Phân tích cáo trạng truy tố 3 Blogger: Điếu Cày, Tạ Phong Tần và AnhBaSG
Mấy tháng nay trên mạng internet có lan truyền bản cáo trạng số 100/CT-P2 ngày 19/02/2012 truy tố 3 blogger là Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải. Theo đó thì bản cáo trạng này do Viện Kiểm sát nhân dân TP Hồ Chí Minh ban hành. Tiếp theo cũng trên mạng internet đã đưa tin ngày xét xử 3 blogger nói trên với nhiều lần hoãi đi hoãi lại và nay nghe nói ngày 24/9 sẽ xét xử. Bản cáo trạng truy tố 3 blogger tội “Truyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”theo điều 88 Bộ Luật hình sự nhưng không có một từ nào, câu nào trích dẫn các bài viết, hành vi của bị can để chứng minh cho cáo buộc nói trên. Đọc bản cáo trạng dài 15 trang A4 chỉ nói chung chung các bị can viết bao nhiêu bài, có hành vi này, hành vi khác mà không có dẫn chứng nào được trích dẫn trong các bài viết để chứng minh các bị can vi phạm như thế nào, hậu quả ra sao (điều 63 BLTTHS, những điều cần chứng minh trong vụ án). Thậm chí các bị can bị cho là viết bao nhiêu bài, nhưng cũng không nêu đầy đủ tên các bài viết đó là những bài nào.
Ngoài ra, bản cáo trạng truy tố các bị can theo khoản 2 điều 88 Bộ luật hình sự là không chính xác, bởi khoản 2 chỉ nói tình tiết tăng nặng, trong khi đó để kết tội bị can thì điều đầu tiên và có tính quyết định là phải xác định được hành vi vi phạm. Điều 88 BLHS có 3 nhóm hành vi, nhưng cáo trạng không xác định được các bị can vi phạm nhóm hành vi nào.
Trên cơ sở bản cáo trạng này và pháp luật hình sự, tôi sẽ phân tích để góp phần làm sáng tỏ vấn đề là các bị can có phạm tội hay không để những ai quan tâm tham khảo.
Để dễ theo dõi tôi sẽ phân tích đối với từng hành vi của từng bị can một, sau đó là phần nhận xét chung về bản cáo trạng này cùng với kết luận và hướng giải quyết.
Trước khi phân tích xin trích một số điều của BLTTHS và BLHS để độc giả tiện kiểm chứng:
Điều 63 BLTTHS:
“Điều 63. Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự
Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải chứng minh:
1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;
…
4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.”
Điều 8 BLHS:
“Điều 8. Khái niệm tội phạm
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một các cố ý hoặc vô ý,…”
I – Phân tích từng hành vi của từng bị can:
1. Đầu tiên nói về Tạ Phong Tần (TPT).
Theo cáo trạng thì TPT viết 89 bài và phát tán 101 bài, trong đó có nhiều bài vi phạm điều 88 BLHS. Tuy nhiên cáo trạng chỉ nêu tên một số bài đồng thời trích dẫn kết luận giám định của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch TP Hồ Chí Minh hoặc của Bộ Thông tin truyền thông mà hoàn toàn không có trích dẫn các tài liệu đó đã vi phạm ở câu nào, vi phạm như thế nào. Tham khảo một số bài viết được nêu trong cáo trạng, trên cơ sở Bộ luật Hình sự, tôi sẽ phân tích và bình luận như sau:
1. Bài thứ nhất: DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH XÂM PHẠM QUYỀN CON NGƯỜI
Đây là bài góp ý (phản biện) cho Dự thảo Nghị định “Quy định xử phạt hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet” được đăng trên Web Chính phủ để nhân dân góp ý. Bài này hoàn toàn có tính xây dựng, nghiêm túc, điều đó thể hiện rất rõ ở các nội dung tác giả viết sau đây (phần in nghiêng):
+ Mở đầu tác giả viết: “…; bên cạnh những điểm tích cực của dự thảo, tôi đề nghị ban soạn thảo nên bỏ, hoặc sửa đổi những điều khoản sau:”
Tác giả thừa nhận và khen nghị định có những điểm tích cực và đề nghị bỏ hoặc sữa các điều chưa hợp lý, vậy sao bảo không có tính xây dựng, là chống nhà nước?
+ “Điểm b khoản 1 Điều 10 dự thảo Nghị định xử phạt quy định:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Truy nhập nhiều lần vào trang thông tin điện tử có một trong những nội dung: gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, vi phạm thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hoá Việt Nam;””
Tác giả góp ý cho nội dung này như sau (trích):
- “Cũng theo cách hiểu thông thường, số lượng từ 2 đơn vị trở lên được gọi là số nhiều. Như vậy, bao nhiêu lần thì được xem là “nhiều lần”? 2 lần có phải là “nhiều lần”?”
- “Như thế nào là một trang thông tin điện tử “gây phương hại đến an ninh quốc gia”? “gây phương hại đến trật tự xã hội”? “Vi phạm thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hoá Việt Nam”? Những trang báo nhưng có kèm theo hình ảnh các panô quảng cáo, hay giới thiệu chuyên đề “người đẹp thể thao” ăn mặc kiểu “thừa da thiếu vải” khác với truyền thống “ăn chắc mặc dày” của người Việt xưa thì có bị coi là trái với “bản sắc văn hóa Việt Nam”? Như thế nào là kín mà như thế nào là hở, hở bao nhiêu là vừa?”
- “Quy định chung chung, mù mờ như thế chẳng khác nào tạo điều kiện nhập nhằng, rối rắm để cán bộ lợi dụng biến pháp luật thành công cụ nhũng nhiễu dân lành.”
Những góp ý trên đây hoàn toàn là xây dựng vì những quy định trên đúng là chưa thật rõ ràng, điều đó gây ra sự hiểu lầm hoặc thậm chí không loại trừ trường hợp lợi dụng để làm sai vì mục đích tư lợi. Vì vậy tác giả góp ý cho dự thảo để đảm bảo nghị định được chặt chẽ, làm cho việc thực thi, quản lý dễ dàng mà người dân cũng không bị oan, cũng không bỏ sót người vi phạm. Ngay việc như thế nào là “Vi phạm thuần phong mỹ tục”, thế nào là “ăn mặc hở hang” cũng đã được các quan chức, cơ quan quản lý biểu diễn nghệ thuật đề cập, thảo luận.
Ngoài ra tác giả cũng cho rằng điều này vi phạm Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, một văn bản pháp luật mà Việt Nam có trách nhiệm thực hiện. Điều này hoàn toàn chính xác. Tại điều 19 của văn bản này quy định như sau:
“Điều 19: Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia.”
Mặc dù tôi không đồng ý với mọi ý kiến của tác giả, nhưng tôi cho rằng bài viết này hoàn toàn có tính xây dựng, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân trong việc quản lý nhà nước và xã hội, một quyền cơ bản của công dân đã được ghi trong Hiến pháp.
Chúng ta thường dảy nảy lên khi nghe đến cụm từ “vi phạm quyền con người”, nhưng trường hợp này là đang dự thảo cho nên nếu có vi phạm thì cũng không phải có gì là xấu, vì nó còn đang xin ý kiến để chỉnh sữa.
Bài thứ hai: NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN HAY NHÀ NƯỚC ĐẢNG QUYỀN???
Ở bất cứ quốc gia nào thì người chủ là nhân dân chứ không phải đảng phái chính trị hay nhà nước. Ở Việt Nam điều này đã được ghi trong hiến pháp cũng như nhiều văn bản khác. Khi người dân là chủ nhân thì việc sữa đổi hiến pháp hay không, sữa như thế nào là do nhân dân quyết định (trực tiếp hoặc gián tiếp). Đảng CSVN là một tổ chức chính trị (pháp nhân) nên cũng phải nằm dưới hiến pháp và pháp luật. Do đó mọi văn bản của đảng cũng phải tuân theo hiến pháp và pháp luật kể cả cương lĩnh chính trị. Thế nhưng theo báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh ngày 12/10/2007 thì ông Uông Chu Lưu Phó Chủ tịch QH lại nói “cần chờ Đại Hội Đảng toàn quốc để sửa đổi cương lĩnh, trên cơ sở đó, đặt vấn đề sửa đổi Hiến pháp…”, “Nguyên tắc của chúng ta là trước khi sửa đổi Hiến pháp phải có ý kiến của Trung ương”, “Việc sửa đổi cương lĩnh thế nào có liên quan chặt chẽ đến sửa đổi Hiến pháp. Vì vậy, nếu bây giờ sửa đổi một số nội dung của Hiến pháp, sau này sửa đổi cương lĩnh Đảng lại phải sửa Hiến pháp một lần nữa là không nên”.
Trên vietnamnet ngày 11/10/2007 cũng dẫn lời ông Uông Chu Lưu như sau: “Sửa Hiến pháp là một vấn đề hệ trọng, cần tổ chức việc nghiên cứu, tổng kết việc thực hiện các chế định của Hiến pháp và chờ ĐH Đảng toàn quốc sửa đổi cương lĩnh”, "Bây giờ nếu chúng ta sửa Hiến pháp, rồi sau khi Đảng sửa cương lĩnh, lại đặt vấn đề sửa Hiến pháp nữa thì rất phức tạp" v.v…
Ngay cả Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng nói tương tự: “Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, việc biên soạn dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 phải đáp ứng yêu cầu về khoa học pháp lý, bám sát cương lĩnh của Đảng và tình hình thực tiễn, xu thế thời đại.” (Theo TTXVN)
Nói như thế thì chẳng khác nào gọt chân cho vừa giày, vì chúng ta đang làm ngược. Hiến pháp phải bám sát Cương lĩnh của Đảng, tức là hiến pháp phụ thuộc Đảng, Đảng quyết hiến pháp chứ không phải nhân dân quyết. Hay nói cách khác Đảng đứng cao hơn hiến pháp, tức là quyền lực của Đảng lớn hơn quyền lực của nhân dân. Trong khi Hiến pháp 1992 quy định mọi quyền lực thuộc về nhân dân (điều 2) và mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật (điều 4). Đó là một thực tế, nếu chưa hợp lý thì ta phải sữa đổi chứ sao lại gọi là chống nhà nước? Mặt khác đây đang nói về Đảng sao lại quy vào tội chống nhà nước?
Bài này tác giả chỉ nêu thực trạng để nói lên việc làm đó là trái hiến pháp chứ không có gì khác, thế nhưng cáo trạng lại viết: “…nhân danh người hiểu biết để lớn lối chỉ trích, so sánh, định nghĩa và răn dạy mọi người Nhà nước Đảng quyền và Nhà nước pháp quyền không nhằm mục đích xây dựng…” [trang 4 cáo trạng, trích kết luận giám định (KLGĐ) của Giám định TP]
Đọc bài này tôi hoàn toàn không biết TPT “răn dạy” ở điểm nào và BLHS không quy định việc “răn dạy”, “chỉ trích” hay “không xây dựng” là hành vi chống nhà nước.
Bài thứ ba: ĐỀ NGHỊ GỞI ĐẾN QUỐC HỘI: BỔ SUNG TỪ “PHẢN ĐỘNG” VÀO LUẬT
Bài này nêu lên thực trạng báo chí ta hay dùng từ “phản động” để quy kết người này, người kia hoặc các trang web, blog bừa bãi không có cơ sở đồng thời tác giả cho rằng một số đối tượng như tham nhũng, nhận hối lộ… là phản động, điều này cũng đúng vì họ là thế lực làm cản trở công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Sau đây là các trích dẫn chứng minh cho điều đó:
- “Báo Ta, đặc biệt là ba cái “công cụ” An Ninh Thế Giới, Công An Nhân Dân , Công An Thành phố Hồ Chí Minh luôn luôn hùng hồn quy kết, buộc tội anh này “phản động”, chị đó “phản động”, ông nọ “phản động”, bà kia “phản động”… bằng những cái tít bài in đậm to đùng rất “giật gân”.”
- “…rõ ràng bọn tham nhũng, nhận hối lộ, lãng phí của công, ỷ thế cậy quyền ức hiếp quần chúng, sách nhiễu nhân dân, hống hách kiêu căng cộng dốt nát mà tham quyền cố vị, mua quan bán chức, độc tài, quân phiệt, khinh thường quần chúng… đích thị là bọn “phản động”, “phản động” to đầu, vì chúng là lực cản phát triển kinh tế, làm kiệt quệ tài nguyên đất nước, phí phạm sức dân, gây giảm sút lòng tin của nhân dân vào Chính phủ; nghĩa là chúng đã có hành vi cản trở sự phát triển đi lên của đất nước này, của dân tộc này, đáng tội bị “xử trảm” lắm.”
Ngoài ra, tác giả cho rằng báo ta hay dùng từ “phản động” tùy tiện như thế nên mỉa mai báo chí như sau:
- “…tớ mạnh dạn đề nghị Quốc Hội một biện pháp “chữa cháy” là nên bổ sung thêm từ “phản động” vào các văn bản luật, đặc biệt là Bộ Luật Hình Sự, để tiện bề cho báo Ta “kết án”.”
Toàn bộ bài viết không có câu nào, ý nào người đọc có thể hiểu TPT chỉ lực lượng nhà nước là phản động, vậy mà cáo trạng quy kết theo suy diễn chủ quan như thế này: “bài “Đề nghị gửi đến Quốc hội: Bổ sung từ “phản động” vào luật” nội dung chỉ trích báo chí Việt Nam hay dùng từ phản động, chơi chữ để dùng từ “phản động” chỉ ngược về phía lực lượng Nhà nước, chế độ Xã hội chủ nghĩa hiện tại tạo ra.” [trang 4 cáo trạng]. Ngay cáo trạng trích dẫn tên bài cũng không chính xác.
