tổ chức Đảng và đoàn thể quần chúng những vụ các Bộ, các đảng viên, kể cả các cán bộ cao cấp mắc sai lầm nghiêm trọng về phẩm chất. Điều đó chỉ làm tăng thêm niềm tin của nhân dân với Đảng" (5).Trung Tướng Trần Độ, được ủy nhiệm làm người chủ trì nghị quyết 05 của Bộ Chính trị về Văn hóa văn nghệ, mở đường cho Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam và dỡ bỏ mọi rào cản cho báo chí thời kỳ đổi mới. Những tác phẩm nghệ thuật và tác giả, có số phận "gai góc", "long đong" như "Tào mạt", "Nhân danh công lý", "Tôi và chúng ta", "Ông không phải bố tôi", "Hà Nội trong mắt ai", "Nỗi buồn chiến tranh", "Cái đêm hôm ấy đêm gì?", "Vàng và Lửa"... Xuân Trinh, Doãn Hoàng Giang, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp, Lê Lựu, Dương Thu Hương, Phạm Thị Hoài, Phùng Gia Lộc... và riêng Lưu Quang Vũ đã đặc biệt trở thành ngôi sao sáng trên sân khấu, "trong thời kỳ này".
Tất cả những nỗ lực của cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt trong giai đoạn này đã tạo nên những bước chuyển thần kỳ. Từ tỷ lệ lạm phát 774%?/năm, 1986, đã giảm xuống còn 34,7%/năm, 1989.
Thế nhưng ánh sáng chói chang của phong trào Dân chủ, báo hiệu thời tan băng của "kỷ Stalin-Brezhnev" trong khối Cộng sản Đông Âu, kèm theo những biến động công khai ở Bắc Kinh trong phong trào "sinh viên Trung Quốc" xuống đường ở Quảng trường Thiên An môn, đã làm cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh "vỡ mật".
Những cái chết của gia đình người nghệ sĩ tài hoa, bạc mệnh Lưu Quang Vũ 29/08/1988 trong một tai nạn ô-tô hy hữu, đáng ngờ? Nhà văn Nguyên Ngọc bị truất phế, hàng loạt các cây viết trong làng văn, làng báo Việt Nam thời kỳ "cởi trói" Nguyễn Văn Linh như Tiêu Dao Bảo Cự, Bùi Minh Quốc, Tô Nhuận Vĩ, Lê Trường Giang... bị vào tù, bị khai trừ Đảng. Tổng biên tập báo Sài Gòn giải phóng Tô Hòa bị cho thôi việc.
Trong kỳ họp 6 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Công sản Việt Nam 03/1989, Cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, đã "nhẫn tâm", xin "bóp chết" đứa con "cải tổ" chưa đầy ba tuổi của chính mình.
Các nước Cộng hòa vùng Baltic gồm Estonia, Litva, Latvia bắt đầu phát động phong trào đòi ly khai khỏi Liên bang Xô Viết.
09/11/1989 Bức tường ô nhục Berlin sụp đổ. Khối Cộng sản Đông Âu tan rã.
Vận mệnh của Đảng Cộng sản Nga và Tổng bí thư Gorbachev, trong thời gian này lâm nguy. Nước Nga bị những cơn địa chấn của phong trào đòi hỏi Dân chủ rung lắc ở cường độ mạnh.
03/1990 ông Trần Xuân Bách, ông Trần Độ bị cách chức trong Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8. Hàng loạt các văn nghệ sĩ, học giả, trí thức, tướng lĩnh sỹ quan cao cấp quân đội ủng hộ "cải tổ" bị trù dập, trả thù.
Chính trong thời kỳ "giả chó" này, những thuật ngữ như "Âu như kỹ" (Y như cũ), "Nguyễn Như Vân" (Vẫn như nguyên) và quan niệm sống "mackeno", "kemeno" của những người đã bị "NVL" xúi ăn cứt gà lỡ "đấu tranh", "nói thẳng, nói thật", làm "người tốt, việc tốt" đã cay đắng nhận ra rằng mình bị "NVL", "nói lương, nói lẹo", bị bọn "người xấu" vu cho mình "việc xấu" và bị "trâu đánh", chẳng "tránh đâu" được. Cũng kể từ thời điểm này cả Dân tộc Việt Nam rơi vào trạng thái hoang mang, dần trở nên "vô cảm", cho đến tận ngày nay.
Đảng Cộng sản Việt Nam, đã tìm cách đào thoát khỏi "vận mệnh tương đồng" với ông anh Cả Đỏ Liên Xô, như gã Trương Ba, phải nhờ đến Đế Thích để cứu vớt cái phần hồn, bám víu vào cuộc sống nơi trần thế.
