Sở hữu của toàn dân
Alan Phan
Theo luật quốc tế, người ta thường qui trách nhiệm pháp luật cho sở hữu chủ. Tôi còn nhớ một bài học đắt giá vào năm 1977 tại California. Một người bạn thân từ Pháp ghé thăm và vì tôi phải đi làm, nên giao chiếc xe Pontiac Bonneville của mình cho anh mượn, lái thăm quan tiểu bang mà anh yêu thích. Anh lái theo kiểu dân Paris chính cống , lượn lách ngay cả trên các xa lộ cao tốc. Qua khỏi Burbank, xe anh đâm vào một chiếc xe khác từ sau, gây tử vong cho một phụ nữ mới 28 tuổi.
Đương nhiên là anh có lỗi và phải chịu toàn trách nhiệm. May là xe tôi có bảo hiểm, nhưng lại bị giới hạn về tiền bồi thường (tối đa 1 triệu đô la). Tòa xử phía bị đơn phải bồi thường tổng cộng khoảng 1.25 triệu đô la cho phiá nạn nhân. Tôi lãnh đủ 250 ngàn tiền sai biệt sau khi hãng bảo hiểm trả phần họ; cộng với chiếc xe Pontiac hư hại hoàn toàn. Anh bạn thì sợ bỏ trốn về Pháp 2 ngày sau khi gây tai nạn và biệt tích giang hồ.
May mà gia đình nạn nhân cũng giàu có nên họ bớt cho tôi 100 ngàn và cho tôi trả 150 ngàn đô còn lại trong 3 năm. Sau đó các bạn tôi thường than phiền là tôi ích kỷ, không thích cho ai mượn xe.
Tuần vừa qua, một quan chức Việt Nam, ông Tường, TGD Công Ty Đường Sắt Viêt Nam, nhắc nhở lại cho chúng ta quy tắc trên về luật sở hữu. Trách nhiệm sau cùng phải thuộc về sở hữu chủ, dù họ có can dự hay không vào “các tai nạn” hay bất cứ “sai phạm, thất thoát, lãng phí” ngay việc “sử dụng” các tài sản này có tạo ra tội ác hay không? Ông hoàn toàn đúng luật.
Về điểm này, tôi phải thành thực mà công nhận chủ nghĩa XH “ưu việt” hơn hẳn chủ nghĩa tư bản. Và các nhà lập pháp hay hành pháp (nôm na là các bác lãnh đạo) thuộc phe XHCN xứng đáng là đỉnh cao trí tuệ của loài người.
Khi để “toàn dân” sở hữu tất cả tài sản quốc gia từ đất đai đến khoáng sản đến các công ty sân sau của phe nhóm, thì ‘toàn dân” phải chịu trách nhiệm cho mọi sự cố từ tốt đến xấu. (Thực ra, theo lịch sử, thì 5 ngàn năm qua chưa bao giờ có sự cố tốt hay xấu cho các tài sản “tập thể”, chì có “tai nạn” và “ thảm họa” do hoàn cảnh khách quan). Ngoài ra, vì “toàn dân” là sở hữu chủ nên họ phải chịu trách nhiệm về mọi nợ nần, hư hỏng hay phá hoại. Tôi đang đợi một phiên tòa quóc tế có 90 triệu dân bị còng tay đưa ra xét xử về tội “xù nợ” hay “tàn phá môi trường”.
Đến ngày hôm nay, tôi mới thông hiểu hết cái thâm thúy tuyệt vời của chủ nghĩa Mác Lê. Một chủ thể gọi là “toàn dân” mới chính là tội đồ cho mọi đổ đốn nơi đây. Tên “toàn dân” này quả là một thế lực thù địch nguy hiểm nhất của xã hội.
Lời khuyên của ông già Alan: Bạn đừng làm “toàn dân”. Coi chừng có ngày phải đi tù vì trong sổ sách của tòa, tội trạng của tên “toàn dân” này sau 67 năm dài hơn 48 cuốn Thư Mục Tham Khảo (encyclopedia) của Britannica… và sắp sửa lấp đầy Thư Viện Quốc Gia.