Bài thứ tư: ĐÊM QUA TUI MƠ GẶP CỤ MARX
Đây là bài phỏng vấn giả tưởng, qua đó đả kích học thuyết Max hay nói cách khác là phủ định học thuyết Max, cũng có thể mục đích cuối cùng là chỉ trích (chỉ trích gián tiếp, chỉ trích ngầm) con đường CNXH của Đảng CSVN. Ví dụ điển hình nhất là đoạn này: “- Hồi xưa Nero dám đốt cả Roma để lấy cảm hứng làm thơ thì tại sao lão lại không dám đẻ ra một cái học thuyết, cho dù nó mơ hồ và viễn vông, làm quà cưới dâng dưới chân người đẹp. Nhờ vậy mà năm 25 tuổi lão cưới được Jenny đấy.”
Ngoài ra, trong bài có nói đến Lê nin với ngôn từ xách mé như:
“- Thôi đừng nhắc đến tên ấy (Lenin – chú thích của HQH) nữa. Nhắc đến lão sợ rùng cả mình, tóc tai dựng ngược hết lên đây.”
“- Còn hắn (Lê nin – chú thích của HQH) thì chết không toàn thây, bị mổ phanh bụng, mất hết lòng ruột, bị trấn nước nhúng lên nhúng xuống...”
Nội dung chỉ có thế, vậy mà cáo trạng viết: “…thái độ hiềm khích, bài xích, xúc xiểm chủ nghĩa Marx, Đảng, chế độ, Nhà nước hiện tại…và manh nha ý nghĩ tìm cách liên kết, bàn tính, luận cách đấu tranh để thay đổi” [trang 4 cáo trạng, trích KLGĐ]
Trong bài viết không có từ nào nói về Đảng, Nhà nước vậy sao lại nói “hiềm khích, bài xích, xúc xiểm Đảng, chế độ, Nhà nước”. Như trên đã nói, có thể qua câu chuyện này TPT muốn gián tiếp phủ nhận con đường XHCN của Đảng, nhà nước nhưng đó là cái trong đầu, cái tùy thuộc vào cách hiểu của mỗi người, pháp luật chỉ có thể buộc tội cái rõ ràng, chắc chắn, cái thể hiện trên giấy trắng mực đen. Rồi cáo trạng còn viết (bị can) “manh nha ý nghĩ tìm cách liên kết, bàn tính, luận cách đấu tranh để thay đổi”. Manh nha ý nghĩ là cái mầm mống, cái mới ở trong đầu thì làm sao lại có thể kết tội? Đọc đi, đọc lại bài này nhiều lần tôi cũng không tài nào thấy manh nha ý nghĩ tìm cách liên kết, luận bàn, luận cách đấu tranh … Mà liên kết, luận bàn với ai thì phải làm rõ ra chứ?
Ngoài ra học thuyết Marx, Karl Marx, Lenin, Đảng không phải là Nhà nước, vì vậy các hành vi gì đối với các đối tượng này đều không thể coi là phạm tội chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Cáo trạng chưa chứng minh được các hành vi của TPT là nguy hiểm, gây hậu quả như thế nào theo quy định tại điều 8 BLHS và điều 63 BLTTHS.
BÀI thư 5: CHUYỆN TRÁI KHOÁY KHÓ HIỂU!
Bài này nêu thực trạng khó khăn của công nhân trong các khu CN, khu CX tại TP HCM của tác giả Thu An đăng trên Tuổi trẻ Online ngày 19/10/2007, trong đó có trích dẫn phát biểu của Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động VN Đặng Ngọc Tùng và nhà nghiên cứu PGS Phan An. TPT sao chép và đăng lại trên blog của mình mà không có bất cứ bình luận nào. Ngoài ra, TPT có thêm phần trích dẫn 2 điều của hiếp pháp và đổi tiêu đề từ “Những con số đau lòng!” thành “Chuyện trái khoáy khó hiểu”.
Bài này sai phạm ở câu nào, dự kiện hay số liệu nào?
Vậy mà cáo trạng viết thế này: “…nguyền rủa, nhạo báng, mỉa mai cán bộ, đảng viên sau những sự kiện xảy ra đối với công nhân…” . Đọc bài này 3 lần mà tôi không thấy từ nào, câu nào là nguyền rủa, nhạo báng, mỉa mai cán bộ, đảng viên. Mặc dù cáo trạng không nhắc tới, nhưng Báo Tuổi trẻ và tác giả Thu An nên yêu cầu được tham dự phiên tòa với tư cách người có liên quan. Bởi vì nếu kết tội TPT về bài này thì chắc chắn Thu An cũng phải chịu trách nhiệm hình sự, còn Tuổi trẻ thì phải chịu trách nhiệm dân sự hoặc hành chính.
Giả sử bài báo này đăng sai sự thật thì phải khởi tố tác giả Thu An, còn TPT có quyền phổ biến và tàng trữ vì đó là quyền tự do ngôn luận đã được ghi nhận tại Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã gia nhập ngày 24/9/1982.
Bài thứ 6: MỖI BLOGGER HÃY LÀ MỘT NHÀ BÁO CÔNG DÂN
Bài này có nội dung kêu gọi, cổ vũ cho xã hội dân sự, cụ thể là kêu gọi các Blogger hãy vì sự phát triển của xã hội mà viết nhiều, trung thực để bổ sung cho các thông tin còn thiếu trên báo đài nhà nước. Đây là bài có tính xây dựng cao.
Chẳng hạn TPT viết: “Khi thông tin một sự kiện, vụ việc nào đó công khai cho nhiều người biết, bạn phải có trách nhiệm với thông tin do mình đưa ra.”, “Xã hội dân sự là đối tác bình đẳng của nhà nước chứ không phải là cái đuôi của Nhà nước, về thực chất là tạo điều kiện để người dân thực sự tham gia vào việc hoạch định, thực hiện chính sách và giám sát nhà nước, thực hiện phản biện xã hội đối với Nhà nước, kể cả đối với phẩm chất và hành vi của viên chức Nhà nước.” hay: “Khi bạn đưa thông tin lên blog của bạn, tức bạn đã đem sự hiểu biết của bạn truyền tải cho người khác để mọi người cùng được biết, qua đó, mọi người cùng bàn luận, cùng kiểm tra xem, dùng quyền công dân của mình đòi hỏi công chức Nhà nước phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà luật pháp quy định.”
Phải chăng cáo trạng truy tố TPT ở câu sau đây: “Đã qua rồi cái thời người dân chỉ được biết những gì nhà cầm quyền muốn cho họ biết, và không được biết những gì nhà cầm quyền muốn bưng bít, dấu nhẹm bằng cách quản lý chặt chẽ toàn bộ hệ thống báo chí trong nước.”
Có nhiều sự kiện lớn về quy mô, hoặc tính chất nhạy cảm, nghiêm trọng nhưng không được báo chí chính thống nói tới hoặc nói qua loa, trong khi các báo nước ngoài, trang mạng cá nhân đưa tin gây xôn xao, hoài nghi trong dư luận. Ví dụ các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc hay vụ Đài truyền hình Việt Nam gắn thêm một sao nhỏ vào cờ Trung Quốc, rồi vụ cờ Trung Quốc cũng được gắn thêm 1 sao nhỏ tại lễ đón Tập Cận Bình.và nhiều sự kiện khác nữa.
Ngoài ra, câu này cũng nói một cách bâng quơ, không rõ ràng, không cụ thể. Vậy thì buộc tội cho bài này là ở câu nào, từ nào?
Bài thứ bảy: THÓI NGU DỐT HAY LÀ XEM THƯỜNG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ CỦA QUAN CHỨC VN
Bài này phê phán một số cơ quan, ngành, cá nhân đã yếu kém nên để lại sự thiệt thòi cho quốc gia cả về kinh tế lẫn uy tín, dựa trên một số sự kiện có thật, nhưng dùng từ nặng nề. Các sự kiện, số liệu trong bài viết đã được báo đài nhà nước đưa tin rất nhiều, ở đây không trích dẫn. Cáo trạng trích dẫn kết luận giám định tư pháp như sau: “…dùng nhiều lời lẽ, từ ngữ nặng nề, gay gắt để chỉ trích quan chức Việt Nam sau vụ Vịnh Hạ Long bị loại khỏi cuộc bình chọn kỳ quan thiên nhiên thế giới…bài viết thiếu vô tư trong sáng vì có động cơ chính trị, kích động…”. [trang 4 cáo trạng]
Như trên đã nói, các sự kiện, số liệu TPT nói tới là có thật, duy chỉ có thái độ của TPT khinh thường các quan chức liên quan là “ngu dốt”, vậy thì động cơ chính trị, kích động thể hiện ở tình tiết nào, câu nào?
Trong bài viết của mình, TPT nói đến nhiều sự kiện, nhưng theo trích dẫn cáo trạng trên đây thì có thể hiểu cáo trạng chỉ truy tố phần nói về vịnh Hạ Long. Mặt khác cũng theo trích dẫn thì TPT bị truy tố vì “dùng nhiều lời lẽ , từ ngữ nặng nề, gay gắt để chỉ trích quan chức”. Cụ thể TPT đã viết như sau hay nói cách khác bị truy tố bởi các câu sau: “Thói ngu dốt hay là xem thường luật pháp quốc tế của quan chức VN” và câu: “Hóa ra cả Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch, UBND tỉnh Quảng Ninh, EVN Telecom đều dốt đến mức không biết ““New 7 Wonders” chỉ là một dự án cá nhân”.
Nên nhớ điều 88 BLHS quy định (trích):
“Điều 88. Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm .
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;”
Trong các cơ quan bị TPT cho là ngu dốt thì chỉ có UBND tỉnh Quảng Ninh là chính quyền mà thôi. Thứ 2 nữa là, theo từ điển tiếng Việt thì nghĩa của từ ngu dốt là yếu về trí lực, hạn chế nhận thức, khờ dại. TPT nói chính quyền ngu dốt thì đó là nhận xét, đánh giá của chị ấy, nó là quyền ngôn luận của công dân. Tuy nhiên dùng từ như thế là nặng nề, nhưng đó lại thuộc về phạm trù tình cảm, đạo đức, văn hóa ứng xử. Vậy chúng ta có thể bỏ tù được quan điểm, tình cảm không? UBND tỉnh Quảng Ninh bị thiệt hại như thế nào, bị cản trở hoạt động ra sao sau khi bị TPT “chửi” ngu dốt? (theo điều 63 BLTTHS thì phải chứng minh những điều này).
Nếu nói chính quyền ngu dốt mà nguy hiểm như thế thì chế độ này không tồn tại đến ngày hôm nay. Nếu nguy hiểm như vậy thì các thế lực thù địch phương Tây (nếu có) chỉ cần lên mạng chửi hết chính quyền trung ương đến chính quyền địa phương để thay đổi chế độ chứ cần gì diễn biến hòa bình.
2. Phan Thanh Hải (PTH):
Cáo trạng buộc tội PTH về 2 hành vi:
a) Viết bài chống nhà nước: Theo cáo trạng, PTH viết và phổ biến lên mạng 20 bài nhằm chống nhà nước. Tại trang 2 cáo trạng nói 1 bài đăng trên blog CLBNBTD, 19 bài trên Anhbasaigon nhưng tại trang 5 và trang 14 thì lại nói cả 20 bài đều đăng trên Anhbasaigon. Vậy sự thật ở đâu? Ngoài ra tại trang 5 còn nói ngoài 20 tài liệu nói trên, còn phát hiện một số tài liệu thu được khi khám xét chỗ ở của PTH. Vậy các tài liệu đó cụ thể là tài liệu nào? Các tài liệu này có coi là chống nhà nước không?
Trong 4 tài liệu của PTH bị cho là chống nhà nước, tôi chỉ có 2, đó là các bài tôi sẽ phân tích dưới đây:
Bài thứ nhất: BẮT CHƯỚC KIM THÁNH THÁN
Bài này nói xấu cộng sản, nói chế độ nhồi sọ học trò và nói một cách bâng quơ rằng những kẻ học vẹt Mác Lê tin cộng sản một cách dị đoan vơ vét tiền của, đất đai của dân, tham nhũng đồng thời cũng nói một cách bâng quơ rằng chính quyền thối nát.
Sau đây là trích đoạn minh họa cho nhận định trên:
“Sinh ở miền Bắc (Hà Nội) XHCN, sống trong thời bao cấp MácLê, khi trẻ đọc toàn sách Cộng Sản mà không bị u mê dị đoan duy ý chí kể cũng lạ…”, “…cái mà chế độ muốn nhồi sọ học trò…”, “…những kẻ còn học vẹt Mác Lê, tư này tưởng nọ, mù mờ tin dị đoan Cộng Sản, nhắm mắt vơ vét tiền của đất đai của dân, ôm giữ tài sản tham nhũng…”
Theo nhận định chủ quan của tôi thì PTH ngầm nói xấu chế độ, nói xấu cộng sản. Tuy nhiên pháp luật chỉ có thể buộc tội cái gì rõ ràng chứ không thể bỏ tù cái ẩn ý, cái ngầm bởi vì cái đó không rõ ràng, chưa hiện diện, nó còn ở trong đầu.
