Nhật Bản, Trung Quốc: Quá gần để gây chiến
John Foley (Reuteurs)
Gần 40 năm sau khi Trung Quốc và Nhật Bản đã chính thức tuyên bố mối quan hệ của họ “bình thường”, thực sự dường như không phải như vậy. Mối thù cũ vì những quần đảo tranh chấp đã đua đến những lời hùng biện dại dột từ Tokyo, những cuộc bạo loạn chống lại Nhật Bản tại các thành phố của Trung Quốc, và ngay cả một cuộc tấn công vào xe của đại sứ Nhật Bản. Tuy nhiên, những tranh cãi đó không thay đổi tiềm để mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản tốt hơn.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda (P), Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo duyệt binh tại Đại lễ đường Nhân dân [Bắc Kinh, Trung Quốc, Chủ Nhật, 25 Tháng Mười Hai, 2011] Nguồn ảnh: Andy WongAP |
Về măt tài chính, Nhật Bản có lẽ là một trong ba thị trường trái phiếu chính phủ đủ chỗ để Trung Quốc đầu tư khối lượng lớn 3,2 nghìn tỷ USD dự trữ ngoại tệ.
Những tranh chấp bắt nguồn từ cách đối xử của Nhật Bản với Trung Quốc trong Chiến tranh thế giới thứ hai hoặc từ những tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Senkaku-Điếu Ngư của cả hai nước. Hiện nay vần đề chủ quyền đang là nguyên nhân áp đảo. Sau khi một nhóm người biểu tình của Hồng Kông lên trên những hòn đảo xa xôi, Thủ tướng Nhật Bản khẳng định những hòn đảo đó là một phần không thể tách rời của Nhật Bản.
Tuy nhiên, về mặt kinh tế, hai nước có sự hòa hợp. Thị phần của Trung Quốc trong hàng xuất khẩu của Nhật Bản đã tăng từ 3,5% năm 1990 lên 19% vào năm 2012 cho đến nay. Công nghệ Nhật Bản cung cấp năng lượng cho đường sắt tốc độ cao của Trung Quốc đang phát triển nhanh cuãng như sự tự động hóa dây chuyền sản xuất tại TQ. Ngoài những tranh chấp quan thuế về hành tây và nấm vào năm 2001, và gần đây trên kim loại “đá hiếm”, Nhật Bản đã không trực tiếp kiện tụng thương mại chống lại Trung Quốc. Tokyo còn giữ im lặng về sự ép giá đồng nhân dân tệ của TQ, khi giá đồng yen tăng.
Bình tĩnh sẽ thắng thế. Sau khi những thành phố của Trung Quốc tổ chức cuộc bạo loạn chống Nhật vào năm 2005, thương mại song phương đã tăng trưởng 12%, và số lượng khách du lịch Nhật Bản đến Trung Quốc cũng tăng. Mặc dù có những nghi ngờ rằng Trung Quốc đôi khi khuyến khích người dân xả bực tức bằng hình thức biểu tình chống nước ngoài, cảnh sát chống bạo động đã phá vỡ cuộc biểu tình tại Quảng Đông với sức mạnh đáng báo động.
Trong khi Nhật Bản và Trung Quốc cùng chiếm 1/5 sản lượng của thế giới, chỉ có 9% của cổ phiếu đầu tư ra nước ngoài và 11% sản xuất hàng năm của Nhật Bản ở Trung Quốc, của nó. Cả hai không bao giờ có thể là bạn, nhưng để lịch sử sang một bên họ có thể là đối tác tuyệt vời.
Theo DCVOnline
Nguồn: Japan, China: Too close to fight. John Foley, Reuteurs. Aug. 29, 2012
Không có nhận xét nào