Alan Phan
Theo blog Góc nhìn Alan
Theo luật quốc tế, người ta thường qui trách nhiệm pháp luật cho sở hữu chủ. Tôi còn nhớ một bài học đắt giá vào năm 1977 tại California. Một người bạn thân từ Pháp ghé thăm và vì tôi phải đi làm, nên giao chiếc xe Pontiac Bonneville của mình cho anh mượn, lái thăm quan tiểu bang mà anh yêu thích. Anh lái theo kiểu dân Paris chính cống , lượn lách ngay cả trên các xa lộ cao tốc. Qua khỏi Burbank, xe anh đâm vào một chiếc xe khác từ sau, gây tử vong cho một phụ nữ mới 28 tuổi.
Đương nhiên là anh có lỗi và phải chịu toàn trách nhiệm. May là xe tôi có bảo hiểm, nhưng lại bị giới hạn về tiền bồi thường (tối đa 1 triệu đô la). Tòa xử phía bị đơn phải bồi thường tổng cộng khoảng 1.25 triệu đô la cho phiá nạn nhân. Tôi lãnh đủ 250 ngàn tiền sai biệt sau khi hãng bảo hiểm trả phần họ; cộng với chiếc xe Pontiac hư hại hoàn toàn. Anh bạn thì sợ bỏ trốn về Pháp 2 ngày sau khi gây tai nạn và biệt tích giang hồ.
May mà gia đình nạn nhân cũng giàu có nên họ bớt cho tôi 100 ngàn và cho tôi trả 150 ngàn đô còn lại trong 3 năm. Sau đó các bạn tôi thường than phiền là tôi ích kỷ, không thích cho ai mượn xe.
Tuần vừa qua, một quan chức Việt Nam, ông Tường, TGD Công Ty Đường Sắt Viêt Nam, nhắc nhở lại cho chúng ta quy tắc trên về luật sở hữu. Trách nhiệm sau cùng phải thuộc về sở hữu chủ, dù họ có can dự hay không vào “các tai nạn” hay bất cứ “sai phạm, thất thoát, lãng phí” ngay việc “sử dụng” các tài sản này có tạo ra tội ác hay không? Ông hoàn toàn đúng luật.
Về điểm này, tôi phải thành thực mà công nhận chủ nghĩa XH “ưu việt” hơn hẳn chủ nghĩa tư bản. Và các nhà lập pháp hay hành pháp (nôm na là các bác lãnh đạo) thuộc phe XHCN xứng đáng là đỉnh cao trí tuệ của loài người.
Khi để “toàn dân” sở hữu tất cả tài sản quốc gia từ đất đai đến khoáng sản đến các công ty sân sau của phe nhóm, thì ‘toàn dân” phải chịu trách nhiệm cho mọi sự cố từ tốt đến xấu. (Thực ra, theo lịch sử, thì 5 ngàn năm qua chưa bao giờ có sự cố tốt hay xấu cho các tài sản “tập thể”, chì có “tai nạn” và “ thảm họa” do hoàn cảnh khách quan). Ngoài ra, vì “toàn dân” là sở hữu chủ nên họ phải chịu trách nhiệm về mọi nợ nần, hư hỏng hay phá hoại. Tôi đang đợi một phiên tòa quóc tế có 90 triệu dân bị còng tay đưa ra xét xử về tội “xù nợ” hay “tàn phá môi trường”.
Đến ngày hôm nay, tôi mới thông hiểu hết cái thâm thúy tuyệt vời của chủ nghĩa Mác Lê. Một chủ thể gọi là “toàn dân” mới chính là tội đồ cho mọi đổ đốn nơi đây. Tên “toàn dân” này quả là một thế lực thù địch nguy hiểm nhất của xã hội.
Lời khuyên của ông già Alan: Bạn đừng làm “toàn dân”. Coi chừng có ngày phải đi tù vì trong sổ sách của tòa, tội trạng của tên “toàn dân” này sau 67 năm dài hơn 48 cuốn Thư Mục Tham Khảo (encyclopedia) của Britannica… và sắp sửa lấp đầy Thư Viện Quốc Gia.
Alan Phan
Theo blog Góc nhìn Alan
Không có nhận xét nào