Ghế của Thủ tướng Dũng lung lay
David Brown
Các đối thủ trong Đảng có thể hạ bệ Dũng
Quyền lực trong chính phủ Việt Nam của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang suy yếu. Thủ tướng Việt Nam đang bị các đối thủ trong Đảng tấn công. Họ là những người không ưa đám bạn bạn giàu xụ của Dũng và phàn nàn về cách quản lý kinh tế của ông. Nếu Dũng mất chức, những thay đổi quan trọng trong việc quản lý các vấn đề kinh tế và xã hội của Việt Nam có khả năng xảy ra.
Theo thói thường thì Đảng Cộng sản Việt Nam không vạch áo cho dân chúng xem lưng. Người phát ngôn viên của Đảng làm việc chăm chỉ để duy trì hào quang về khả năng và sự không thể sai lầm [của Đảng]. Đảng viên không đồn thổi về các vấn đề nội bộ của Đảng. Những quyết định của Bộ Chính trị hay của Uỷ ban Trung ương Đảng đều được miêu tả như là nhất trí.
Điều 4 của Hiến pháp của Việt Nam rất rõ ràng về sự độc quyền của Đảng Cộng sản trong phạm trù quyền lực chính trị: Đảng Cộng Sản Việt Nam “...là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội...” Khoảng một trong 30 người Việt Nam - chừng 3 triệu người - là đảng viên. Có các cấp đảng uỷ trong mọi làng xã, mọi thành phố.
Đảng Cộng sản Việt Nam thay đổi ban lãnh đạo bằng một đại hội Đảng sau nhiều tháng xắp xếp liên minh và phe nhóm nội bộ. Thông thường đây không phải là chuyện “được ăn cả” mà mục đích nhằm cập nhật sự quân bằng lực lượng giữa các phe nhóm quyền lợi đồng thời cho cán bộ già về hưu một cách êm thắm.
Trong thời gian chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ 11 tổ chức đầu năm ngoái, theo giới ngoại giao và một số các học giả phương Tây, đảng viên cao cấp Trương Tấn Sang đã nỗ lực tìm cách lấy ghế thủ tướng của Dũng. Ông Sang đã thất bại và Quốc hội đã để cho Dũng làm thủ tướng thêm một nhiệm kỳ năm năm lần thứ hai. Giải an ủi cho Sang là vai trò nghi lễ của Chủ tịch nước. Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng được đưa vào chức Tổng Bí thư Đảng.
Hiện nay có dấu hiệu cho thấy Sang Trọng đang điều động để tháo dỡ quyền lực của Dũng trong việc lập chính sách và cài đặt phe nhóm. Cả hai, Sang và Trọng, có thể liệt kê một danh sách dài về những rủi ro và thất bại của Dũng. Họ có thể chuyển bực dọc trong dân chúng vì những cơn lạm phát và sự thái quá của đám nhà giàu mới của Việt Nam đến ông Dũng.
Nhiều năm đã qua từ khi Đảng CSVN lãnh đạo các cuộc chiến tranh đi đến chiến thắng, đầu tiên chống lại Pháp, ông chủ thực dân của Việt Nam, và sau đó chống lại một chế độ thù nghịch ở miền nam được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Hoa Kỳ. Đối với một thế hệ mới, sự chính danh lãnh đạo của Đảng CSVN dựa rất nhiều vào khả năng giữ cho xã hội ổn định và tăng trưởng kinh tế. Đảng CSVN đã thành công rực rỡ sau khi có quyết định năm 1986 để thực hiện [kinh tế] “thị trường [định hướng] xã hội chủ nghĩa” - những chính sách theo một thuật ngữ chung là “đổi mới” đã tạo ra một khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh và sự trỗi dậy của Việt Nam như là khu sản xuất của thế giới.
Thu nhập quốc gia tăng trưởng với một tốc độ hàng năm là 7% trong hai mươi năm qua, tăng thu nhập bình quân đầu người lên gấp năm lần và gieo tư tưởng cho rằng bất kỳ người trẻ, năng động, và có khả năng thích ứng đều có thể trở nên giàu có.
