Lộ diện âm mưu thao túng thị trường vàng
Đã qua thời điểm cấm huy động và cho vay vàng, thị trường đã chứng minh sự ổn định khác hẳn với những lo ngại và cảnh báo bất ổn. Tuy nhiên, đang có những chiêu lách luật nhằm kéo dài những sự biến tướng và lộn xộn để kiếm lợi.
So với năm ngoái, năm nay biểu đồ giá vàng trên thị trường không lên dốc hay biến động, lập đỉnh này đến đỉnh khác, nhưng đây lại là thời điểm ghi nhận nhiều biến động, biến tướng khôn lường sau khi Nghị định 24 có hiệu lực.
Thị trường vàng tuần rồi xuất hiện thông tin sốt dẻo: một loạt thương hiệu vàng tên tuổi đang tăng tốc tung sản phẩm vàng nhẫn lai vàng miếng bốn số chín. Sau SJC, một loạt DN như PNJ, DOJI và nhiều tiệm vàng tư nhân cũng lần lượt công bố, tiếp thị thương hiệu vàng nhẫn.
Thực ra, thông tin trên cũng là bình thường nếu nó không được gắn với tin đồn: các DN “biến tướng” sản phẩm để đối phó” với quy định cấm tiệm vàng bán vàng miếng có hiệu lực từ tháng 1/2013.
Theo đó, việc ra mắt vàng nhẫn là cách thích ứng mới của thị trường vàng với chính sách mới, bởi theo nghị định mới DN vàng không bị cấm sản xuất vàng nhẫn. Để tồn tại và không muốn mất thị phần ở hàng chục ngàn tiệm vàng trên cả nước, nhiều công ty vàng phải tìm sản phẩm khác hợp pháp để thay thế.
Ở đây, sự sáng tạo của các DN kinh doanh vàng là rất đáng khen. Tuy vậy, khi xâu chuỗi lại một loạt sự kiện xung quanh lĩnh vực vàng miếng, có thể thấy đây cũng là sự mọt chiêu lách luật.
Đáng nói hơn là sau khi Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực, trên thị trường vàng miếng đã xuất hiện một chuỗi những sự việc khá bất thường.
Lúc đầu là những nghi ngại về việc một số tổ chức, cá nhân đang giữ vàng miếng khác ngoài vàng miếng SJC sẽ gặp bất lợi khi mua bán, trao đổi hoặc hoán đổi sang vàng miếng SJC. Thông tin khiến thị trường và người tiêu dung hoang mang đã khiến cơ quan quản lý là NHNN phải nhiều phen “đăng đàn” trấn an.
Nhưng bất chấp những khuyến cáo của quan chức, thị trường vàng vẫn biến động bất thường. Đầu tiên là việc dân ồ ạt đi bán vàng miếng “phi SJC” với giá “cắt ruột” vì thiệt thòi, Tiếp đến, ngay cả việc bán vàng SJC cũng không phải “suôn sẻ” như người dân nghĩ, vì bỗng dưng có hiện tượng vàng thật “biến tướng” thành vàng giả, vàng nhái.Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi vàng nhái SJC không chỉ đến từ những cửa hàng vàng ngoài thị trường, mà khi người dân rút vàng từ ngân hàng cũng xuất hiện vàng nhái (!?)
Vàng giả, vàng nhái tạm yên nay lại xuất hiện “vàng nhẫn lai vàng miếng”. Tất nhiên, loại vàng “lai” này không “phạm quy” nhưng người ta có quyền đặt câu hỏi về nó.
Rõ ràng, người dân có quyền tích trữ, mua bán vàng và nhu cầu mua bán, trao đổi vàng miếng là có thật. Thực tế, những qui định mới của Ngân hàng Nhà nước đã khẳng định quyền sở hữu và mua bán của người dân đối với vàng miếng. Thậm chí, bên cạnh thương hiệu vàng độc quyền quốc gia, các thương hiệu vàng miếng khác vẫn được tồn tại và được tạo cơ hội và có tiền trình để chuyển đổi nếu muốn…
Và sau khi những quy định về vàng được áp dung, thị trường vàng đã dần có những tác động tích cực, dù có những xáo trộn lúc đầu nhưng đó là điều tất yếu khi có một sự chuyển đổi và siết chặt quản lý nhằm đưa thị trường bước sang giai đoạn mới.
