Header Ads

  • Tin Mới Nhất

    Đây là khởi đầu cho sự cáo chung của đảng CSVN?

    Roger MittonNhỏ Mai Khôi lược dịch

    Phải chăng đây là khởi đầu cho sự cáo chung của đảng đang cầm quyền ở Việt Nam?

    Truyền thông tuần qua đầy ngập tin tức về nền kinh tế nữa sống nữa chết của Việt Nam, mà Tạp chí Wall Street đã nhấn mạnh, “đang đi từ chỗ bị thương đến chết.”

    Hôm thứ Ba, báo Tuổi Trẻ tiết lộ trùm ngân hàng đầy uy quyền, ông Nguyễn Đức Kiên, đã bị bắt vì vi phạm luật tài chánh.

    Ông Kiên là một trong 20 người thương gia giàu có và có mối quan hệ làm ăn tuyệt vời nhất - ông ta gần gũi với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và người đồng sáng lập Ngân hàng Thương mãi Á châu (ACB), một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam.

    Tin ông bị bắt làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam vốn đang trong tình trạng hấp hối giờ tiếp tục trượt sàn rơi xuống sâu nhất trong bốn năm qua, và đưa đến tình trạng người gởi tiền ở ngân hàng bị hoang mang và đồng loạt kéo đến các chi nhánh của ngân hàng ACB để rút tiền.

    Khoảng 400 triệu Mỹ Kim đã bị rút trong vòng hai ngày sau đó và ngân hàng trung ương đã phải điều xe tải chở tiền mặt đến, nhằm tránh trường hợp ngân hàng thương mãi bị cháy túi.

    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch nước
     Trương Tấn Sang trong tuần trăng mật sau
    đại hội đảng năm rồi. Nguồn hình: Onthenet
    Sự yên lắng ngắn ngủi sau đó bị tan tành khi tin tức từ những hãng thông tấn như Agence France Presse cho đi trên hàng đầu hôm thứ Năm: “Ông trùm thứ hai bị bắt trong lúc người dân đua nhau rút tiền ở ngân hàng Việt Nam.”

    Ông Lý Xuân Hải, giám đốc điều hành ACB, chia cơm tù với ông Kiên vì bị kết tội vi phạm luật thương mãi làm cho người dân lại càng hoang mang và lại rút tiền ra thêm, và một cuộc trượt sàn tàn khốc của thị trường chứng khoán Việt Nam làm mất giá lên tới 4 tỉ đô-la.

    Bức tranh tối đi một cách đáng ngại, bằng chứng là tờ Thời báo Nữu Ước đã cho đi trên hàng đầu: “Ở Việt Nam, Nỗi Lo Cho Cuộc Phá Sản Kinh Tế Ngày Càng Tăng.”

    Nỗi lo sợ này được gia tăng khi Thông tấn Xã Việt Nam tường thuật hôm giữa tuần là giá cả bắt đầu tăng lên lại.

    Mới đây thôi, nhằm hạn chế sự lạm phát phi mã lên tới 30 phần trăm, nhà nước chủ động xiết chặt tín dụng và hạn chế sự phát triển.

    Phương cách trên hữu hiệu và tỉ lệ lạm phát trụt xuống còn một số trong năm nay, nhưng cái giá phải trả không rẻ chút nào.

    Sự thất nghiệp của giới trẻ tăng cao, những dự án cơ sở hạ tầng bị hoãn lại hay ngay cả bị hủy bỏ, tình trạng mất điện trầm trọng xảy ra sau đó, đình công lan tràn và thị trường bất động sản chìm vào cơn hôn mê như hiện nay.

    Như tờ Thời báo Nữu Ước tường thuật: “Những công trình xây dựng nữa chừng bỗng bị bỏ bê ngang xương nằm lổn nhỗm ở các thành phố lớn của Việt Nam.”

    Cũng sau nhiều lần đồng tiền bị mất giá và giá cả lại tăng vọt, người dân tiêu pha dè xẻn lại; mức bán sản phẩm thông thường ở các cửa hàng, chẳng hạn, vừa mới đây giảm đến 20 đến 30 phần trăm.