Toàn bài viết không có từ nào nói đến nhà nước, còn nói chính quyền thối nát thì nói chính quyền nào, ở đâu, thối nát như thế nào, cái này cũng chỉ nói bâng quơ, tức là nói không nhằm vào cái gì rõ ràng (theo từ điển tiếng Việt). Tôi không nói tất cả, nhưng thực tế thì chính quyền nơi này, nơi nọ cũng có hư hỏng ít nhiều mà theo từ điển tiếng Việt thì hư hỏng chính là một phần của thối nát. Nếu chính quyền không hư hỏng thì làm gì có án Đoàn Văn Vươn, vụ nông dân nổi dậy ở Thái Bình Năm 1997… nếu tìm trên mạng, trên báo thì còn rất nhiều nữa...
Nói xấu cộng sản cũng không có tội, vì đơn giản không có điều luật nào quy định như thế, cộng sản không phải là Nhà nước CHXHCNVN, mặc dù nhà nước CHXHCNVN là nhà nước cộng sản. Còn nói chế độ nhồi sọ thì có vi phạm điều 88 hay không? Theo từ điển tiếng Việt thì “nhồi sọ” có 2 nghĩa: 1 là, “tuyên truyền cưỡng bức đến mức đối tượng phải nghe theo”; 2 là “Truyền thụ những tri thức trên khả năng hiểu biết và sức thu nhận của người học.” Không biết PTH nói theo nghĩa nào, nhưng nghĩa thứ hai thì hoàn toàn không có gì xấu nên chắc chắn không phải là chống nhà nước. Còn nói theo nghĩa thứ nhất, tức là nói chế độ tuyên truyền “cưỡng bức” thì theo tôi không phải hoàn toàn chính xác, nhưng cũng có cơ sở. Nói như thế là vì, trước đây (khoảng trước đổi mới) chúng ta chưa hội nhập với thế giới thì mọi thông tin, kiến thức hoàn toàn do nhà nước độc quyền, người dân giống như con người sống khép kín trong gia đình, chỉ nghe tiếng nói của cha mẹ nên nhà nước nói gì nghe nấy, nhà nước nói gì, làm gì cũng chỉ có đúng mà thôi tin tưởng gần như tuyệt đối, không cần băn khoăn (tức là tin dị đoan). Thời đó muốn tìm hiểu thông tin bên ngoài rất khó khăn, hầu như không thể, nghe đài phương Tây, nhạc vàng cũng phải lén lút. Nói đến những chuyện thời kỳ đó thì còn rất nhiều điều cười ra nước mắt.
Ý cuối cùng là trong bài có nói một số kẻ vơ vét tiền, đất đai của người dân, tham nhũng thì cũng không nhắm đến đối tượng cụ thể nào, mà số người này chắc chắn không phải là ít.
Chính vì vậy tôi cho rằng bài này hoàn toàn không có nội dung chống nhà nước.
Bài thứ hai: Tội bất kính với vua và điều 88 Bộ Luật Hình Sự
Bài này bình luận về điều 88 BLHS nhưng với thái độ phê phán ở mức nhẹ nhàng. Theo tôi, những câu sau đây là nặng lời nhất: “Ở hầu hết các nước có thể chế Cộng hòa thì những hành vi biểu lộ sự không đồng ý, chỉ trích, phê phán nhà nước đều là bình thường. Ngay cả hành vi phản kháng có tính quy mô và nguy hiểm nhất đối với chính phủ hiện hữu là sự thành lập một Đảng phái chính trị đối lập [với Đảng cầm quyền] thì cũng không hề bị cấm đoán.
Vâng đấy là chuyện ở nước người... ta chớ có nên hào hứng quá mà tưởng bở! Cái kiểu đó không hoặc chưa phù hợp với chúng ta ở tại nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chúng ta có Cộng hòa, nhưng chúng ta còn có thêm Xã hội chủ nghĩa kèm với một mục tiêu khá lâu dài…”
“Bất cứ ai muốn nói thật, trung thực với lương tri của mình [theo cách phản biện xã hội] cũng đều mang cái cảm giác lo âu, e sợ và đều có khả năng bị quy chụp vào cái tội ấy.”
Các nhận định trên cũng có cơ sở, không nói đâu xa xôi ngay các bài của TPT mà tôi phân tích ở trên cũng đã chứng minh cho điều đó, đặc biệt như bài góp ý cho dự thảo nghị định và bài “Chuyện trái khoáy khó hiểu” chép trên báo Tuổi trẻ. Thực tế hiện nay rất nhiều người sợ hãi không dám ý kiến gì trái với các cơ quan nhà nước, chính quyền. Ngay tôi viết bài này với mục đích phản biện, trên cơ sở pháp luật và tuy không khẳng định mọi việc tôi nói đều đúng, đều chuẩn nhưng chắc chắn không vi phạm pháp luật, không có ý chống ai, nhưng tôi cũng luôn đặt ra cho mình tình huống xấu nhất.
Ngoài ra, PTH viết câu sau đây phần nào chứng tỏ mục đích, động cơ của các bài viết của anh ấy: “Theo thiển ý của tôi thì cái đám kẻ sỹ hay bộc lộ ra sự chỉ trích, phê phán, cười cợt ấy [hầu như ít khi khen] đều xuất phát từ ý thức phản kháng cá nhân đối với những hiện trạng xã hội và đặc biệt là những hành vi, động thái của quan chức, của Đảng và cơ quan nhà nước.” Tức là việc chỉ trích là phản ứng mang tính cá nhân trước các tiêu cực của xã hội, quan chức mà thôi chứ không chống hay lật đổ ai.
Bây giờ trở lại điều 88 BLHS: Điều 88 từ lâu đã gây ra phản ứng trong dư luận nhân dân, thậm chí có ý kiến đề xuất bỏ. PTH nói điều 88 không rõ ràng ở chỗ thế nào là “chống nhà nước” hoàn toàn chính xác. Ngay như LS Hà Huy Sơn cũng đã kiến nghị UBTV Quốc hội giải thích điều 88. Điều 88 BLHS không phù hợp với Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền cũng như Công ước quốc tế về quyền chính trị và dân sự mà Việt Nam phải thực hiện.
Quan điểm của tôi, “chống” tức là làm cho cái gì đó đang ở trạng thái bình thường trở nên không bình thường hoặc cản trở xu hướng vận động của sự vật, điều này cũng phù hợp với từ điển tiếng Việt. Lấy ví dụ: một người đua xe, bị cảnh sát dùng xe của mình ép vào lề đường hay cây chuối có xu hướng bị ngã nên phải dùng trụ chống lại. Do đó điều 88 nên sữa đổi theo hướng chỉ quy định những hành vi làm cản trở sự hoạt động bình thường của chính quyền mới là tội phạm.
Không riêng gì điều 88 mà BLHS và BLTTHS hiện có nhiều chỗ chưa hợp lý, cần sữa đổi, bổ sung, khi nào có dịp tôi sẽ hầu bạn đọc.
b) Hành vi tham gia khóa huấn luyện ở Thái Lan: (xem phần nói về hành vi này của Nguyến Văn Hải)
3. Nguyến Văn Hải (NVH):
Theo cáo trạng thì anh NVH có các hành vi sau: thành lập Câu lạc bộ Nhà báo tự do và các phụ trang blog CLBNBTD nhằm chống nhà nước; viết và phổ biến tài liệu chống nhà nước và tham gia khóa huấn luyện tại Thái Lan nhằm lật đổ chính quyền. Đồng thời coi NVH là chủ mưu, cầm đầu của CLBNBTD.
Cáo trạng nêu các hành vi trên của NVH, nhưng không nói rõ các bài đó vi phạm như thế nào, nặng nhẹ ra sao, thậm chí cũng không nêu được tên các bài đó là gì. Như vậy có thể hiểu hành vi này không bị truy tố, đây là yếu tố không rõ ràng của cáo trạng. Vậy khả năng NVH bị truy tố bởi hành vi thành lập Câu lạc bộ Nhà báo tự do nhằm chống nhà nước trong vai trò cầm đầu và hành vi tham gia lớp huấn luyện ở Thái Lan.
a) Trước tiên nói về thành lập CLBNBTD: Việc thành lập CLBNBTD cũng như blog CLBNBTD hoàn toàn hợp pháp, vì không có luật nào cấm, mặt khác Hiến pháp năm 1992 cũng nói công dân có quyền lập hội. Luật về lập hội thì chưa có vậy công dân được hoàn toàn tự do trong vấn đề này.
Vấn đề là ở chỗ theo cáo trạng thì CLBNBTD và blog CLBNBTD nhằm mục đích chống nhà nước, tức là chống nhà nước có tổ chức. Việc buộc tội này không có cơ sở vì nếu một tổ chức như thế thì, thứ nhất tổ chức này hoạt động theo quy chế hay điều lệ nào? Một tổ chức chống phá nhà nước lại có sự chỉ đạo của tổ chức khác ngoài nước mà không có nổi một văn bản gì để quản lý, điều hành thì có thuyết phục không? (theo nhà nước ta nói tổ chức nước ngoài này là tổ chức phản động nhưng không biết đúng không?). Thứ 2 nữa, tại phần kết luận (trang 14), cáo trang nói cả 20 bài của PTH đăng trên blog Anhbasaigon, chứng tỏ trên blog CLBNBTD chỉ đăng 6 bài của TPT, mà 6 bài này thì không có nội dung chống nhà nước. Như vậy thì nói mục đích của CLBNBTD và blog CLBNBTD nhằm chống nhà nước là không thuyết phục.
Thực ra, theo như cáo trạng mô tả thì có thể hình dung là 3 người này do có cùng tư tưởng, quan điểm nên cùng rủ nhau lập nên một blog để phản biện hoặc phê phán các cơ quan nhà nước. Chỉ có thể thôi.
Ngoài ra, cáo trạng cũng tự mâu thuẫn ở chỗ, lúc thì nói NVH tự thay đổi mật khẩu blog (trang 2, 8, 13 cáo trạng), lúc khác lại nói NVH, Vũ Quốc Tú, Ngô Thanh Tú thay đổi mật khẩu? (trang 8 cáo trạng). Vậy sự thật nằm ở đâu? Phát hiện CLBNBTD và blog từ khi nào? Theo cáo trạng thì từ 9/2007 đến 10/2010 có 421 bài dăng trên blog CLBNBTD, trong đó có 94 bài do các thành viên CLB viết, nhưng chỉ kết luận TPT đăng 6 bài/89 bài, PTH và NVH không có bài nào trên blog này, hoặc có nhưng chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự. Vậy thì còn 88 bài của ai viết không được nhắc tới, nên có thể hiểu 88 bài này không vi phạm pháp luật. Các thành viên CLB viết và đăng lên blog CLBNBTD 94 bài, trong đó theo cáo trạng buộc tội chỉ có 6 bài là chống nhà nước. Ngoài ra, TPT bị buộc tội có tổng cộng 69 tài liệu, bài chống nhà nước; PTH bị buộc tội có 20 bài có nội dung chống nhà nước, nhưng không có bài đăng trên blog CLBNBTD. Nhìn một cách tổng thể, ta thấy rằng các tài liệu chống phá nhà nước (đó là nói theo cáo trạng) chủ yếu đăng ở nơi khác chứ không phải trên blog câu lạc bộ và trên blog của CLB cũng đăng các bài không chống nhà nước. Đó là chưa nói 6 bài bị cho là chống nhà nước đăng trên blog CLBNBTD thì cả 6 bài đều không chống nhà nước. Mặt khác người cầm đầu mà chẳng có bài nào chống nhà nước (hoặc có nhưng chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự) đăng trên đó là điều cực kỳ vô lý. Vậy thì nói mục đích của blog này nhằm chống nhà nước là không thuyết phục.
Còn nói NVH cầm đầu nhưng cáo trạng không có căn cứ gì chứng minh mà chỉ nói “NVH đã tự động thay mật khẩu mới của blog CLBNBTD để nắm giữ, quản lý điều hành” (trang 2 cáo trạng). Hay: “NVH còn chỉ đạo lập thêm các phụ trang blog CLBNBTD và phân công như sau” (trang 2 cáo trạng) hay: “NVH là đối tượng cầm đầu CLBNBTD” (trang 11 cáo trạng) hay : “…NVH còn thể hiện được vai trò cầm đầu trong các hoạt động như: “Tổ chức các cuộc biểu tình tại Tp HCM (nghe nói phần biểu tình được bỏ khỏi cáo trạng – HQH) để đưa tin và chỉ đạo các thành viên trong CLB viết bài đăng trên blog CLBNBTD nhằm tạo thanh thế cho CLBNBTD ở trong và ngoài nước; trực tiếp quan hệ và nhận sự hướng dẫn chỉ đạo của Nguyễn Tiến Trung (Trưởng ban thanh niên củađảng dân chủ Việt Nam); trực tiếp đi gặp gỡ quan hệ với các tổ chức phản động, các đối tượng chống phá nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…” (trang 12)
Như trên đã phân tích, CLBNBTD chưa thể gọi là tổ chức đúng nghĩa cũng như mục đích chống nhà nước của nó không tồn tại, thế thì NVH cầm đầu cái gì, cầm đầu với ai, chỉ đạo ai? Việc trực tiếp gặp người này, người kia hay tổ chức nào đó (nếu có) không phải là dấu hiệu của sự cầm đầu.