Thế nhưng, đã có những thông tin không chính xác, những đồn đoán sai lệnh gây tác động tâm lý chung làm nảy sinh những biến động khác thường hơn gây bất lợi cho người dân, áp lực cho quản lý.
Tự dưng đến đây có cảm giác như vì quyền lợi và thới quen cũ mà không người chưa thể quen với cách thức mới. Hay nói cách khác họ cảm thấy bị mất đi nguồn lợi lớn vốn có nên tìm mọi cách để lách luật kể cả việc áp dụng những chiêu biến tướng khác thường hay gây bất ổn cho thị trường.
Thực tế một thời gian dài, chúng ta đã phải kêu trời về việc vàng không đảm bảo chất lượng như thiếu tuổi, thiếu trọng lượng… mà không ai đảm bảo. Thậm chí đối với những thương hiệu lớn cũng xảy ra tình trạng giả và nhái khiến cho người dân bị thiệt…
Thế mà, trước một chính sách quản lý mới nhằm hướng tới thống nhất quản lý, chấn chỉnh những bất cấp vì lại đang nảy sinh những biến tướng mới. Nó chẳng khác nào như chợ tạm, chợ cóc.
Chắc hẳn ít ai quên, một thời chúng ta cứ loay hoay với chuyện dẹp bỏ chợ tạm chợ cóc tại các khu vực trong các khu đô thị lớn. Nhưng dẹp được chợ tạm ở chỗ này, thì chợ cóc lại nhảy ra mọc ở chỗ khác, thành những những chợ ngõ, chợ ngách, chợ chung cư, chợ ký túc xá…không thể nào triệt nổi.
Cuối cùng thì người ta cũng vỡ nhẽ ra rằng mỗi khi thị trường có cầu thì ắt sẽ có cung, đó là một qui luật. Dẹp chợ tạm, chợ cóc mà không tạo ra cho thị trường một môi trường mua bán mới thì kết quả cuối cùng sẽ như thế nào là câu chuyện không khó có thể tiên liệu được Tuy nhiên, trong trường hợp này sự biến động và “biến tướng” liên tục của vàng miếng trong một quãng thời gian không dài vừa qua không đơn giản chỉ là như vậy.
Xin nhắc lại rằng, sau khi thiết lập một hệ thống chính sách nhằm chuyển hóa thị trường vàng sang một giai đoạn mới, Ngân hàng Nhà nước đang mở cửa cho đăng ký một hệ thống mua bán kinh doanh vàng mới theo những điều kiện và quy định rõ ràng.
Theo đó, để tham gia kinh doanh các pháo nhân phải đáp ứng các điều kiện nhất định về năng lực, uy tín và cam kết dài hạn. Nhằm tạo ra một hệ thống kinh doanh mới an toàn và nghiêm túc hơn, đảm bảo quyền lợi cho người mua bán vàng.
Thế nhưng trong khi những người đang nghĩ ra đủ chiêu trò để lách luật, biến tường nhằm tiếp tục kinh doanh theo kiểu cũ để kiếm lợi lại có không ít lời kêu ca về các điều kiện kinh doanh vàng quá khó đáp ứng như có thêm lý do để kéo dài cách tức làm ăn nhập nhèm để kiếm ăn kiểu cũ.
Với thực tế này, dường như trên thị trường này hình như đang diễn ra một cuộc đua âm thầm nhưng không kém phần quyết liệt giữa những nhà làm chính sách và những nhóm lợi ích kinh doanh kiểu cũ… Trong đó vẫn có những âm mưu và chiêu trò kinh doanh kiểu “chợ cóc, chợ tạm” trên thị trường vàng nhằm duy trì những nhóm lợi ích đang hưởng lợi từ kiểu kinh doanh bất ổ cũ.
