Động đất Sông Tranh: Cần giải tỏa những lo lắng của người dân
Tình hình động đất tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 gây quan ngại không chỉ cho cư dân và chính quyền địa phương mà còn nhiều giới khác tại Việt Nam.
Tiến sĩ địa vật lý Nguyễn Thanh Giang trong thời gian qua theo dõi tình hình và có cuộc trao đổi với phóng viên Gia Minh của Đài Á Châu về vấn đề đó.
Trước hết ông cho biết những quan sát được về diễn biến động đất tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 như sau:
TS Nguyễn Thanh Giang: Từ đầu 2011 đến trước đợt địa chấn này Viện Vật lý Địa cầu của Việt Nam cho biết đã ghi nhận 52 trận động đất lớn nhỏ trên địa bàn huyện Bắc Trà My, Nam Trà My và một số địa phương lân cận khu vực công trình thủy điện Sông Tranh 2.
Đầu tháng 9 đến nay động đất xẩy ra càng dồn dập, khoảng trên mười trận. Có những trận khá mạnh. Trận xảy ra lúc 9g rưỡi sáng ngày 7 tháng 9 mạnh 4,2 độ Richter. Tâm chấn của trận này cách đập thủy điện khoảng 5 km.
Trận xẩy ra đêm 3 tháng 9 cũng mạnh tới 4,2 độ Richter với độ chấn tiêu sâu 7,3 km ở ngay bên phải đập chính của hồ chứa thủy điện tại xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My.
Tuy chưa xẩy ra nứt toác phần vỏ địa cầu tại đây, chưa sụp đổ các công trình xây dựng nhưng nhiều căn nhà và một số trường học đã nứt tường, vênh cửa. Càng gần đập thủy điện Sông Tranh 2 tình trạng càng nặng hơn, làm cho nhân dân và các cấp chính quyền thực sự lo lắng.
Nguyên nhân
Gia Minh: Vậy theo ông nguyên nhân dẫn đến những chấn động tại khu vực đó là do đâu?
TS Nguyễn Thanh Giang: Các trận động đất xẩy ra sau khi tích nước vào những hồ nhân tạo dung lượng lớn thường được quy vào dạng động đất kích thích. Nguyên nhân chủ yếu của dạng động đất kích thích là do các đứt gãy nhỏ nguyên thủy của bề mặt vỏ địa cầu, nằm ở phía dưới lòng hồ thủy điện từ lâu bị đất đá lấp kín, nay xây hồ chứa nước, lớp đất đá bị nước ngâm bở tơi ra, cộng với áp lực nước do tích nước lớn khiến các vết đứt gãy tiếp tục bị kích thích nứt sâu hơn, gây ra những xô đẩy của các mảng vỏ trái đất.
Sông Tranh hay sông Hồng, sông Đà đều là những vết đứt gãy lớn của vỏ trái đất hình thành trong lịch sử kiến tạo địa cầu. Vì vậy, xung quanh lưu vực sông đều có những đứt gãy nhỏ bị đất đá vùi lấp. Bình thường nó ổn định nhưng khi xây hồ thủy điện và bắt đầu chứa nước, nó sẽ bị tác nhân mới tác động, phá vỡ thế cân bằng cũ.
Tuy nhiên những khảo sát gần đây của Viện Vật lý Địa cầu Việt Nam lại cho thấy đã xuất hiện một số trận động đất có chấn tiêu ở xa hồ thủy điện Sông Tranh nhưng rất gần với một đứt gãy địa chất mang tên Hưng Nhượng-Tà Vi ở mạn nam đập thủy điện Sông Tranh. Đứt gãy này chạy theo hướng đông-tây.
Hồ chứa thủy điện Sông Tranh có dung tích 730 triệu m3 nước, không lớn lắm, nên người ta nghĩ rằng nó không đủ để có thể gây động đất kích thích ở các vị trí xa.