Cũng cần làm rõ 6 bài của TPT bị cho là đăng trên blog của câu lạc bộ là đăng từ thời điểm nào, trước hay sau khi anh Hải bị bắt vì tội “trốn thuế”. Sau khi anh Hải bị bắt thì câu lạc bộ và blog có hoạt động nữa không? Nếu còn hoạt động thì ai là người cầm đầu? CLBNBTD ngừng hoạt động từ khi nào và vì sao ngừng?
b) Hành vi tham gia khóa huấn luyện tại Thái Lan:
Việc NVH cùng PTH tham gia khóa huấn luyện ở Thái Lan (nếu có) cũng chưa nói lên điều gì cả. Tuy mục đích của khóa huấn luyện là nhằm lật đổ chính quyền (nên nhớ đó là mục đích của khóa học chứ không phải mục đích của 2 người này. Theo cáo trạng nói PTH khai như thế) thì đó là mục đích của người tổ chức, còn người tham gia có thể vì lý do khác, thậm chí nhiều lý do khác. Như bản thân tôi đây, coi Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình là kẻ thù nhưng vẫn đọc nhiều tài liệu nói về các ông ấy, vì dù căm ghét họ, nhưng cũng phải công nhận trí thông minh, bản lĩnh, tính cách mạnh mẽ của họ. NVH và PTH tham gia khóa học cũng có thể nhằm nâng cao hiểu biết, vì tò mò, rồi còn được đi Thái Lan không mất tiền hoặc vì mục đích khác chứ chưa chắc là để lật đổ.
Cáo trạng viết: “Tại các buổi hội thảo trong khóa huấn luyện ở Băng-Cốc – Thái Lan, NVH và PTH tiếp tục phát biểu tuyên truyền, xuyên tạc sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam về chế độ chính trị, kinh tế, giáo dục…và tác động lôi kéo mọi người chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [trang 7 cáo trạng]
BLHS không nói tuyên truyền, xuyên tạc sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là phạm tội, điều 88 chỉ nói nhà nước, chính quyền chứ không nói đến Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng không phải là nhà nước. Vậy nói 2 người chống nhà nước là sai. Thứ 2 là, nói họ tuyên truyền xuyên tạc thì tuyên truyền xuyên tạc như thế nào, tuyên truyền xuyên tạc với ai, chứng cứ đâu? Hai người này lôi kéo mọi người chống phá nhà nước, vậy mọi người là những ai, chống phá như thế nào, có chứng cứ không?
Cáo trạng viết tiếp: “…cả ba (ba nhân chứng cùng đi Thái Lan với 2 người – HQH) đều xác định tại khóa huấn luyện, NVH, PTH phát biểu nhiều về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, giáo dục của Việt Nam là trì trệ, yếu kém; nông dân thì biểu tình khiếu kiện kéo dài đòi ruộng đất, công nhân thì biểu tình bãi công đòi tăng lương…” [trang 10 cáo trạng]
Việc này họ nói không có gì sai, thậm chí ở một số diễn đàn trong nước cũng nói tới, chẳng hạn như giáo dục yếu kém đã được nhiều chuyên gia nói tới, kể cả các chuyên gia đầu ngành như GS Hoàng Tụy; nông dân, công nhân biểu tình cũng là sự thật ngay báo chí cũng nhiều lần đua tin. Giả sử họ bịa sự việc không có thật để nói xấu Nhà nước thì họ phạm tội chống nhà nước, còn họ nhận xét chế độ kinh tế, giáo dục, chính trị yếu kém thì đó là theo quan điểm của họ. Đánh giá chế độ chính trị, kinh tế … như trên chỉ có tính định tính, nó không mang tính định lượng, không có thước đo chuẩn để nói chính xác thế nào là tốt, thế nào là yếu kém, tức là ngoài yếu tố khách quan, nó còn phụ thuộc trình độ nhìn nhận của mỗi người. Vì vậy theo quan điểm của họ thì chế độ chính trị, kinh tế … của nước ta là yếu kém thì họ có quyền nói là yếu kém. Ngay cựu chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cũng nói nên đổi mới hệ thống chính trị. Nếu chính trị không yếu kém thì có cần đổi mới không? Những người điều tra vụ án cũng như những người viết cáo trạng chưa chắc đã hiểu chế độ chính trị yếu kém thể hiện ở những hiện tường nào. Nếu chế độ chính trị không yếu kém thì có xảy ra vụ Đoàn Văn Vươn không? Nếu không yếu kém thì có để người Trung Quốc lộng hành, có mặt khắp nơi, kể cả những nơi trọng yếu nhất về an ninh quốc phòng không? Nếu không yếu kém thì tham nhũng có thành quốc nạn không? Nếu không yếu kém thì có để nông dân khiếu kiện đất đai đông người, kéo dài không? Nếu không yếu kém có để công dân “tự tử” hoặc “tự ngã” trong đồn công an nhiều như thế không? Nếu không yếu kém thì có các vụ Vinashin, Vinaline, Nguyễn Đức Kiên không? V.v…
Theo như cáo trạng viết và đối chiếu với điều 88 thì có thể hiểu 2 người không bị buộc tội về hành vi huấn luyện tại Thái Lan, mà bị buộc tội tuyên truyền xuyên tạc Đảng và nhà nước (xảy ra cả ở Thái Lan), đây cũng là điều không rõ ràng. Còn việc tuyên truyền xuyên tạc Đảng thì cũng không thể buộc tội, bởi vì Đảng CSVN không phải là nhà nước, còn tình hình kinh tế, giáo dục... thì họ nói đúng sự thực.
II – Nhận xét về bản cáo trạng, kết luận và hướng giải quyết vụ án.
Qua phân tích trên đây, tôi nhận thấy bản cáo trạng này mang nặng suy diễn chủ quan một cách tài tình, duy ý chí, không chặt chẽ và có nhiều chỗ mâu thuẫn. Ngoài ra còn có những sai lầm sau đây:
- Vừa thừa lại vừa thiếu, viết chung chung không rõ ràng, không có một trích dẫn, chứng cứ nào thuyết phục để chứng minh cho hành vi phạm đội của các bị can. Ví dụ phần trích kết quả giám định: “…hầu hết các tài liệu đều chứa cán nội dung, giá trị phê phán…” [trang 2] hay “…hầu hết các nội dung được thể hiện trong các tập tài liệu đều có tính độc hại…[trang 5] v.v… Không biết các tài liệu độc hại là độc hại như thế nào, đã đến mức chịu trách nhiệm hình sự chưa và việc độc hại như thế thì áp dụng điều luật nào? Chẳng hạn tài liệu khiêu dâm và tài liệu chống nhà nước đều là độc hại nhưng áp dụng điều luật khác nhau.
- Lẫn lộn giữa khái niệm Nhà nước với các khái niệm khác như: Đảng, Chủ nghĩa Marx, Karl Marx, Lenin, Cộng sản do đó áp dụng sai luật.
- Chưa chứng minh được các bị can đã gây ra thiệt hại gì, thiệt hại như thế nào quy định tại điều 63 BLTTHS.
- Chưa phân định được như thế nào là chống nhà nước với tự do ngôn luận, tự do quan điểm từ đó kết tội một cách cực kỳ vô lý, ví dụ phần trích kết luật giám định viết: “…5 mẫu tài liệu có nội dung ủng hộ đa nguyên, đa đảng…” [trang3]. Không có điều luật nào cấm công dân ủng hộ đa nguyên, đa đảng. Công dân có quyền phát biểu quan điểm mà không bị can thiệp, như thế thì họ có quyền ủng hộ đa nguyên, đa đảng (điều 19 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền). Nên nhớ đây đang nói ủng hộ, cổ vũ đa nguyên, đa đảng chứ không nói lật đổ chính quyền. Thậm chí các bài của TPT viết góp ý cho dự thảo nghị định, bài chép từ báo Tuổi trẻ cũng bị coi là chống nhà nước
Hay có những bài viết cáo trạng công nhận là sự thật nhưng vẫn kết tội, như phần trích kết quả giám định viết: “…các bài viết thông tin hiện trang, tiêu cực, mặt trái xã hội nhưng không thể hiện thiện chí góp ý…” [trang 4]. Viết như thế thì sẽ hiểu là, công nhận bị can viết đúng sự thật chứ không phải họ bịa đặt nhưng bị truy tố là do không thể hiện thiện chí góp ý.
- Cáo trạng buộc tội cả những hành vi không thể hiện rõ ràng bằng giấy trắng mực đen, cụ thể là buộc tội cả những ấn ý bên trong (nếu có). Điều đó là không đúng, ngay ở nước ta, có những vụ án đòi bồi thường danh dự nhưng bị tòa án bác bỏ vì hành vi của bị đơn là bâng quơ, không rõ ràng. [xem bài “Đòi bồi thường vì bị chửi đổng cướp chồng bạn” trên vnexpress]
Ngoài ra còn nhiều lỗi khác.
Cũng phải đặt ra một số vấn đề cần làm sáng tỏ như sau:
- Triệu tập các giám định viên liên quan để làm rõ một số vấn đề như: giải thích kết quả giám định, xuất trình bản ghi chép quá trình giám định, phương pháp giám định và làm rõ họ có đủ tiêu chuẩn GĐV theo quy định hay không và các vấn đề khác liên quan.
- Các tài liệu của các bị can cần phải giám định mới xác định được là chống nhà nước, tức là chỉ những giám định viên mới biết được, như vậy thì nó có thật sự là nguy hiểm không?
- Cáo trạng truy tố các bị can theo điều 88 BLHS, áp dụng khoản 2 nhưng khoản 2 chỉ nói tình tiết tăng nặng chứ không phải là hành vi phạm tội. Chưa có hành vi phạm tội thì dứt khoát không thể coi là phạm tội, vậy tại sao lại áp dụng điều khoản tăng nặng?
- Nói NVH chống nhà nước, trong khi anh ấy ở trong tù, vậy chống như thế nào, chống nhà nước trong thời gian ở tù hay trước đó, phát hiện khi nào, tại sao không xét xử trước vụ án “trốn thuế”.
- Theo cáo trạng, các bị can bị truy tố theo khoản 2 điều 88 tức là thuộc loại đặc biệt nghiêm trọng nhưng các bài viết của họ đã phát tán trên mạng từ mấy năm trước mới phát hiện được, vậy nếu nói đó là các tài liệu chống nhà nước thì chứng tỏ cơ quan bảo vệ an ninh quốc gia quá yếu kém, sơ hở. Trong lúc tôi đã biết tiếng TPT đụng độ nhiều lần với an ninh từ khoảng 4 năm trước, vậy mà CQAN không phát hiện ra các tài liệu “chống nhà nước” sớm để ngăn chặn, mặc dù các tài liệu đó đăng công khai trên blog của chị ấy.
- Theo tin trên mạng, cơ quan công an thông báo cho gia đình NVH là anh bị mất một tay, nhưng thực tế không phải, vậy cần làm rõ động cơ của việc này là gì, có vi phạm luật hay không?
Tôi không khẳng định các bị can có phạm tội hay không vì không đủ tài liệu để kiểm chứng. Tuy nhiên với các hành vi đã được phân tích, kết hợp với logic thông thường (cũng như hướng dẫn của VKSND TC) là những chứng cứ đưa ra chứng minh để buộc tội phải là những chứng cứ có sức thuyết phục nhất trong số các chứng cứ có được thì tôi tin tưởng 100% các bị can vô tội. Họ chỉ thực hiện tự do bày tỏ quan điểm, tự do ngôn luận, tự do tư tưởng.
Vì vậy hướng giải quyết tốt nhất vụ án này là xét xử công khai đúng nghĩa, không ngăn cản những người ủng hộ các bị cáo mà chỉ giữ gìn trật tự như các vụ án thông thường. Trong quá trình tranh tụng tại tòa, nếu không có tình tiết gì mới, không có chứng cứ nào thuyết phục thì trả tự do ngay cho các bị cáo. Đó là phương án tối ưu.
Như chúng ta đều biết, nhiều người bị tù hoặc trấn áp nhưng họ không hề khuất phục mà tiếp tục đấu tranh, thậm chí đấu tranh mạnh mẽ hơn, can trường hơn. Đơn cử vài trường hợp như: Cù Huy Hà Vũ, Phạm Thanh Nghiên, BS Phạm Hồng Sơn, LS Lê Quốc Quân, Bùi Thị Minh Hằng, gia đình Huỳnh Thục Vy, Trần Thị Nga… Ba bị can trong vụ án này, đặc biệt là NVH và TPT cũng rất can trường, kiên cường, họ sẵn sàng hy sinh tất cả để đấu tranh đến cùng. Sở dĩ họ không khuất phục là vì họ không có gì sai, họ chỉ thực hiện quyền công dân, đấu tranh vì công lý và lẽ phải, ít nhất thì đó cũng là suy nghĩ của chính họ. Với tính mạng của mình, họ cũng không tiếc, thế thì họ còn sợ cái gì nữa. Hiện nay chúng ta đang bị dư luận trong nước cũng như quốc tế phê phán nhiều về vấn đề nhân quyền, gây khó khăn cho quan hệ làm ăn, đặc biệt là Hoa Kỳ đang cấm vận vũ khí sát thương cũng như Hạ viện Hoa Kỳ vừa thông qua Luật nhân quyền Việt nam. Hậu quả của những việc này chỉ có người dân gánh chịu. Trong lúc kẻ thù đang lăm le ở biên giới hải đảo và phá hoại một cách toàn diện mà đi bỏ tù những người này chẳng khác gì chúng ta tự làm suy yếu mình. Quý vị trực tiếp giải quyết vụ này nên nhìn xa hơn, đừng vì đồng tiền, bát gạo hay địa vị trước mắt mà hãy nghĩ nhiều hơn cho con, cháu các vị để có quyết định sáng suốt. Nếu đất nước này bị xâm chiếm hoặc nếu bị nô lệ nước ngoài thì với địa vị của mình, các vị cùng con cháu cũng như đa số người dân chắc là không đủ tiền để lánh nạn ở nước ngoài đâu. Nếu chúng ta bỏ tù người này, người nọ mà dư luận không đồng tình càng làm mất uy tín nhà nước, bất ổn chính trị, trật tự xã hội, tạo ra nhiều người bất đồng một cách bất đắc dĩ, đặc biệt là đối với thân nhân của họ.