03-04/09/1990 bầu đoàn thê tử Đảng Cộng sản Việt Nam gồm có Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười, Cố vấn Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng (sang Trung Quốc để tái khẳng định Công hàm 1958 chăng?), do Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh dẫn đầu sang dự Hội nghị Thành Đô diện kiến Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ Tướng Lý Bằng, theo sự "quân sư" của Đặng Tiểu Bình. Hai bên đã ký kết kỷ yếu hội nghị đồng thuận bình thường hóa quan hệ hai nước. Cuộc họp này, cho đến nay vẫn là những bí mật không được công khai.
06/1991 cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh chính thức từ giã cuộc chơi "cải tổ", bàn giao lại chiếc ghế Tổng bí thư cho Đỗ Mười.
05/11/1991 Tổng bí thư ĐCS Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt thăm chính thức Trung Quốc.
07/11/1991 Hiệp định mậu dịch Trung - Việt và Hiệp định tạm thời về việc xử lý công việc Biên giới giữa hai nước đã được ký kết tại nhà khách Điếu Ngư Đài.
24/12/1991 Gorbachev tuyên bố từ chức, Liên Xô tan rã, Đảng Cộng sản Nga bị đặt ngoài vòng pháp luật, không lâu sau đó.
Không hiểu những điều khoản cho tới nay vẫn là bí mật, được ký kết tại Hội nghị Thành Đô, có giống như những thỏa thuận giữa Trương Ba và Đế Thích không? Đảng Cộng sản Việt Nam đã thoát khỏi vận mệnh tương đồng với anh Cả Đỏ Liên Xô trong gang tấc. Đảng CS Việt Nam đã thoát thai, tồn tại trong một thân xác mới, một cơ chế "Kinh tế thị trường, theo định hướng XHCN" mang hơi hướm, sắc màu Trung Quốc, cũng giống như hồn Trương Ba nương náu trong thân xác anh Hàng thịt.
Thật đáng khâm phục nhà Tiên tri, người nghệ sỹ tài hoa nhưng vắn số Lưu Quang Vũ, đã dự cảm, tiên đoán, khi dựng vở kịch "Hồn Trương Ba, Da hàng thịt" trước khi vào cõi BẤT TỬ. Và cũng không có hình tượng nào khắc họa rõ nét hơn cái thoát thai của ĐCS Việt Nam vào nền kinh tế thị trường, bằng cặp đôi "hoàn hảo" giữa cựu Tổng bí thư, nguyên "Hoạn lợn gia" thô kệch Đỗ Mười và dáng người phúc hậu của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Một sát thủ, đã bóp chết tươi nền kinh tế miền Nam thời kỳ đầu sau giải phóng trong vai trò Trưởng ban cải tạo Công thương nghiệp XHCN 1977 Đỗ Mười, kết hợp với Võ Văn Kiệt một người cố vực dậy nền kinh tế tang hoang sau Gía-Lương-Tiền và những chính sách ấu trĩ sai lầm trước đó.
Và cứ như thế ĐCS VN đã tồn tại, tiến hành mở cửa theo nền kinh tế thị trường nhưng vẫn kiên định CNXH với nền Dân chủ bị treo cổ bằng điều 4 Hiến Pháp và đóng đinh tay chân bằng điều 79, 88 của Bộ luật hình sự. Thay vào đó là những đợt chỉnh đốn Đảng qua các đời Tổng bí thư.
- Tổng bí thư Đỗ Mười với Nghị quyết TW7 về xây dựng Đảng, Đại hội 7.
- Tổng bí thư Lê Khả Phiêu với Nghị quyết TW6 lần 2 về xây dựng và chấn chỉnh Đảng, Đại hội 8.
- Tổng bí thư Nông Đức Mạnh với Nghị quyết TW3, khóa X, Đại hội 9, Đại hội 10.
- Phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với nghị quyết TW4 về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng, Đại hội 11.
Qua các đời Tổng bí thư, vấn đề xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng, luôn được đề cập một cách cấp bách, hết sức quyết liệt, quyết tâm nhưng thực tế thì vấn đề đạo đức cán bộ, đảng viên ngày càng yếu kếm, nội bộ Đảng càng ngày càng phức tạp.
Từ những vụ việc, chỉ liên quan đến vài bao xi - măng, vài chục triệu đồng, được nêu trên "Những việc cần làm ngay", thì nay có những vụ sai phạm đến con số nghìn tỷ, nhưng chưa sai phạm đến mức độ bị xử lý?
Từ việc xử dụng xe công hoang phí cở Pơ - giô thay vì La - Da - quạt tay bị "lên thớt những việc cần làm ngay", thì nay đã có thằng chơi ben-lì, Rôn-roi.