Vả lại động đất kích thích thường xẩy ra sau khi hồ chứa đầy nước trong mùa mưa trong khi thời điểm xảy ra ba trận động đất lớn nhất nói trên, hồ chứa thủy điện Sông Tranh lại đang ở mức tích nước tối thiểu, Cho nên có ý kiến cho rằng đứt gãy Hưng Nhượng-Tà Vi đang hoạt động trở lại.
Ngoài đứt gãy Hưng Nhượng-Tà Vi ở phía nam, ở phía bắc hồ chứa thủy điện Sông Tranh còn có đứt gãy Tam Kỳ-Phước Sơn cũng lớn như đứt gãy Hưng Nhượng – Tà Vy và cũng chạy theo hướng đông – tây. Hai đứt gãy này bị chắn bởi một đứt gãy khác nữa là đứt gãy Trà Bồng.
Mức độ nguy hiểm
Gia Minh: Như thế có thể đánh giá mức độ nguy hiểm của tình hình động đất tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 ra sao?
TS Nguyễn Thanh Giang: Động đất xẩy ra tại các hồ tích nước thủy điện ở nhiều nước trên thế giới đã thường xẩy ra trong thời gian đầu. Nếu động đất ở Sông Tranh chỉ là động đất kích thích thì không đáng ngại. Phép thống kê cho thấy hầu hết các trận động đất kích thích thường nhỏ, chỉ khoảng 4-5 độ Richter và thường không vượt quá cường độ một trận động đất tự nhiên có thể xảy ra ở khu vực đó.
Những năm 1989 - 1991 tại vùng hồ chứa nước thủy điện Hòa Bình, sau khi công trình đi vào hoạt động cũng xảy ra động đất kích thích với cường độ mạnh hơn ở sông Tranh vì áp lực nước hồ chứa Hòa Bình lớn hơn sông Tranh. Chuỗi động đất kích thích ở đây đã xảy ra với cường độ 3,5 - 4 độ Richter vào tháng 4/1989 và tăng đến 5,1 độ Richter vào năm 1991. Song từ năm 1992, vùng hồ thủy điện Hòa Bình đã trở về trạng thái yên tĩnh.
Hy vọng động đất ở Sông Tranh dù sẽ tăng cũng không vượt quá 5,5 độ Richter rồi giảm dần.
Tuy nhiên nếu các đứt gãy Tam Kỳ - Phước Sơn, Hưng Nhượng – Tà Vy tái hoạt động thì lại là chuyện khác.
Vỏ Trái Đất nói chung luôn ở trong trạng thái tích lũy ứng suất, để rồi khi đạt đến một ngưỡng nhất định vượt quá sức bền của đất đá thì sẽ xảy ra đứt gãy, dịch động hoặc rung chấn.
Thế kỷ trước, Việt Nam từng ghi nhận 2 trận động đất lớn là động đất Điện Biên (năm 1935) với cường độ 6,75 độ Richter xảy ra trên đới đứt gẫy sông Mã. Trận lớn thứ hai là động đất Tuần Giáo (năm 1983), với cường độ 6,8 độ Richter, xảy ra trên đới đứt gẫy Sơn La.
Ngoài ra, vùng ngoài khơi Nam Trung Bộ, năm 1923 cũng có 1 trận động đất 6,1 độ Richter (thuộc ở vùng biển Vũng Tàu, Phan Thiết). Trận động đất này kéo theo hiện tượng phun trào núi lửa Hòn Choi, trên đới đứt gãy kinh tuyến 109-110.
Công tác trước mắt
Gia Minh: Vậy theo ông những công tác cần thực hiện tại khu vực động đất thủy điện Sông Tranh 2 là gì?