Với những gì đã phân tích thì theo tôi phương án nêu trên là tối ưu.
Trên đây là phân tích, bình luận của tôi về bản cáo trạng này để những ai quan tâm tham khảo. Tôi sẵn sàng tranh luận trên cơ sở pháp luật với tinh thần cầu thị, xây dựng, nếu ai đó có quan điểm ngược lại hoặc coi tôi là chống nhà nước,.
Ngày 20/9/2012
© Hồ Quang Huy
Theo Dân Làm Báo
Từ trái qua phải: AnhBaSg Phan Thanh Hải, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và chị Tạ Phong Tần |
Trên cơ sở bản cáo trạng này và pháp luật hình sự, tôi sẽ phân tích để góp phần làm sáng tỏ vấn đề là các bị can có phạm tội hay không để những ai quan tâm tham khảo.
Để dễ theo dõi tôi sẽ phân tích đối với từng hành vi của từng bị can một, sau đó là phần nhận xét chung về bản cáo trạng này cùng với kết luận và hướng giải quyết.
Trước khi phân tích xin trích một số điều của BLTTHS và BLHS để độc giả tiện kiểm chứng:
Điều 63 BLTTHS:
“Điều 63. Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự
Khi điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án phải chứng minh:
1. Có hành vi phạm tội xảy ra hay không, thời gian, địa điểm và những tình tiết khác của hành vi phạm tội;
…
4. Tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra.”
Điều 8 BLHS:
“Điều 8. Khái niệm tội phạm
1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một các cố ý hoặc vô ý,…”
I – Phân tích từng hành vi của từng bị can:
1. Đầu tiên nói về Tạ Phong Tần (TPT).
Theo cáo trạng thì TPT viết 89 bài và phát tán 101 bài, trong đó có nhiều bài vi phạm điều 88 BLHS. Tuy nhiên cáo trạng chỉ nêu tên một số bài đồng thời trích dẫn kết luận giám định của Sở Văn hóa, thể thao và du lịch TP Hồ Chí Minh hoặc của Bộ Thông tin truyền thông mà hoàn toàn không có trích dẫn các tài liệu đó đã vi phạm ở câu nào, vi phạm như thế nào. Tham khảo một số bài viết được nêu trong cáo trạng, trên cơ sở Bộ luật Hình sự, tôi sẽ phân tích và bình luận như sau:
1. Bài thứ nhất: DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH XÂM PHẠM QUYỀN CON NGƯỜI
Đây là bài góp ý (phản biện) cho Dự thảo Nghị định “Quy định xử phạt hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet” được đăng trên Web Chính phủ để nhân dân góp ý. Bài này hoàn toàn có tính xây dựng, nghiêm túc, điều đó thể hiện rất rõ ở các nội dung tác giả viết sau đây (phần in nghiêng):
+ Mở đầu tác giả viết: “…; bên cạnh những điểm tích cực của dự thảo, tôi đề nghị ban soạn thảo nên bỏ, hoặc sửa đổi những điều khoản sau:”
Tác giả thừa nhận và khen nghị định có những điểm tích cực và đề nghị bỏ hoặc sữa các điều chưa hợp lý, vậy sao bảo không có tính xây dựng, là chống nhà nước?
+ “Điểm b khoản 1 Điều 10 dự thảo Nghị định xử phạt quy định:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Truy nhập nhiều lần vào trang thông tin điện tử có một trong những nội dung: gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, vi phạm thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hoá Việt Nam;””
Tác giả góp ý cho nội dung này như sau (trích):
- “Cũng theo cách hiểu thông thường, số lượng từ 2 đơn vị trở lên được gọi là số nhiều. Như vậy, bao nhiêu lần thì được xem là “nhiều lần”? 2 lần có phải là “nhiều lần”?”
- “Như thế nào là một trang thông tin điện tử “gây phương hại đến an ninh quốc gia”? “gây phương hại đến trật tự xã hội”? “Vi phạm thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hoá Việt Nam”? Những trang báo nhưng có kèm theo hình ảnh các panô quảng cáo, hay giới thiệu chuyên đề “người đẹp thể thao” ăn mặc kiểu “thừa da thiếu vải” khác với truyền thống “ăn chắc mặc dày” của người Việt xưa thì có bị coi là trái với “bản sắc văn hóa Việt Nam”? Như thế nào là kín mà như thế nào là hở, hở bao nhiêu là vừa?”
- “Quy định chung chung, mù mờ như thế chẳng khác nào tạo điều kiện nhập nhằng, rối rắm để cán bộ lợi dụng biến pháp luật thành công cụ nhũng nhiễu dân lành.”
Những góp ý trên đây hoàn toàn là xây dựng vì những quy định trên đúng là chưa thật rõ ràng, điều đó gây ra sự hiểu lầm hoặc thậm chí không loại trừ trường hợp lợi dụng để làm sai vì mục đích tư lợi. Vì vậy tác giả góp ý cho dự thảo để đảm bảo nghị định được chặt chẽ, làm cho việc thực thi, quản lý dễ dàng mà người dân cũng không bị oan, cũng không bỏ sót người vi phạm. Ngay việc như thế nào là “Vi phạm thuần phong mỹ tục”, thế nào là “ăn mặc hở hang” cũng đã được các quan chức, cơ quan quản lý biểu diễn nghệ thuật đề cập, thảo luận.
Ngoài ra tác giả cũng cho rằng điều này vi phạm Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền, một văn bản pháp luật mà Việt Nam có trách nhiệm thực hiện. Điều này hoàn toàn chính xác. Tại điều 19 của văn bản này quy định như sau:
“Điều 19: Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia.”
Mặc dù tôi không đồng ý với mọi ý kiến của tác giả, nhưng tôi cho rằng bài viết này hoàn toàn có tính xây dựng, thể hiện quyền làm chủ của nhân dân trong việc quản lý nhà nước và xã hội, một quyền cơ bản của công dân đã được ghi trong Hiến pháp.
Chúng ta thường dảy nảy lên khi nghe đến cụm từ “vi phạm quyền con người”, nhưng trường hợp này là đang dự thảo cho nên nếu có vi phạm thì cũng không phải có gì là xấu, vì nó còn đang xin ý kiến để chỉnh sữa.
Bài thứ hai: NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN HAY NHÀ NƯỚC ĐẢNG QUYỀN???
Ở bất cứ quốc gia nào thì người chủ là nhân dân chứ không phải đảng phái chính trị hay nhà nước. Ở Việt Nam điều này đã được ghi trong hiến pháp cũng như nhiều văn bản khác. Khi người dân là chủ nhân thì việc sữa đổi hiến pháp hay không, sữa như thế nào là do nhân dân quyết định (trực tiếp hoặc gián tiếp). Đảng CSVN là một tổ chức chính trị (pháp nhân) nên cũng phải nằm dưới hiến pháp và pháp luật. Do đó mọi văn bản của đảng cũng phải tuân theo hiến pháp và pháp luật kể cả cương lĩnh chính trị. Thế nhưng theo báo Phụ nữ TP Hồ Chí Minh ngày 12/10/2007 thì ông Uông Chu Lưu Phó Chủ tịch QH lại nói “cần chờ Đại Hội Đảng toàn quốc để sửa đổi cương lĩnh, trên cơ sở đó, đặt vấn đề sửa đổi Hiến pháp…”, “Nguyên tắc của chúng ta là trước khi sửa đổi Hiến pháp phải có ý kiến của Trung ương”, “Việc sửa đổi cương lĩnh thế nào có liên quan chặt chẽ đến sửa đổi Hiến pháp. Vì vậy, nếu bây giờ sửa đổi một số nội dung của Hiến pháp, sau này sửa đổi cương lĩnh Đảng lại phải sửa Hiến pháp một lần nữa là không nên”.
Trên vietnamnet ngày 11/10/2007 cũng dẫn lời ông Uông Chu Lưu như sau: “Sửa Hiến pháp là một vấn đề hệ trọng, cần tổ chức việc nghiên cứu, tổng kết việc thực hiện các chế định của Hiến pháp và chờ ĐH Đảng toàn quốc sửa đổi cương lĩnh”, "Bây giờ nếu chúng ta sửa Hiến pháp, rồi sau khi Đảng sửa cương lĩnh, lại đặt vấn đề sửa Hiến pháp nữa thì rất phức tạp" v.v…
Ngay cả Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng nói tương tự: “Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, việc biên soạn dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 phải đáp ứng yêu cầu về khoa học pháp lý, bám sát cương lĩnh của Đảng và tình hình thực tiễn, xu thế thời đại.” (Theo TTXVN)
Nói như thế thì chẳng khác nào gọt chân cho vừa giày, vì chúng ta đang làm ngược. Hiến pháp phải bám sát Cương lĩnh của Đảng, tức là hiến pháp phụ thuộc Đảng, Đảng quyết hiến pháp chứ không phải nhân dân quyết. Hay nói cách khác Đảng đứng cao hơn hiến pháp, tức là quyền lực của Đảng lớn hơn quyền lực của nhân dân. Trong khi Hiến pháp 1992 quy định mọi quyền lực thuộc về nhân dân (điều 2) và mọi tổ chức của Đảng hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật (điều 4). Đó là một thực tế, nếu chưa hợp lý thì ta phải sữa đổi chứ sao lại gọi là chống nhà nước? Mặt khác đây đang nói về Đảng sao lại quy vào tội chống nhà nước?
Bài này tác giả chỉ nêu thực trạng để nói lên việc làm đó là trái hiến pháp chứ không có gì khác, thế nhưng cáo trạng lại viết: “…nhân danh người hiểu biết để lớn lối chỉ trích, so sánh, định nghĩa và răn dạy mọi người Nhà nước Đảng quyền và Nhà nước pháp quyền không nhằm mục đích xây dựng…” [trang 4 cáo trạng, trích kết luận giám định (KLGĐ) của Giám định TP]
Đọc bài này tôi hoàn toàn không biết TPT “răn dạy” ở điểm nào và BLHS không quy định việc “răn dạy”, “chỉ trích” hay “không xây dựng” là hành vi chống nhà nước.
Bài thứ ba: ĐỀ NGHỊ GỞI ĐẾN QUỐC HỘI: BỔ SUNG TỪ “PHẢN ĐỘNG” VÀO LUẬT
Bài này nêu lên thực trạng báo chí ta hay dùng từ “phản động” để quy kết người này, người kia hoặc các trang web, blog bừa bãi không có cơ sở đồng thời tác giả cho rằng một số đối tượng như tham nhũng, nhận hối lộ… là phản động, điều này cũng đúng vì họ là thế lực làm cản trở công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Sau đây là các trích dẫn chứng minh cho điều đó:
- “Báo Ta, đặc biệt là ba cái “công cụ” An Ninh Thế Giới, Công An Nhân Dân , Công An Thành phố Hồ Chí Minh luôn luôn hùng hồn quy kết, buộc tội anh này “phản động”, chị đó “phản động”, ông nọ “phản động”, bà kia “phản động”… bằng những cái tít bài in đậm to đùng rất “giật gân”.”
- “…rõ ràng bọn tham nhũng, nhận hối lộ, lãng phí của công, ỷ thế cậy quyền ức hiếp quần chúng, sách nhiễu nhân dân, hống hách kiêu căng cộng dốt nát mà tham quyền cố vị, mua quan bán chức, độc tài, quân phiệt, khinh thường quần chúng… đích thị là bọn “phản động”, “phản động” to đầu, vì chúng là lực cản phát triển kinh tế, làm kiệt quệ tài nguyên đất nước, phí phạm sức dân, gây giảm sút lòng tin của nhân dân vào Chính phủ; nghĩa là chúng đã có hành vi cản trở sự phát triển đi lên của đất nước này, của dân tộc này, đáng tội bị “xử trảm” lắm.”
Ngoài ra, tác giả cho rằng báo ta hay dùng từ “phản động” tùy tiện như thế nên mỉa mai báo chí như sau:
- “…tớ mạnh dạn đề nghị Quốc Hội một biện pháp “chữa cháy” là nên bổ sung thêm từ “phản động” vào các văn bản luật, đặc biệt là Bộ Luật Hình Sự, để tiện bề cho báo Ta “kết án”.”
Toàn bộ bài viết không có câu nào, ý nào người đọc có thể hiểu TPT chỉ lực lượng nhà nước là phản động, vậy mà cáo trạng quy kết theo suy diễn chủ quan như thế này: “bài “Đề nghị gửi đến Quốc hội: Bổ sung từ “phản động” vào luật” nội dung chỉ trích báo chí Việt Nam hay dùng từ phản động, chơi chữ để dùng từ “phản động” chỉ ngược về phía lực lượng Nhà nước, chế độ Xã hội chủ nghĩa hiện tại tạo ra.” [trang 4 cáo trạng]. Ngay cáo trạng trích dẫn tên bài cũng không chính xác.
Bài thứ tư: ĐÊM QUA TUI MƠ GẶP CỤ MARX
Đây là bài phỏng vấn giả tưởng, qua đó đả kích học thuyết Max hay nói cách khác là phủ định học thuyết Max, cũng có thể mục đích cuối cùng là chỉ trích (chỉ trích gián tiếp, chỉ trích ngầm) con đường CNXH của Đảng CSVN. Ví dụ điển hình nhất là đoạn này: “- Hồi xưa Nero dám đốt cả Roma để lấy cảm hứng làm thơ thì tại sao lão lại không dám đẻ ra một cái học thuyết, cho dù nó mơ hồ và viễn vông, làm quà cưới dâng dưới chân người đẹp. Nhờ vậy mà năm 25 tuổi lão cưới được Jenny đấy.”