    Góp phần làm tình thế tệ hơn nữa, đầu tư ngoại quốc trong nữa năm đầu năm nay chỉ là một phần tư lượng đầu tư cho cùng thời gian của ba năm trước.

    Như là kết qủa, sự gia tăng của tổng sản lượng nội địa (GDP) quốc dân giờ giảm xuống 4 phần trăm và đang tiếp tục giảm, Việt Nam có một nền kinh tế tệ nhất trong vùng và đang đối diện với một viễn cảnh đau lòng là tình trạng suy thoái vì lạm phát.

    Như hãng thông tấn Associated Press tường thuật, hiện đang có “những nghi ngờ về sự ổn định tài chánh của một đất nước đã một lần được xem như là một nền kinh tế mạnh như cọp đang lên của Á châu.”

    Chuyện bỏ tù hai ông trùm tuần rồi xảy ra sau khi ông Phạm Thanh Bình bị kết án, ông là cựu lãnh đạo tập đoàn đóng tàu Vinashin do nhà nước làm chủ, người có những quyết định sai lầm trong lãnh vực tài chánh đã đổ dồn trách nhiệm cho tập đoàn số nợ 4 tỉ 5 đô-la.

    Vinasink! Sư phụ của tay Nguyễn Thanh Bình
    này hiện không nằm trong tầm ngắm, tối thiểu
    là chưa... Nguồn hình: Onthenet
    Cùng thời điểm, ông Dương Chí Dũng, cựu giám đốc tập đoàn vận tải đường biển khổng lồ Vinalines do nhà nước làm chủ, vừa chạy trốn và còn tại đào sau khi đưa tập đoàn này tới số nợ 2 tỉ đô-la.

    Cả hai ông Bình và Dũng đều là đàn em của những trùm sò chóp bu của đảng, mà cho đến nay chưa có ai bị thộp cổ, dĩ nhiên, sư phụ của hai tay Kiên và Hải này hiện cũng không nằm trong tầm ngắm, tối thiểu là chưa.

    Nhưng những đám mây hứa hẹn mang giông bão chính trị tới ngày càng lớn dần, khi nỗi bất mãn về sự thất bại quản trị nền kinh tế Việt Nam ngày càng tăng, ngay cả trong nội bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đương cầm quyền.

    Thủ tướng Dũng, có cô con gái Nguyễn Thanh Phượng là người làm ăn chung với Nguyễn Đức Kiên trong lãnh vực ngân hàng, giờ đang bị kẻ thù truyền kiếp thách đố, đó là Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.

    Ông Sang được đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng và phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng (2) ủng hộ, điều đó có nghĩa là những tháng ngày còn lại của ông thủ tướng Dũng chẳng còn bao nhiêu lâu nữa.

    Trong một bài viết mang tính tàn phá, đả kích kịch liệt được đăng tải trong tuần rồi, ông Sang phê bình gay gắt cả doanh nghiệp nhà nước làm ăn không có hiệu qủa lẫn nạn tham nhũng, tính vô trách nhiệm và sự xuống cấp đạo đức của nhà nước do ông Dũng cầm đầu. Ông Sang cũng rất có thể nhắm sự chỉ trích của mình vào đảng.

    Để diễn tả chuyện đang xảy ra, xin mượn ý của Winston Churchill nhưng đổi lời, đó là sự sụp đổ của nền kinh tế Việt Nam hiện nay có thể không là điềm báo trước cho sự giải thể của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng rất có thể đó là bước cuối cùng để khởi đầu cho một sự trao tay quyền lực trong đảng.

    Theo DCVOnline




    Nguồn:
    (1) Is it the start of the end for Vietnam’s ruling party? The Phnom Penh Post, by Roger Mitton, 29 August 2012
    (2) DCVOnline: Ký giả Roger Mitton chắc ghi nhầm, chức vụ hiện nay của ông Nguyễn Sinh Hùng là Chủ tịch Quốc hội Việt Nam.


    Không có nhận xét nào

    Post Top Ad

    ad728

    Post Bottom Ad

    ad728