TS Nguyễn Thanh Giang: Tôi cũng là nhà địa vật lý nhưng chuyên sâu của tôi là nghiên cứu về địa từ trường, đặc biệt là Cổ từ học. Cùng thế hệ tôi có giáo sư- tiến sỹ Nguyễn Đình Xuyên, cựu Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu Việt Nam mới là chuyên gia giỏi về Địa chấn. Nay chúng tôi đều đã nghỉ hưu nhưng một loạt anh em lứa sau như GSTS Nguyễn Huy Minh, GSTS Nguyễn Hồng Phương … mới là những người đang đảm lãnh trách nhiệm và có nhiệm vụ giải tỏa một phần những băn khoăn lo lắng của nhân dân và của chính quyền.
Ngoài nỗi lo đổ nhà sập cửa, mối lo kinh hoàng hơn là nếu xẩy ra vỡ đập thủy điện Sông Tranh.
Nếu động đất Sông Tranh chỉ là động đất kích thích và nếu công trình xây dựng được thiết kế đúng là có độ kháng chấn 7-8 độ Richter thì có thể coi như chắc chắn sẽ không có thảm họa xẩy ra.
Tuy nhiên, tình trạng rò rỉ nước khá nặng nề ở đập Sông Tranh làm cho người ta không thể không đặt vấn đề nghi vấn chất lượng đập!
Trước mắt cần công khai minh bạch tất cả những tư liệu và giải thích rõ để nhân dân hiểu bản chất sự việc đồng thời đưa vào các trường học ở địa phương Sông Tranh một số tiết giảng về kiến thức địa chấn cũng như cách phòng tránh động đất. Những kiến thức tối thiểu phải biết để đối phó khi động đất xẩy ra như phải chui ngay xuống gầm bàn, gầm giường để tránh bị gạch vữa rơi vào đầu hay nép vào góc tường và chụp lên đầu bất cứ vật gì vớ được để giảm khả năng bị tường đổ vào người … phải được phổ biến rộng rãi, thấu triệt đến mọi người dân.
Dẫu sao, hãy cầu mong cho tất cả đều được bình an và thủy điện Sông Tranh vẫn góp phần thắp sáng lâu dài trong mạng lưới điện quốc gia của ta.
Gia Minh: Cám ơn tiến sĩ về những trình bày vừa rồi.
© Gia Minh, biên tập viên RFA
Tiến sĩ địa vật lý Nguyễn Thanh Giang trong thời gian qua theo dõi tình hình và có cuộc trao đổi với phóng viên Gia Minh của Đài Á Châu về vấn đề đó.
Trước hết ông cho biết những quan sát được về diễn biến động đất tại khu vực thủy điện Sông Tranh 2 như sau:
San lấp các hố sụt lún bên dưới chân đập thủy điện Sông Tranh 2 chiều 6/9/2012. |
Đầu tháng 9 đến nay động đất xẩy ra càng dồn dập, khoảng trên mười trận. Có những trận khá mạnh. Trận xảy ra lúc 9g rưỡi sáng ngày 7 tháng 9 mạnh 4,2 độ Richter. Tâm chấn của trận này cách đập thủy điện khoảng 5 km.
Trận xẩy ra đêm 3 tháng 9 cũng mạnh tới 4,2 độ Richter với độ chấn tiêu sâu 7,3 km ở ngay bên phải đập chính của hồ chứa thủy điện tại xã Trà Đốc, huyện Bắc Trà My.
Tuy chưa xẩy ra nứt toác phần vỏ địa cầu tại đây, chưa sụp đổ các công trình xây dựng nhưng nhiều căn nhà và một số trường học đã nứt tường, vênh cửa. Càng gần đập thủy điện Sông Tranh 2 tình trạng càng nặng hơn, làm cho nhân dân và các cấp chính quyền thực sự lo lắng.