Ngoài ra, trong bài có nói đến Lê nin với ngôn từ xách mé như:
“- Thôi đừng nhắc đến tên ấy (Lenin – chú thích của HQH) nữa. Nhắc đến lão sợ rùng cả mình, tóc tai dựng ngược hết lên đây.”
“- Còn hắn (Lê nin – chú thích của HQH) thì chết không toàn thây, bị mổ phanh bụng, mất hết lòng ruột, bị trấn nước nhúng lên nhúng xuống...”
Nội dung chỉ có thế, vậy mà cáo trạng viết: “…thái độ hiềm khích, bài xích, xúc xiểm chủ nghĩa Marx, Đảng, chế độ, Nhà nước hiện tại…và manh nha ý nghĩ tìm cách liên kết, bàn tính, luận cách đấu tranh để thay đổi” [trang 4 cáo trạng, trích KLGĐ]
Trong bài viết không có từ nào nói về Đảng, Nhà nước vậy sao lại nói “hiềm khích, bài xích, xúc xiểm Đảng, chế độ, Nhà nước”. Như trên đã nói, có thể qua câu chuyện này TPT muốn gián tiếp phủ nhận con đường XHCN của Đảng, nhà nước nhưng đó là cái trong đầu, cái tùy thuộc vào cách hiểu của mỗi người, pháp luật chỉ có thể buộc tội cái rõ ràng, chắc chắn, cái thể hiện trên giấy trắng mực đen. Rồi cáo trạng còn viết (bị can) “manh nha ý nghĩ tìm cách liên kết, bàn tính, luận cách đấu tranh để thay đổi”. Manh nha ý nghĩ là cái mầm mống, cái mới ở trong đầu thì làm sao lại có thể kết tội? Đọc đi, đọc lại bài này nhiều lần tôi cũng không tài nào thấy manh nha ý nghĩ tìm cách liên kết, luận bàn, luận cách đấu tranh … Mà liên kết, luận bàn với ai thì phải làm rõ ra chứ?
Ngoài ra học thuyết Marx, Karl Marx, Lenin, Đảng không phải là Nhà nước, vì vậy các hành vi gì đối với các đối tượng này đều không thể coi là phạm tội chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Cáo trạng chưa chứng minh được các hành vi của TPT là nguy hiểm, gây hậu quả như thế nào theo quy định tại điều 8 BLHS và điều 63 BLTTHS.
BÀI thư 5: CHUYỆN TRÁI KHOÁY KHÓ HIỂU!
Bài này nêu thực trạng khó khăn của công nhân trong các khu CN, khu CX tại TP HCM của tác giả Thu An đăng trên Tuổi trẻ Online ngày 19/10/2007, trong đó có trích dẫn phát biểu của Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động VN Đặng Ngọc Tùng và nhà nghiên cứu PGS Phan An. TPT sao chép và đăng lại trên blog của mình mà không có bất cứ bình luận nào. Ngoài ra, TPT có thêm phần trích dẫn 2 điều của hiếp pháp và đổi tiêu đề từ “Những con số đau lòng!” thành “Chuyện trái khoáy khó hiểu”.
Bài này sai phạm ở câu nào, dự kiện hay số liệu nào?
Vậy mà cáo trạng viết thế này: “…nguyền rủa, nhạo báng, mỉa mai cán bộ, đảng viên sau những sự kiện xảy ra đối với công nhân…” . Đọc bài này 3 lần mà tôi không thấy từ nào, câu nào là nguyền rủa, nhạo báng, mỉa mai cán bộ, đảng viên. Mặc dù cáo trạng không nhắc tới, nhưng Báo Tuổi trẻ và tác giả Thu An nên yêu cầu được tham dự phiên tòa với tư cách người có liên quan. Bởi vì nếu kết tội TPT về bài này thì chắc chắn Thu An cũng phải chịu trách nhiệm hình sự, còn Tuổi trẻ thì phải chịu trách nhiệm dân sự hoặc hành chính.
Giả sử bài báo này đăng sai sự thật thì phải khởi tố tác giả Thu An, còn TPT có quyền phổ biến và tàng trữ vì đó là quyền tự do ngôn luận đã được ghi nhận tại Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã gia nhập ngày 24/9/1982.
Bài thứ 6: MỖI BLOGGER HÃY LÀ MỘT NHÀ BÁO CÔNG DÂN
Bài này có nội dung kêu gọi, cổ vũ cho xã hội dân sự, cụ thể là kêu gọi các Blogger hãy vì sự phát triển của xã hội mà viết nhiều, trung thực để bổ sung cho các thông tin còn thiếu trên báo đài nhà nước. Đây là bài có tính xây dựng cao.
Chẳng hạn TPT viết: “Khi thông tin một sự kiện, vụ việc nào đó công khai cho nhiều người biết, bạn phải có trách nhiệm với thông tin do mình đưa ra.”, “Xã hội dân sự là đối tác bình đẳng của nhà nước chứ không phải là cái đuôi của Nhà nước, về thực chất là tạo điều kiện để người dân thực sự tham gia vào việc hoạch định, thực hiện chính sách và giám sát nhà nước, thực hiện phản biện xã hội đối với Nhà nước, kể cả đối với phẩm chất và hành vi của viên chức Nhà nước.” hay: “Khi bạn đưa thông tin lên blog của bạn, tức bạn đã đem sự hiểu biết của bạn truyền tải cho người khác để mọi người cùng được biết, qua đó, mọi người cùng bàn luận, cùng kiểm tra xem, dùng quyền công dân của mình đòi hỏi công chức Nhà nước phải thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà luật pháp quy định.”
Phải chăng cáo trạng truy tố TPT ở câu sau đây: “Đã qua rồi cái thời người dân chỉ được biết những gì nhà cầm quyền muốn cho họ biết, và không được biết những gì nhà cầm quyền muốn bưng bít, dấu nhẹm bằng cách quản lý chặt chẽ toàn bộ hệ thống báo chí trong nước.”
Có nhiều sự kiện lớn về quy mô, hoặc tính chất nhạy cảm, nghiêm trọng nhưng không được báo chí chính thống nói tới hoặc nói qua loa, trong khi các báo nước ngoài, trang mạng cá nhân đưa tin gây xôn xao, hoài nghi trong dư luận. Ví dụ các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc hay vụ Đài truyền hình Việt Nam gắn thêm một sao nhỏ vào cờ Trung Quốc, rồi vụ cờ Trung Quốc cũng được gắn thêm 1 sao nhỏ tại lễ đón Tập Cận Bình.và nhiều sự kiện khác nữa.
Ngoài ra, câu này cũng nói một cách bâng quơ, không rõ ràng, không cụ thể. Vậy thì buộc tội cho bài này là ở câu nào, từ nào?
Bài thứ bảy: THÓI NGU DỐT HAY LÀ XEM THƯỜNG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ CỦA QUAN CHỨC VN
Bài này phê phán một số cơ quan, ngành, cá nhân đã yếu kém nên để lại sự thiệt thòi cho quốc gia cả về kinh tế lẫn uy tín, dựa trên một số sự kiện có thật, nhưng dùng từ nặng nề. Các sự kiện, số liệu trong bài viết đã được báo đài nhà nước đưa tin rất nhiều, ở đây không trích dẫn. Cáo trạng trích dẫn kết luận giám định tư pháp như sau: “…dùng nhiều lời lẽ, từ ngữ nặng nề, gay gắt để chỉ trích quan chức Việt Nam sau vụ Vịnh Hạ Long bị loại khỏi cuộc bình chọn kỳ quan thiên nhiên thế giới…bài viết thiếu vô tư trong sáng vì có động cơ chính trị, kích động…”. [trang 4 cáo trạng]
Như trên đã nói, các sự kiện, số liệu TPT nói tới là có thật, duy chỉ có thái độ của TPT khinh thường các quan chức liên quan là “ngu dốt”, vậy thì động cơ chính trị, kích động thể hiện ở tình tiết nào, câu nào?
Trong bài viết của mình, TPT nói đến nhiều sự kiện, nhưng theo trích dẫn cáo trạng trên đây thì có thể hiểu cáo trạng chỉ truy tố phần nói về vịnh Hạ Long. Mặt khác cũng theo trích dẫn thì TPT bị truy tố vì “dùng nhiều lời lẽ , từ ngữ nặng nề, gay gắt để chỉ trích quan chức”. Cụ thể TPT đã viết như sau hay nói cách khác bị truy tố bởi các câu sau: “Thói ngu dốt hay là xem thường luật pháp quốc tế của quan chức VN” và câu: “Hóa ra cả Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch, UBND tỉnh Quảng Ninh, EVN Telecom đều dốt đến mức không biết ““New 7 Wonders” chỉ là một dự án cá nhân”.
Nên nhớ điều 88 BLHS quy định (trích):
“Điều 88. Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm .
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;”
Trong các cơ quan bị TPT cho là ngu dốt thì chỉ có UBND tỉnh Quảng Ninh là chính quyền mà thôi. Thứ 2 nữa là, theo từ điển tiếng Việt thì nghĩa của từ ngu dốt là yếu về trí lực, hạn chế nhận thức, khờ dại. TPT nói chính quyền ngu dốt thì đó là nhận xét, đánh giá của chị ấy, nó là quyền ngôn luận của công dân. Tuy nhiên dùng từ như thế là nặng nề, nhưng đó lại thuộc về phạm trù tình cảm, đạo đức, văn hóa ứng xử. Vậy chúng ta có thể bỏ tù được quan điểm, tình cảm không? UBND tỉnh Quảng Ninh bị thiệt hại như thế nào, bị cản trở hoạt động ra sao sau khi bị TPT “chửi” ngu dốt? (theo điều 63 BLTTHS thì phải chứng minh những điều này).
Nếu nói chính quyền ngu dốt mà nguy hiểm như thế thì chế độ này không tồn tại đến ngày hôm nay. Nếu nguy hiểm như vậy thì các thế lực thù địch phương Tây (nếu có) chỉ cần lên mạng chửi hết chính quyền trung ương đến chính quyền địa phương để thay đổi chế độ chứ cần gì diễn biến hòa bình.
2. Phan Thanh Hải (PTH):
Cáo trạng buộc tội PTH về 2 hành vi:
a) Viết bài chống nhà nước: Theo cáo trạng, PTH viết và phổ biến lên mạng 20 bài nhằm chống nhà nước. Tại trang 2 cáo trạng nói 1 bài đăng trên blog CLBNBTD, 19 bài trên Anhbasaigon nhưng tại trang 5 và trang 14 thì lại nói cả 20 bài đều đăng trên Anhbasaigon. Vậy sự thật ở đâu? Ngoài ra tại trang 5 còn nói ngoài 20 tài liệu nói trên, còn phát hiện một số tài liệu thu được khi khám xét chỗ ở của PTH. Vậy các tài liệu đó cụ thể là tài liệu nào? Các tài liệu này có coi là chống nhà nước không?
Trong 4 tài liệu của PTH bị cho là chống nhà nước, tôi chỉ có 2, đó là các bài tôi sẽ phân tích dưới đây:
Bài thứ nhất: BẮT CHƯỚC KIM THÁNH THÁN
Bài này nói xấu cộng sản, nói chế độ nhồi sọ học trò và nói một cách bâng quơ rằng những kẻ học vẹt Mác Lê tin cộng sản một cách dị đoan vơ vét tiền của, đất đai của dân, tham nhũng đồng thời cũng nói một cách bâng quơ rằng chính quyền thối nát.
Sau đây là trích đoạn minh họa cho nhận định trên:
“Sinh ở miền Bắc (Hà Nội) XHCN, sống trong thời bao cấp MácLê, khi trẻ đọc toàn sách Cộng Sản mà không bị u mê dị đoan duy ý chí kể cũng lạ…”, “…cái mà chế độ muốn nhồi sọ học trò…”, “…những kẻ còn học vẹt Mác Lê, tư này tưởng nọ, mù mờ tin dị đoan Cộng Sản, nhắm mắt vơ vét tiền của đất đai của dân, ôm giữ tài sản tham nhũng…”
Theo nhận định chủ quan của tôi thì PTH ngầm nói xấu chế độ, nói xấu cộng sản. Tuy nhiên pháp luật chỉ có thể buộc tội cái gì rõ ràng chứ không thể bỏ tù cái ẩn ý, cái ngầm bởi vì cái đó không rõ ràng, chưa hiện diện, nó còn ở trong đầu.
Toàn bài viết không có từ nào nói đến nhà nước, còn nói chính quyền thối nát thì nói chính quyền nào, ở đâu, thối nát như thế nào, cái này cũng chỉ nói bâng quơ, tức là nói không nhằm vào cái gì rõ ràng (theo từ điển tiếng Việt). Tôi không nói tất cả, nhưng thực tế thì chính quyền nơi này, nơi nọ cũng có hư hỏng ít nhiều mà theo từ điển tiếng Việt thì hư hỏng chính là một phần của thối nát. Nếu chính quyền không hư hỏng thì làm gì có án Đoàn Văn Vươn, vụ nông dân nổi dậy ở Thái Bình Năm 1997… nếu tìm trên mạng, trên báo thì còn rất nhiều nữa...