Trong những năm gần đây, tuy nhiên, cơn đau phát triển ngày càng tăng đã trở thành điểu hiển nhiên. Trong thông điệp ngày Quốc khánh Việt Nam ngày 02 Tháng 9, Chủ tịch Sang thẳng thắn thú nhận một số vấn đề của Đảng:
“Sự phát triển kinh tế của chúng ta không bền vững và sự cân bằng của nền kinh tế vĩ mô của chúng ta không ổn định, trong khi chất lượng của tốc độ tăng trưởng, năng suất, hiệu quả và khả năng cạnh tranh kinh tế vẫn còn thấp,” ông nói. “Cùng với những yếu kém này là hạn chế trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng sẵn có để phát triển. Tăng trưởng kinh tế của chúng ta có xu hướng phát triển rộng, mặc dù không sâu.”
Về mặt văn hóa và xã hội, ông nói tiếp, “vẫn còn nhiều thách thức, một số trong đó đã trở thành chủ đề nóng. Môi trường bị ô nhiễm... Những hạn chế về phẩm chất của nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng đã cản trở sự phát triển của chúng ta. Vẫn còn nhiều yếu tố tiềm ẩn có thể có khả năng gây ra sự mất ổn định chính trị, xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia của chúng ta.”
Hầu hết các nhà phân tích tài chính nước ngoài sẽ tán thành phê bình của Sang. Ít nhất là kể từ khi Fitch Ratings hạ mức thang tín dụng của Việt Nam xuống hồi tháng 7 năm 2010, với lý do “sự sa đọa tài chính quốc gia và một hệ thống ngân hàng ngày càng dễ bị tổn thương vì độ căng của hệ thống,” giới phân tích đã có xu hướng e dè với nền kinh tế đã một thời được ưa chuộng.
Những người chỉ trích Dũng, trong và ngoài nước, nêu thất bại của ông trong việc kiểm soát giới lãnh đạo các công ty quốc doanh. Thủ tướng Dũng đã tin chắc rằng Việt Nam có thể cạnh tranh với thế giới trong các lĩnh vực như than đá, khoáng sản, dầu khí, vận tải biển, đóng tàu. Các khoản vay lớn của ngân hàng nhà nước kiểm soát được chuyển về các công ty quốc doanh trong các khu vực đó, dù đã tổ chức lại như các tập đoàn độc quyền, nhưng vẫn giữ nét văn hóa doanh nghiệp, với biên chế cồng kềnh như ngành công nghiệp nặng của Liên Xô ngày trước.
Các công ty này phát triển nhanh chóng và sau đó, trở thành quá mức, đã sụp đổ vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-09. Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Vinashin đã phải lôi ra khỏi sự sụp đổ vào tháng 7 năm 2010. Hai năm sau, công ty vận chuyển và khai thác cảng khổng lồ của nhà nước, Vinalines, cũng đã thất bại vì một núi nợ tương tự.
Hai tập đoàn này là chỉ thí dụ điển hình. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước đang mắc nợ lớn với các ngân hàng tại Việt Nam, cả ngân hàng nhà nước và của tư nhân, với sự khuyến khích của chính phủ đã đổ vào các công ty quốc doanh đó những món nợ khổng lồ, đặc biệt là trong năm 2009. Hà Nội tìm cách tránh một cuộc suy thoái kinh tế bằng cách cho vay nợ dễ dàng. Vì thế Việt Nam đã bị khủng hoảng lạm phát đến nay mới kềm chế được. Trong khi đó, các khoản nợ xấu của các ngân hàng theo ước tính không chính thức nay đã lên đến 10% tổng số nợ.
Các ngân hàng cũng không phải là nạn nhân. Họ là những kẻ hợp tác, như đã thấy rõ ràng trong vụ bắt giam Nguyễn Đức Kiên vào ngày 18 tháng 8; Nguyễn Đức Kiên là một tài phiệt ngân hàng và tài chính được coi là một người thân tín của Thủ tướng Dũng. Mặc dù chưa bị chính thức kết án, Kiên được cho là đã tham gia vào “các giao dịch bất hợp pháp”.
Cảm giác chung trong giới tài chính là Kiên không phài là trường hợp độc nhất; trong thực tế, các loại giao dịch đòn bẩy mà Kiên ông ưa chuộng rất là phổ biến trong thị trường tài chính tròng chéo, mờ ảo, ít vốn tại Việt Nam. “Hành vi sai trái là ... một đặc tính tổng quát của các cơ sở tài chính lớn và nhỏ [của Việt Nam],” Jonathan Pincus, hẳn phải hiểu rõ, ông và các đồng nghiệp của ông trong Chương trình Kennedy tại Việt Nam của Harvard đã là cố vấn cho chính phủ của ông Dũng trong nhiều năm qua. Lời khuyên của họ đã được lắng nghe một cách lịch sự và sau đó bị lờ đi.