Từ chuyện thầy cô giáo xin nghỉ việc vì đồng lương chết đói, trường lớp dột nát, chật chội, siêu vẹo thiếu bảng, thiếu phấn, thiếu giấy, thiếu mực. Năm sáu em học sinh dùng chung một bộ sách giáo khoa cũng bị "lên đĩa Những việc cần làm ngay", thì nay đã có những em bé phải săn chuột kiếm tí đạm tươi, "uổng trờ" cu dái tím tái, teo lại vì rét.
Từ việc giá xăng, qua 8 nấc phết phẩy được nhà báo NVL soi, thì nay những Tập đoàn, Tổng công ty thua lỗ sơ sơ 1 triệu 3 trăm 3 mươi nghìn tỷ đồng tiền polymer chứ không phải tiền âm phủ, muỗi. Vẫn có thằng nham nhở nhận khuyết điểm "chính em", dứt khoát không từ chối sự tính nhiệm của Đảng.
Cái thân xác của "thằng Hàng thịt Tư bản", nó đã chiếm lĩnh cái "phần hồn Trương Ba Chủ nghĩa xã hội" để "tay chân nó phải run rẩy"* "hơi thở nóng rực"*, "cổ nghẹn lại" trước cái "nỏn nà, mỡ màng, múp rụp"** của những món tham nhũng, hối lộ phơi lồ lộ, phơi phới trước mắt.
Những cơn lợn lòng của gã Hàng thịt, thỉnh thoảng có dịp lại nổi loạn đâu đó ở các tấm gương sáng ngời đạo đức Hồ Chí Minh như Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt, không Khải cha thì cũng Khải con(7), không gái Tàu (8) thì xài tạm gái Việt dù cho có phải đổ vỏ cho bao thằng thì cũng xài tạm một khi răng vẫn còn chắc, cặc cũng còn máu (9).
Liệu gã Trương Ba - CHXHCN VN, có đủ can đảm xin ông Đế Thích Trung Quốc, giải thoát khỏi những lời nguyền 4 tốt với 16 chử vàng, để đi đầu thai kiếp khác? Trên sân khấu chính trị hiện nay, điều này chẳng có tay đạo diễn - Tổng bí thư "chập mạch" nào nghĩ tới. Hâm à! Đang ngon xơi.
Liệu Ông Đế thích Trung Quốc có nhân từ, giải thoát cho tay Trương Ba - CHXHCN VN này không? Khi Gia đình - Tổ quốc Việt Nam của tay Kinh tế thị trường theo định hướng XHCN VN - Hàng thịt này, hiện đã quá chán chường với những trò quái thai nữa CS, nữa Tư Bản, những chiêu cướp ngày Tư bản đóng dấu Hồ Chí Minh.
Những thái độ rối loạn nhân cách của tay "Hàng thịt Kinh tế thị trường - Trương Ba XHCN" ngày càng bộc lộ rõ nét, khi thì hành xử như côn đồ trong cưỡng chế, đền bù chiếm đoạt đất đai, khi thì lại "ỏn ẻn" xin bà con cô bác đóng góp ý kiến, ý cò để chống tham nhũng. Có những lúc lảm nhảm như lên đồng "phê với tự phê" nồng nặc mùi "kế hoạch hóa gia đình" (10), miệng nhai bao cao su đầy tinh trùng (11), lúc lại nho nhã đầy tính "nhân văn với nhân veo" và đòi dậy nhân dân cách nhóm lò kiểu mới???
Dễ gì Ông Đế Thích này buông tha, kiếm mù mắt cũng không ra một tay chơi cờ dể bảo như Trương Ba - CHXHCN VN trong nước cờ BIỂN ĐÔNG hiện tại. Khó lắm, mò kim đáy biển còn có khi dễ hơn. Dại sao buông?.
Kính phục thay. Ngưỡng mộ thay, Lưu Quang Vũ.
Anh "phải"*** đi vào cõi BẤT TỬ.
Sài Gòn 05/02/2013
Oanh Yến Thị Phạm
1- Gorbachev phát biểu tại Hội nghị 27 ĐCSLX 02/03/1986.
2- Gorbachev phát biểu tại Hội nghị toàn thể ĐCSLX 01/1987.
3- Báo Izvestia 14/07/1990.
4,5- Những bài viết của cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh 1986, 1987
6- Hai bố đều có con mọn với Bác sỹ chăm sóc đặc biệt
7- Hoàng Ty, con phá gia chi tử của Phan Văn Khải.
8- Lê Khả Phiêu khi qua Tàu.
9- Bố này không nói ai cũng biết.
10- Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, người đã được thụ giáo miếng võ này.
11- Luật sư Cù Huy Hà Vũ, giờ chắc đã thấm nhuần môn võ hiểm này.
* Những lời thoại trong Hồn Trương Ba Da hàng thịt.
** Oanh Yến nói.
*** Lưu Quang Vũ phải chết.
Không có nhận xét nào