Nói xấu cộng sản cũng không có tội, vì đơn giản không có điều luật nào quy định như thế, cộng sản không phải là Nhà nước CHXHCNVN, mặc dù nhà nước CHXHCNVN là nhà nước cộng sản. Còn nói chế độ nhồi sọ thì có vi phạm điều 88 hay không? Theo từ điển tiếng Việt thì “nhồi sọ” có 2 nghĩa: 1 là, “tuyên truyền cưỡng bức đến mức đối tượng phải nghe theo”; 2 là “Truyền thụ những tri thức trên khả năng hiểu biết và sức thu nhận của người học.” Không biết PTH nói theo nghĩa nào, nhưng nghĩa thứ hai thì hoàn toàn không có gì xấu nên chắc chắn không phải là chống nhà nước. Còn nói theo nghĩa thứ nhất, tức là nói chế độ tuyên truyền “cưỡng bức” thì theo tôi không phải hoàn toàn chính xác, nhưng cũng có cơ sở. Nói như thế là vì, trước đây (khoảng trước đổi mới) chúng ta chưa hội nhập với thế giới thì mọi thông tin, kiến thức hoàn toàn do nhà nước độc quyền, người dân giống như con người sống khép kín trong gia đình, chỉ nghe tiếng nói của cha mẹ nên nhà nước nói gì nghe nấy, nhà nước nói gì, làm gì cũng chỉ có đúng mà thôi tin tưởng gần như tuyệt đối, không cần băn khoăn (tức là tin dị đoan). Thời đó muốn tìm hiểu thông tin bên ngoài rất khó khăn, hầu như không thể, nghe đài phương Tây, nhạc vàng cũng phải lén lút. Nói đến những chuyện thời kỳ đó thì còn rất nhiều điều cười ra nước mắt.
Ý cuối cùng là trong bài có nói một số kẻ vơ vét tiền, đất đai của người dân, tham nhũng thì cũng không nhắm đến đối tượng cụ thể nào, mà số người này chắc chắn không phải là ít.
Chính vì vậy tôi cho rằng bài này hoàn toàn không có nội dung chống nhà nước.
Bài thứ hai: Tội bất kính với vua và điều 88 Bộ Luật Hình Sự
Bài này bình luận về điều 88 BLHS nhưng với thái độ phê phán ở mức nhẹ nhàng. Theo tôi, những câu sau đây là nặng lời nhất: “Ở hầu hết các nước có thể chế Cộng hòa thì những hành vi biểu lộ sự không đồng ý, chỉ trích, phê phán nhà nước đều là bình thường. Ngay cả hành vi phản kháng có tính quy mô và nguy hiểm nhất đối với chính phủ hiện hữu là sự thành lập một Đảng phái chính trị đối lập [với Đảng cầm quyền] thì cũng không hề bị cấm đoán.
Vâng đấy là chuyện ở nước người... ta chớ có nên hào hứng quá mà tưởng bở! Cái kiểu đó không hoặc chưa phù hợp với chúng ta ở tại nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chúng ta có Cộng hòa, nhưng chúng ta còn có thêm Xã hội chủ nghĩa kèm với một mục tiêu khá lâu dài…”
“Bất cứ ai muốn nói thật, trung thực với lương tri của mình [theo cách phản biện xã hội] cũng đều mang cái cảm giác lo âu, e sợ và đều có khả năng bị quy chụp vào cái tội ấy.”
Các nhận định trên cũng có cơ sở, không nói đâu xa xôi ngay các bài của TPT mà tôi phân tích ở trên cũng đã chứng minh cho điều đó, đặc biệt như bài góp ý cho dự thảo nghị định và bài “Chuyện trái khoáy khó hiểu” chép trên báo Tuổi trẻ. Thực tế hiện nay rất nhiều người sợ hãi không dám ý kiến gì trái với các cơ quan nhà nước, chính quyền. Ngay tôi viết bài này với mục đích phản biện, trên cơ sở pháp luật và tuy không khẳng định mọi việc tôi nói đều đúng, đều chuẩn nhưng chắc chắn không vi phạm pháp luật, không có ý chống ai, nhưng tôi cũng luôn đặt ra cho mình tình huống xấu nhất.
Ngoài ra, PTH viết câu sau đây phần nào chứng tỏ mục đích, động cơ của các bài viết của anh ấy: “Theo thiển ý của tôi thì cái đám kẻ sỹ hay bộc lộ ra sự chỉ trích, phê phán, cười cợt ấy [hầu như ít khi khen] đều xuất phát từ ý thức phản kháng cá nhân đối với những hiện trạng xã hội và đặc biệt là những hành vi, động thái của quan chức, của Đảng và cơ quan nhà nước.” Tức là việc chỉ trích là phản ứng mang tính cá nhân trước các tiêu cực của xã hội, quan chức mà thôi chứ không chống hay lật đổ ai.
Bây giờ trở lại điều 88 BLHS: Điều 88 từ lâu đã gây ra phản ứng trong dư luận nhân dân, thậm chí có ý kiến đề xuất bỏ. PTH nói điều 88 không rõ ràng ở chỗ thế nào là “chống nhà nước” hoàn toàn chính xác. Ngay như LS Hà Huy Sơn cũng đã kiến nghị UBTV Quốc hội giải thích điều 88. Điều 88 BLHS không phù hợp với Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền cũng như Công ước quốc tế về quyền chính trị và dân sự mà Việt Nam phải thực hiện.
Quan điểm của tôi, “chống” tức là làm cho cái gì đó đang ở trạng thái bình thường trở nên không bình thường hoặc cản trở xu hướng vận động của sự vật, điều này cũng phù hợp với từ điển tiếng Việt. Lấy ví dụ: một người đua xe, bị cảnh sát dùng xe của mình ép vào lề đường hay cây chuối có xu hướng bị ngã nên phải dùng trụ chống lại. Do đó điều 88 nên sữa đổi theo hướng chỉ quy định những hành vi làm cản trở sự hoạt động bình thường của chính quyền mới là tội phạm.
Không riêng gì điều 88 mà BLHS và BLTTHS hiện có nhiều chỗ chưa hợp lý, cần sữa đổi, bổ sung, khi nào có dịp tôi sẽ hầu bạn đọc.
b) Hành vi tham gia khóa huấn luyện ở Thái Lan: (xem phần nói về hành vi này của Nguyến Văn Hải)
3. Nguyến Văn Hải (NVH):
Theo cáo trạng thì anh NVH có các hành vi sau: thành lập Câu lạc bộ Nhà báo tự do và các phụ trang blog CLBNBTD nhằm chống nhà nước; viết và phổ biến tài liệu chống nhà nước và tham gia khóa huấn luyện tại Thái Lan nhằm lật đổ chính quyền. Đồng thời coi NVH là chủ mưu, cầm đầu của CLBNBTD.
Cáo trạng nêu các hành vi trên của NVH, nhưng không nói rõ các bài đó vi phạm như thế nào, nặng nhẹ ra sao, thậm chí cũng không nêu được tên các bài đó là gì. Như vậy có thể hiểu hành vi này không bị truy tố, đây là yếu tố không rõ ràng của cáo trạng. Vậy khả năng NVH bị truy tố bởi hành vi thành lập Câu lạc bộ Nhà báo tự do nhằm chống nhà nước trong vai trò cầm đầu và hành vi tham gia lớp huấn luyện ở Thái Lan.
a) Trước tiên nói về thành lập CLBNBTD: Việc thành lập CLBNBTD cũng như blog CLBNBTD hoàn toàn hợp pháp, vì không có luật nào cấm, mặt khác Hiến pháp năm 1992 cũng nói công dân có quyền lập hội. Luật về lập hội thì chưa có vậy công dân được hoàn toàn tự do trong vấn đề này.
Vấn đề là ở chỗ theo cáo trạng thì CLBNBTD và blog CLBNBTD nhằm mục đích chống nhà nước, tức là chống nhà nước có tổ chức. Việc buộc tội này không có cơ sở vì nếu một tổ chức như thế thì, thứ nhất tổ chức này hoạt động theo quy chế hay điều lệ nào? Một tổ chức chống phá nhà nước lại có sự chỉ đạo của tổ chức khác ngoài nước mà không có nổi một văn bản gì để quản lý, điều hành thì có thuyết phục không? (theo nhà nước ta nói tổ chức nước ngoài này là tổ chức phản động nhưng không biết đúng không?). Thứ 2 nữa, tại phần kết luận (trang 14), cáo trang nói cả 20 bài của PTH đăng trên blog Anhbasaigon, chứng tỏ trên blog CLBNBTD chỉ đăng 6 bài của TPT, mà 6 bài này thì không có nội dung chống nhà nước. Như vậy thì nói mục đích của CLBNBTD và blog CLBNBTD nhằm chống nhà nước là không thuyết phục.
Thực ra, theo như cáo trạng mô tả thì có thể hình dung là 3 người này do có cùng tư tưởng, quan điểm nên cùng rủ nhau lập nên một blog để phản biện hoặc phê phán các cơ quan nhà nước. Chỉ có thể thôi.
Ngoài ra, cáo trạng cũng tự mâu thuẫn ở chỗ, lúc thì nói NVH tự thay đổi mật khẩu blog (trang 2, 8, 13 cáo trạng), lúc khác lại nói NVH, Vũ Quốc Tú, Ngô Thanh Tú thay đổi mật khẩu? (trang 8 cáo trạng). Vậy sự thật nằm ở đâu? Phát hiện CLBNBTD và blog từ khi nào? Theo cáo trạng thì từ 9/2007 đến 10/2010 có 421 bài dăng trên blog CLBNBTD, trong đó có 94 bài do các thành viên CLB viết, nhưng chỉ kết luận TPT đăng 6 bài/89 bài, PTH và NVH không có bài nào trên blog này, hoặc có nhưng chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự. Vậy thì còn 88 bài của ai viết không được nhắc tới, nên có thể hiểu 88 bài này không vi phạm pháp luật. Các thành viên CLB viết và đăng lên blog CLBNBTD 94 bài, trong đó theo cáo trạng buộc tội chỉ có 6 bài là chống nhà nước. Ngoài ra, TPT bị buộc tội có tổng cộng 69 tài liệu, bài chống nhà nước; PTH bị buộc tội có 20 bài có nội dung chống nhà nước, nhưng không có bài đăng trên blog CLBNBTD. Nhìn một cách tổng thể, ta thấy rằng các tài liệu chống phá nhà nước (đó là nói theo cáo trạng) chủ yếu đăng ở nơi khác chứ không phải trên blog câu lạc bộ và trên blog của CLB cũng đăng các bài không chống nhà nước. Đó là chưa nói 6 bài bị cho là chống nhà nước đăng trên blog CLBNBTD thì cả 6 bài đều không chống nhà nước. Mặt khác người cầm đầu mà chẳng có bài nào chống nhà nước (hoặc có nhưng chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự) đăng trên đó là điều cực kỳ vô lý. Vậy thì nói mục đích của blog này nhằm chống nhà nước là không thuyết phục.
Còn nói NVH cầm đầu nhưng cáo trạng không có căn cứ gì chứng minh mà chỉ nói “NVH đã tự động thay mật khẩu mới của blog CLBNBTD để nắm giữ, quản lý điều hành” (trang 2 cáo trạng). Hay: “NVH còn chỉ đạo lập thêm các phụ trang blog CLBNBTD và phân công như sau” (trang 2 cáo trạng) hay: “NVH là đối tượng cầm đầu CLBNBTD” (trang 11 cáo trạng) hay : “…NVH còn thể hiện được vai trò cầm đầu trong các hoạt động như: “Tổ chức các cuộc biểu tình tại Tp HCM (nghe nói phần biểu tình được bỏ khỏi cáo trạng – HQH) để đưa tin và chỉ đạo các thành viên trong CLB viết bài đăng trên blog CLBNBTD nhằm tạo thanh thế cho CLBNBTD ở trong và ngoài nước; trực tiếp quan hệ và nhận sự hướng dẫn chỉ đạo của Nguyễn Tiến Trung (Trưởng ban thanh niên củađảng dân chủ Việt Nam); trực tiếp đi gặp gỡ quan hệ với các tổ chức phản động, các đối tượng chống phá nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…” (trang 12)
Như trên đã phân tích, CLBNBTD chưa thể gọi là tổ chức đúng nghĩa cũng như mục đích chống nhà nước của nó không tồn tại, thế thì NVH cầm đầu cái gì, cầm đầu với ai, chỉ đạo ai? Việc trực tiếp gặp người này, người kia hay tổ chức nào đó (nếu có) không phải là dấu hiệu của sự cầm đầu.
Cũng cần làm rõ 6 bài của TPT bị cho là đăng trên blog của câu lạc bộ là đăng từ thời điểm nào, trước hay sau khi anh Hải bị bắt vì tội “trốn thuế”. Sau khi anh Hải bị bắt thì câu lạc bộ và blog có hoạt động nữa không? Nếu còn hoạt động thì ai là người cầm đầu? CLBNBTD ngừng hoạt động từ khi nào và vì sao ngừng?
b) Hành vi tham gia khóa huấn luyện tại Thái Lan:
Việc NVH cùng PTH tham gia khóa huấn luyện ở Thái Lan (nếu có) cũng chưa nói lên điều gì cả. Tuy mục đích của khóa huấn luyện là nhằm lật đổ chính quyền (nên nhớ đó là mục đích của khóa học chứ không phải mục đích của 2 người này. Theo cáo trạng nói PTH khai như thế) thì đó là mục đích của người tổ chức, còn người tham gia có thể vì lý do khác, thậm chí nhiều lý do khác. Như bản thân tôi đây, coi Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình là kẻ thù nhưng vẫn đọc nhiều tài liệu nói về các ông ấy, vì dù căm ghét họ, nhưng cũng phải công nhận trí thông minh, bản lĩnh, tính cách mạnh mẽ của họ. NVH và PTH tham gia khóa học cũng có thể nhằm nâng cao hiểu biết, vì tò mò, rồi còn được đi Thái Lan không mất tiền hoặc vì mục đích khác chứ chưa chắc là để lật đổ.