Tất nhiên, bất cứ một bước chuyển hóa và thiết lập lại nào cũng sẽ có những khó khăn và lực cản. Vấn đề là cùng một hướng nhìn về lợi ích chung dài hạn để mạnh tay thực thi.
BĐV
So với năm ngoái, năm nay biểu đồ giá vàng trên thị trường không lên dốc hay biến động, lập đỉnh này đến đỉnh khác, nhưng đây lại là thời điểm ghi nhận nhiều biến động, biến tướng khôn lường sau khi Nghị định 24 có hiệu lực.
Thị trường vàng tuần rồi xuất hiện thông tin sốt dẻo: một loạt thương hiệu vàng tên tuổi đang tăng tốc tung sản phẩm vàng nhẫn lai vàng miếng bốn số chín. Sau SJC, một loạt DN như PNJ, DOJI và nhiều tiệm vàng tư nhân cũng lần lượt công bố, tiếp thị thương hiệu vàng nhẫn.
Thực ra, thông tin trên cũng là bình thường nếu nó không được gắn với tin đồn: các DN “biến tướng” sản phẩm để đối phó” với quy định cấm tiệm vàng bán vàng miếng có hiệu lực từ tháng 1/2013.
Theo đó, việc ra mắt vàng nhẫn là cách thích ứng mới của thị trường vàng với chính sách mới, bởi theo nghị định mới DN vàng không bị cấm sản xuất vàng nhẫn. Để tồn tại và không muốn mất thị phần ở hàng chục ngàn tiệm vàng trên cả nước, nhiều công ty vàng phải tìm sản phẩm khác hợp pháp để thay thế.
Ở đây, sự sáng tạo của các DN kinh doanh vàng là rất đáng khen. Tuy vậy, khi xâu chuỗi lại một loạt sự kiện xung quanh lĩnh vực vàng miếng, có thể thấy đây cũng là sự mọt chiêu lách luật.
Đáng nói hơn là sau khi Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 03/4/2012 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng có hiệu lực, trên thị trường vàng miếng đã xuất hiện một chuỗi những sự việc khá bất thường.
Lúc đầu là những nghi ngại về việc một số tổ chức, cá nhân đang giữ vàng miếng khác ngoài vàng miếng SJC sẽ gặp bất lợi khi mua bán, trao đổi hoặc hoán đổi sang vàng miếng SJC. Thông tin khiến thị trường và người tiêu dung hoang mang đã khiến cơ quan quản lý là NHNN phải nhiều phen “đăng đàn” trấn an.
Nhưng bất chấp những khuyến cáo của quan chức, thị trường vàng vẫn biến động bất thường. Đầu tiên là việc dân ồ ạt đi bán vàng miếng “phi SJC” với giá “cắt ruột” vì thiệt thòi, Tiếp đến, ngay cả việc bán vàng SJC cũng không phải “suôn sẻ” như người dân nghĩ, vì bỗng dưng có hiện tượng vàng thật “biến tướng” thành vàng giả, vàng nhái.Vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn khi vàng nhái SJC không chỉ đến từ những cửa hàng vàng ngoài thị trường, mà khi người dân rút vàng từ ngân hàng cũng xuất hiện vàng nhái (!?)
Vàng giả, vàng nhái tạm yên nay lại xuất hiện “vàng nhẫn lai vàng miếng”. Tất nhiên, loại vàng “lai” này không “phạm quy” nhưng người ta có quyền đặt câu hỏi về nó.
Rõ ràng, người dân có quyền tích trữ, mua bán vàng và nhu cầu mua bán, trao đổi vàng miếng là có thật. Thực tế, những qui định mới của Ngân hàng Nhà nước đã khẳng định quyền sở hữu và mua bán của người dân đối với vàng miếng. Thậm chí, bên cạnh thương hiệu vàng độc quyền quốc gia, các thương hiệu vàng miếng khác vẫn được tồn tại và được tạo cơ hội và có tiền trình để chuyển đổi nếu muốn…
Và sau khi những quy định về vàng được áp dung, thị trường vàng đã dần có những tác động tích cực, dù có những xáo trộn lúc đầu nhưng đó là điều tất yếu khi có một sự chuyển đổi và siết chặt quản lý nhằm đưa thị trường bước sang giai đoạn mới.