Nguyên nhân
Đập thủy điện Sông Tranh 2. File photo. |
TS Nguyễn Thanh Giang: Các trận động đất xẩy ra sau khi tích nước vào những hồ nhân tạo dung lượng lớn thường được quy vào dạng động đất kích thích. Nguyên nhân chủ yếu của dạng động đất kích thích là do các đứt gãy nhỏ nguyên thủy của bề mặt vỏ địa cầu, nằm ở phía dưới lòng hồ thủy điện từ lâu bị đất đá lấp kín, nay xây hồ chứa nước, lớp đất đá bị nước ngâm bở tơi ra, cộng với áp lực nước do tích nước lớn khiến các vết đứt gãy tiếp tục bị kích thích nứt sâu hơn, gây ra những xô đẩy của các mảng vỏ trái đất.
Nguyên nhân chủ yếu của dạng động đất kích thích là do các đứt gãy nhỏ nguyên thủy của bề mặt vỏ địa cầu, nằm ở phía dưới lòng hồ thủy điện từ lâu bị đất đá lấp kín, nay xây hồ chứa nước, lớp đất đá bị nước ngâm bở tơi ra, cộng với áp lực nước do tích nước lớn khiến các vết đứt gãy tiếp tục bị kích thích nứt sâu hơn, gây ra những xô đẩy của các mảng vỏ trái đất. TS Nguyễn Thanh Giang |
Tuy nhiên những khảo sát gần đây của Viện Vật lý Địa cầu Việt Nam lại cho thấy đã xuất hiện một số trận động đất có chấn tiêu ở xa hồ thủy điện Sông Tranh nhưng rất gần với một đứt gãy địa chất mang tên Hưng Nhượng-Tà Vi ở mạn nam đập thủy điện Sông Tranh. Đứt gãy này chạy theo hướng đông-tây.
Hồ chứa thủy điện Sông Tranh có dung tích 730 triệu m3 nước, không lớn lắm, nên người ta nghĩ rằng nó không đủ để có thể gây động đất kích thích ở các vị trí xa.
Vả lại động đất kích thích thường xẩy ra sau khi hồ chứa đầy nước trong mùa mưa trong khi thời điểm xảy ra ba trận động đất lớn nhất nói trên, hồ chứa thủy điện Sông Tranh lại đang ở mức tích nước tối thiểu, Cho nên có ý kiến cho rằng đứt gãy Hưng Nhượng-Tà Vi đang hoạt động trở lại.
Ngoài đứt gãy Hưng Nhượng-Tà Vi ở phía nam, ở phía bắc hồ chứa thủy điện Sông Tranh còn có đứt gãy Tam Kỳ-Phước Sơn cũng lớn như đứt gãy Hưng Nhượng – Tà Vy và cũng chạy theo hướng đông – tây. Hai đứt gãy này bị chắn bởi một đứt gãy khác nữa là đứt gãy Trà Bồng.
Mức độ nguy hiểm
Động đất gây nứt tường nhà dân Ảnh: Hoàng Sơn/Thanh Niên |
TS Nguyễn Thanh Giang: Động đất xẩy ra tại các hồ tích nước thủy điện ở nhiều nước trên thế giới đã thường xẩy ra trong thời gian đầu. Nếu động đất ở Sông Tranh chỉ là động đất kích thích thì không đáng ngại. Phép thống kê cho thấy hầu hết các trận động đất kích thích thường nhỏ, chỉ khoảng 4-5 độ Richter và thường không vượt quá cường độ một trận động đất tự nhiên có thể xảy ra ở khu vực đó.
Những năm 1989 - 1991 tại vùng hồ chứa nước thủy điện Hòa Bình, sau khi công trình đi vào hoạt động cũng xảy ra động đất kích thích với cường độ mạnh hơn ở sông Tranh vì áp lực nước hồ chứa Hòa Bình lớn hơn sông Tranh. Chuỗi động đất kích thích ở đây đã xảy ra với cường độ 3,5 - 4 độ Richter vào tháng 4/1989 và tăng đến 5,1 độ Richter vào năm 1991. Song từ năm 1992, vùng hồ thủy điện Hòa Bình đã trở về trạng thái yên tĩnh.
Hy vọng động đất ở Sông Tranh dù sẽ tăng cũng không vượt quá 5,5 độ Richter rồi giảm dần.