Cáo trạng viết: “Tại các buổi hội thảo trong khóa huấn luyện ở Băng-Cốc – Thái Lan, NVH và PTH tiếp tục phát biểu tuyên truyền, xuyên tạc sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam về chế độ chính trị, kinh tế, giáo dục…và tác động lôi kéo mọi người chống phá Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [trang 7 cáo trạng]
BLHS không nói tuyên truyền, xuyên tạc sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là phạm tội, điều 88 chỉ nói nhà nước, chính quyền chứ không nói đến Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng không phải là nhà nước. Vậy nói 2 người chống nhà nước là sai. Thứ 2 là, nói họ tuyên truyền xuyên tạc thì tuyên truyền xuyên tạc như thế nào, tuyên truyền xuyên tạc với ai, chứng cứ đâu? Hai người này lôi kéo mọi người chống phá nhà nước, vậy mọi người là những ai, chống phá như thế nào, có chứng cứ không?
Cáo trạng viết tiếp: “…cả ba (ba nhân chứng cùng đi Thái Lan với 2 người – HQH) đều xác định tại khóa huấn luyện, NVH, PTH phát biểu nhiều về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, giáo dục của Việt Nam là trì trệ, yếu kém; nông dân thì biểu tình khiếu kiện kéo dài đòi ruộng đất, công nhân thì biểu tình bãi công đòi tăng lương…” [trang 10 cáo trạng]
Việc này họ nói không có gì sai, thậm chí ở một số diễn đàn trong nước cũng nói tới, chẳng hạn như giáo dục yếu kém đã được nhiều chuyên gia nói tới, kể cả các chuyên gia đầu ngành như GS Hoàng Tụy; nông dân, công nhân biểu tình cũng là sự thật ngay báo chí cũng nhiều lần đua tin. Giả sử họ bịa sự việc không có thật để nói xấu Nhà nước thì họ phạm tội chống nhà nước, còn họ nhận xét chế độ kinh tế, giáo dục, chính trị yếu kém thì đó là theo quan điểm của họ. Đánh giá chế độ chính trị, kinh tế … như trên chỉ có tính định tính, nó không mang tính định lượng, không có thước đo chuẩn để nói chính xác thế nào là tốt, thế nào là yếu kém, tức là ngoài yếu tố khách quan, nó còn phụ thuộc trình độ nhìn nhận của mỗi người. Vì vậy theo quan điểm của họ thì chế độ chính trị, kinh tế … của nước ta là yếu kém thì họ có quyền nói là yếu kém. Ngay cựu chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cũng nói nên đổi mới hệ thống chính trị. Nếu chính trị không yếu kém thì có cần đổi mới không? Những người điều tra vụ án cũng như những người viết cáo trạng chưa chắc đã hiểu chế độ chính trị yếu kém thể hiện ở những hiện tường nào. Nếu chế độ chính trị không yếu kém thì có xảy ra vụ Đoàn Văn Vươn không? Nếu không yếu kém thì có để người Trung Quốc lộng hành, có mặt khắp nơi, kể cả những nơi trọng yếu nhất về an ninh quốc phòng không? Nếu không yếu kém thì tham nhũng có thành quốc nạn không? Nếu không yếu kém thì có để nông dân khiếu kiện đất đai đông người, kéo dài không? Nếu không yếu kém có để công dân “tự tử” hoặc “tự ngã” trong đồn công an nhiều như thế không? Nếu không yếu kém thì có các vụ Vinashin, Vinaline, Nguyễn Đức Kiên không? V.v…
Theo như cáo trạng viết và đối chiếu với điều 88 thì có thể hiểu 2 người không bị buộc tội về hành vi huấn luyện tại Thái Lan, mà bị buộc tội tuyên truyền xuyên tạc Đảng và nhà nước (xảy ra cả ở Thái Lan), đây cũng là điều không rõ ràng. Còn việc tuyên truyền xuyên tạc Đảng thì cũng không thể buộc tội, bởi vì Đảng CSVN không phải là nhà nước, còn tình hình kinh tế, giáo dục... thì họ nói đúng sự thực.
II – Nhận xét về bản cáo trạng, kết luận và hướng giải quyết vụ án.
Qua phân tích trên đây, tôi nhận thấy bản cáo trạng này mang nặng suy diễn chủ quan một cách tài tình, duy ý chí, không chặt chẽ và có nhiều chỗ mâu thuẫn. Ngoài ra còn có những sai lầm sau đây:
- Vừa thừa lại vừa thiếu, viết chung chung không rõ ràng, không có một trích dẫn, chứng cứ nào thuyết phục để chứng minh cho hành vi phạm đội của các bị can. Ví dụ phần trích kết quả giám định: “…hầu hết các tài liệu đều chứa cán nội dung, giá trị phê phán…” [trang 2] hay “…hầu hết các nội dung được thể hiện trong các tập tài liệu đều có tính độc hại…[trang 5] v.v… Không biết các tài liệu độc hại là độc hại như thế nào, đã đến mức chịu trách nhiệm hình sự chưa và việc độc hại như thế thì áp dụng điều luật nào? Chẳng hạn tài liệu khiêu dâm và tài liệu chống nhà nước đều là độc hại nhưng áp dụng điều luật khác nhau.
- Lẫn lộn giữa khái niệm Nhà nước với các khái niệm khác như: Đảng, Chủ nghĩa Marx, Karl Marx, Lenin, Cộng sản do đó áp dụng sai luật.
- Chưa chứng minh được các bị can đã gây ra thiệt hại gì, thiệt hại như thế nào quy định tại điều 63 BLTTHS.
- Chưa phân định được như thế nào là chống nhà nước với tự do ngôn luận, tự do quan điểm từ đó kết tội một cách cực kỳ vô lý, ví dụ phần trích kết luật giám định viết: “…5 mẫu tài liệu có nội dung ủng hộ đa nguyên, đa đảng…” [trang3]. Không có điều luật nào cấm công dân ủng hộ đa nguyên, đa đảng. Công dân có quyền phát biểu quan điểm mà không bị can thiệp, như thế thì họ có quyền ủng hộ đa nguyên, đa đảng (điều 19 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền). Nên nhớ đây đang nói ủng hộ, cổ vũ đa nguyên, đa đảng chứ không nói lật đổ chính quyền. Thậm chí các bài của TPT viết góp ý cho dự thảo nghị định, bài chép từ báo Tuổi trẻ cũng bị coi là chống nhà nước
Hay có những bài viết cáo trạng công nhận là sự thật nhưng vẫn kết tội, như phần trích kết quả giám định viết: “…các bài viết thông tin hiện trang, tiêu cực, mặt trái xã hội nhưng không thể hiện thiện chí góp ý…” [trang 4]. Viết như thế thì sẽ hiểu là, công nhận bị can viết đúng sự thật chứ không phải họ bịa đặt nhưng bị truy tố là do không thể hiện thiện chí góp ý.
- Cáo trạng buộc tội cả những hành vi không thể hiện rõ ràng bằng giấy trắng mực đen, cụ thể là buộc tội cả những ấn ý bên trong (nếu có). Điều đó là không đúng, ngay ở nước ta, có những vụ án đòi bồi thường danh dự nhưng bị tòa án bác bỏ vì hành vi của bị đơn là bâng quơ, không rõ ràng. [xem bài “Đòi bồi thường vì bị chửi đổng cướp chồng bạn” trên vnexpress]
Ngoài ra còn nhiều lỗi khác.
Cũng phải đặt ra một số vấn đề cần làm sáng tỏ như sau:
- Triệu tập các giám định viên liên quan để làm rõ một số vấn đề như: giải thích kết quả giám định, xuất trình bản ghi chép quá trình giám định, phương pháp giám định và làm rõ họ có đủ tiêu chuẩn GĐV theo quy định hay không và các vấn đề khác liên quan.
- Các tài liệu của các bị can cần phải giám định mới xác định được là chống nhà nước, tức là chỉ những giám định viên mới biết được, như vậy thì nó có thật sự là nguy hiểm không?
- Cáo trạng truy tố các bị can theo điều 88 BLHS, áp dụng khoản 2 nhưng khoản 2 chỉ nói tình tiết tăng nặng chứ không phải là hành vi phạm tội. Chưa có hành vi phạm tội thì dứt khoát không thể coi là phạm tội, vậy tại sao lại áp dụng điều khoản tăng nặng?
- Nói NVH chống nhà nước, trong khi anh ấy ở trong tù, vậy chống như thế nào, chống nhà nước trong thời gian ở tù hay trước đó, phát hiện khi nào, tại sao không xét xử trước vụ án “trốn thuế”.
- Theo cáo trạng, các bị can bị truy tố theo khoản 2 điều 88 tức là thuộc loại đặc biệt nghiêm trọng nhưng các bài viết của họ đã phát tán trên mạng từ mấy năm trước mới phát hiện được, vậy nếu nói đó là các tài liệu chống nhà nước thì chứng tỏ cơ quan bảo vệ an ninh quốc gia quá yếu kém, sơ hở. Trong lúc tôi đã biết tiếng TPT đụng độ nhiều lần với an ninh từ khoảng 4 năm trước, vậy mà CQAN không phát hiện ra các tài liệu “chống nhà nước” sớm để ngăn chặn, mặc dù các tài liệu đó đăng công khai trên blog của chị ấy.
- Theo tin trên mạng, cơ quan công an thông báo cho gia đình NVH là anh bị mất một tay, nhưng thực tế không phải, vậy cần làm rõ động cơ của việc này là gì, có vi phạm luật hay không?
Tôi không khẳng định các bị can có phạm tội hay không vì không đủ tài liệu để kiểm chứng. Tuy nhiên với các hành vi đã được phân tích, kết hợp với logic thông thường (cũng như hướng dẫn của VKSND TC) là những chứng cứ đưa ra chứng minh để buộc tội phải là những chứng cứ có sức thuyết phục nhất trong số các chứng cứ có được thì tôi tin tưởng 100% các bị can vô tội. Họ chỉ thực hiện tự do bày tỏ quan điểm, tự do ngôn luận, tự do tư tưởng.
Vì vậy hướng giải quyết tốt nhất vụ án này là xét xử công khai đúng nghĩa, không ngăn cản những người ủng hộ các bị cáo mà chỉ giữ gìn trật tự như các vụ án thông thường. Trong quá trình tranh tụng tại tòa, nếu không có tình tiết gì mới, không có chứng cứ nào thuyết phục thì trả tự do ngay cho các bị cáo. Đó là phương án tối ưu.
Như chúng ta đều biết, nhiều người bị tù hoặc trấn áp nhưng họ không hề khuất phục mà tiếp tục đấu tranh, thậm chí đấu tranh mạnh mẽ hơn, can trường hơn. Đơn cử vài trường hợp như: Cù Huy Hà Vũ, Phạm Thanh Nghiên, BS Phạm Hồng Sơn, LS Lê Quốc Quân, Bùi Thị Minh Hằng, gia đình Huỳnh Thục Vy, Trần Thị Nga… Ba bị can trong vụ án này, đặc biệt là NVH và TPT cũng rất can trường, kiên cường, họ sẵn sàng hy sinh tất cả để đấu tranh đến cùng. Sở dĩ họ không khuất phục là vì họ không có gì sai, họ chỉ thực hiện quyền công dân, đấu tranh vì công lý và lẽ phải, ít nhất thì đó cũng là suy nghĩ của chính họ. Với tính mạng của mình, họ cũng không tiếc, thế thì họ còn sợ cái gì nữa. Hiện nay chúng ta đang bị dư luận trong nước cũng như quốc tế phê phán nhiều về vấn đề nhân quyền, gây khó khăn cho quan hệ làm ăn, đặc biệt là Hoa Kỳ đang cấm vận vũ khí sát thương cũng như Hạ viện Hoa Kỳ vừa thông qua Luật nhân quyền Việt nam. Hậu quả của những việc này chỉ có người dân gánh chịu. Trong lúc kẻ thù đang lăm le ở biên giới hải đảo và phá hoại một cách toàn diện mà đi bỏ tù những người này chẳng khác gì chúng ta tự làm suy yếu mình. Quý vị trực tiếp giải quyết vụ này nên nhìn xa hơn, đừng vì đồng tiền, bát gạo hay địa vị trước mắt mà hãy nghĩ nhiều hơn cho con, cháu các vị để có quyết định sáng suốt. Nếu đất nước này bị xâm chiếm hoặc nếu bị nô lệ nước ngoài thì với địa vị của mình, các vị cùng con cháu cũng như đa số người dân chắc là không đủ tiền để lánh nạn ở nước ngoài đâu. Nếu chúng ta bỏ tù người này, người nọ mà dư luận không đồng tình càng làm mất uy tín nhà nước, bất ổn chính trị, trật tự xã hội, tạo ra nhiều người bất đồng một cách bất đắc dĩ, đặc biệt là đối với thân nhân của họ.
Với những gì đã phân tích thì theo tôi phương án nêu trên là tối ưu.
Trên đây là phân tích, bình luận của tôi về bản cáo trạng này để những ai quan tâm tham khảo. Tôi sẵn sàng tranh luận trên cơ sở pháp luật với tinh thần cầu thị, xây dựng, nếu ai đó có quan điểm ngược lại hoặc coi tôi là chống nhà nước,.
Ngày 20/9/2012
© Hồ Quang Huy
Theo Dân Làm Báo
Không có nhận xét nào