Thế nhưng, đã có những thông tin không chính xác, những đồn đoán sai lệnh gây tác động tâm lý chung làm nảy sinh những biến động khác thường hơn gây bất lợi cho người dân, áp lực cho quản lý.
Tự dưng đến đây có cảm giác như vì quyền lợi và thới quen cũ mà không người chưa thể quen với cách thức mới. Hay nói cách khác họ cảm thấy bị mất đi nguồn lợi lớn vốn có nên tìm mọi cách để lách luật kể cả việc áp dụng những chiêu biến tướng khác thường hay gây bất ổn cho thị trường.
Thực tế một thời gian dài, chúng ta đã phải kêu trời về việc vàng không đảm bảo chất lượng như thiếu tuổi, thiếu trọng lượng… mà không ai đảm bảo. Thậm chí đối với những thương hiệu lớn cũng xảy ra tình trạng giả và nhái khiến cho người dân bị thiệt…
Thế mà, trước một chính sách quản lý mới nhằm hướng tới thống nhất quản lý, chấn chỉnh những bất cấp vì lại đang nảy sinh những biến tướng mới. Nó chẳng khác nào như chợ tạm, chợ cóc.
Chắc hẳn ít ai quên, một thời chúng ta cứ loay hoay với chuyện dẹp bỏ chợ tạm chợ cóc tại các khu vực trong các khu đô thị lớn. Nhưng dẹp được chợ tạm ở chỗ này, thì chợ cóc lại nhảy ra mọc ở chỗ khác, thành những những chợ ngõ, chợ ngách, chợ chung cư, chợ ký túc xá…không thể nào triệt nổi.
Cuối cùng thì người ta cũng vỡ nhẽ ra rằng mỗi khi thị trường có cầu thì ắt sẽ có cung, đó là một qui luật. Dẹp chợ tạm, chợ cóc mà không tạo ra cho thị trường một môi trường mua bán mới thì kết quả cuối cùng sẽ như thế nào là câu chuyện không khó có thể tiên liệu được Tuy nhiên, trong trường hợp này sự biến động và “biến tướng” liên tục của vàng miếng trong một quãng thời gian không dài vừa qua không đơn giản chỉ là như vậy.
Xin nhắc lại rằng, sau khi thiết lập một hệ thống chính sách nhằm chuyển hóa thị trường vàng sang một giai đoạn mới, Ngân hàng Nhà nước đang mở cửa cho đăng ký một hệ thống mua bán kinh doanh vàng mới theo những điều kiện và quy định rõ ràng.
Theo đó, để tham gia kinh doanh các pháo nhân phải đáp ứng các điều kiện nhất định về năng lực, uy tín và cam kết dài hạn. Nhằm tạo ra một hệ thống kinh doanh mới an toàn và nghiêm túc hơn, đảm bảo quyền lợi cho người mua bán vàng.
Thế nhưng trong khi những người đang nghĩ ra đủ chiêu trò để lách luật, biến tường nhằm tiếp tục kinh doanh theo kiểu cũ để kiếm lợi lại có không ít lời kêu ca về các điều kiện kinh doanh vàng quá khó đáp ứng như có thêm lý do để kéo dài cách tức làm ăn nhập nhèm để kiếm ăn kiểu cũ.
Với thực tế này, dường như trên thị trường này hình như đang diễn ra một cuộc đua âm thầm nhưng không kém phần quyết liệt giữa những nhà làm chính sách và những nhóm lợi ích kinh doanh kiểu cũ… Trong đó vẫn có những âm mưu và chiêu trò kinh doanh kiểu “chợ cóc, chợ tạm” trên thị trường vàng nhằm duy trì những nhóm lợi ích đang hưởng lợi từ kiểu kinh doanh bất ổ cũ.
Tất nhiên, bất cứ một bước chuyển hóa và thiết lập lại nào cũng sẽ có những khó khăn và lực cản. Vấn đề là cùng một hướng nhìn về lợi ích chung dài hạn để mạnh tay thực thi.
BĐV
Không có nhận xét nào