Tuy nhiên nếu các đứt gãy Tam Kỳ - Phước Sơn, Hưng Nhượng – Tà Vy tái hoạt động thì lại là chuyện khác.
Vỏ Trái Đất nói chung luôn ở trong trạng thái tích lũy ứng suất, để rồi khi đạt đến một ngưỡng nhất định vượt quá sức bền của đất đá thì sẽ xảy ra đứt gãy, dịch động hoặc rung chấn.
Thế kỷ trước, Việt Nam từng ghi nhận 2 trận động đất lớn là động đất Điện Biên (năm 1935) với cường độ 6,75 độ Richter xảy ra trên đới đứt gẫy sông Mã. Trận lớn thứ hai là động đất Tuần Giáo (năm 1983), với cường độ 6,8 độ Richter, xảy ra trên đới đứt gẫy Sơn La.
Ngoài ra, vùng ngoài khơi Nam Trung Bộ, năm 1923 cũng có 1 trận động đất 6,1 độ Richter (thuộc ở vùng biển Vũng Tàu, Phan Thiết). Trận động đất này kéo theo hiện tượng phun trào núi lửa Hòn Choi, trên đới đứt gãy kinh tuyến 109-110.
Công tác trước mắt
Ngày 8.9, đoàn chuyên gia của Bộ KH-CN đã vào vùng tâm chấn để nghiên cứu, khảo sát - Photo: Hoàng Sơn/thanhnien-online |
TS Nguyễn Thanh Giang: Tôi cũng là nhà địa vật lý nhưng chuyên sâu của tôi là nghiên cứu về địa từ trường, đặc biệt là Cổ từ học. Cùng thế hệ tôi có giáo sư- tiến sỹ Nguyễn Đình Xuyên, cựu Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu Việt Nam mới là chuyên gia giỏi về Địa chấn. Nay chúng tôi đều đã nghỉ hưu nhưng một loạt anh em lứa sau như GSTS Nguyễn Huy Minh, GSTS Nguyễn Hồng Phương … mới là những người đang đảm lãnh trách nhiệm và có nhiệm vụ giải tỏa một phần những băn khoăn lo lắng của nhân dân và của chính quyền.
Ngoài nỗi lo đổ nhà sập cửa, mối lo kinh hoàng hơn là nếu xẩy ra vỡ đập thủy điện Sông Tranh.
Trước mắt cần công khai minh bạch tất cả những tư liệu và giải thích rõ để nhân dân hiểu bản chất sự việc đồng thời đưa vào các trường học ở địa phương Sông Tranh một số tiết giảng về kiến thức địa chấn cũng như cách phòng tránh động đất. TS Nguyễn Thanh Giang |
Tuy nhiên, tình trạng rò rỉ nước khá nặng nề ở đập Sông Tranh làm cho người ta không thể không đặt vấn đề nghi vấn chất lượng đập!
Trước mắt cần công khai minh bạch tất cả những tư liệu và giải thích rõ để nhân dân hiểu bản chất sự việc đồng thời đưa vào các trường học ở địa phương Sông Tranh một số tiết giảng về kiến thức địa chấn cũng như cách phòng tránh động đất. Những kiến thức tối thiểu phải biết để đối phó khi động đất xẩy ra như phải chui ngay xuống gầm bàn, gầm giường để tránh bị gạch vữa rơi vào đầu hay nép vào góc tường và chụp lên đầu bất cứ vật gì vớ được để giảm khả năng bị tường đổ vào người … phải được phổ biến rộng rãi, thấu triệt đến mọi người dân.
Dẫu sao, hãy cầu mong cho tất cả đều được bình an và thủy điện Sông Tranh vẫn góp phần thắp sáng lâu dài trong mạng lưới điện quốc gia của ta.
Gia Minh: Cám ơn tiến sĩ về những trình bày vừa rồi.
© Gia Minh, biên tập viên RFA
Không có nhận xét nào