Một sợi khác trong màng lưới dường như đang thắt chặt quanh thủ tướng là quyết định của Bộ Chính trị, được công bố vào tháng Sáu, chuyển giao trách nhiệm chống tham nhũng từ chính phủ lại cho Đảng CSVN. Điểm này đã theo đúng với chiến dịc phê và tự phê trong nội bộ Đảng đã được đưa ra vào tháng Hai để xác định và loại bỏ các đảng viên có “ý thức hệ chính trị, đạo đức và lối sống bị suy đồi”.
Một bằng chứng bất ngờ sau cùng là sự phổ quát đáng chú ý của một trang blog tên là Quan Làm Báo và nói rằng nhiệm vụ của họ là “Vì Sự Nghiệp Tiêu Diệt Bè Lũ Tham Nhũng, Lũng Đoạn Kinh Tế - Chính Trị Đất Nước”. Các tác giả của trang blog này đều ẩn danh, văn phong của trang blog lanh lảnh theo phái dân kiểm, và các bài viết đều nhằm chiên xù Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và đám tay chân thân cận của ông - đặc biệt là viên tướng công an đã nghỉ hưu Nguyễn Văn Hưởng, mà trang Quan Làm Báo đã xác định là bộ hạ chính của ông Dũng trong các thủ đoạn bẩn.
Blog Quan Làm Báo xuất hiện lần đầu tiên vào đầu tháng Sáu. Đến giữa tháng Bảy đã có 10.000 “khách đọc mới” hàng ngày. Đó là trang mạng đầu tiên đua tin bầu Kiên bị bắt, mười hai giờ trước khi công an Việt Nam chính thức thông báo. Trong 10 ngày sau đó, số truy cập hàng ngày tại trang Quan Làm Báo lên gần một triệu, một mức độ chưa từng có trong thế giới blog Việt Nam.
Chắc chắn, sự xuất hiện của blog đáng chú ý này và sự thất bại hiển nhiên của cơ quan trách nhiệm có “biện pháp phản công” đã đưa đến những suy đoán rằng những người đứng sau Quan Làm Báo là kẻ thù trong Đảng của Dũng hoặc là nhóm tình báo Trung Quốc, hoặc có thể là cả hai.
Những gì có thể xảy đến nếu những hiện tượng đa dạng thực sự báo trước một nỗ lực để loại bỏ Nguyễn Tấn Dũng khỏi ghế Thủ tướng?
Để lật đổ Dũng, nhóm chống đối ông sẽ phải tập hợp được đa số trong 14 thành viên của Bộ Chính trị và sau đó sẽ phải được 175 ủy viên Trung ương đảng chấp thuận trong một cuộc bỏ phiếu. Đó sẽ là một sự kiện chấn động - chuyên gia quyền lực chỉ xảy ra trong quá trình của Đại hội Đảng tổ chức mỗi năm thứ năm. Cũng chưa chắng nhóm chống Dũng sẽ nắm phần thắng trong cuộc đấu đá sau cùng. Nhiều người trong số các lãnh tụ Đảng mắc nợ vì đã được thủ tướng và các đồng minh của ông “cơ cấu”.
Trong kịch bản này, phe đối lập của ông Dũng sẽ khoác cái áo của nhóm đổi mới, nhất quyết kiềm chế tệ nạn tham nhũng và mua quan bán chức. Niềm tin của họ có vẻ là sự “bất ổn” sẽ đến nếu Đảng và Nhà nước không thể khôi phục lại niềm tin của người dân bình thường - là một chế độ trong sạch, có khả năng đối phó với những thách thức kinh tế và phân quân lợi nhuận kinh tế một cách công bằng.
Không ổn định là kẻ thù của chế độ - với ban lãnh đạo Đảng CSVN nó có nghĩa là những đối lập chính trị ngoài sự kiểm soát của chế độ và sẽ biến thành cuộc chống Đảng. Mặc dù Việt Nam đã theo dõi sự phát triển ở Miến Điện với sự quan tâm đến độ kinh ngạc, cuộc lật đổ ông Dũng cũng sẽ không là điềm báo trước sẽ có nới lỏng kiểm soát chính trị. Ngược lại là đằng khác -- cả Sang và Trọng được coi là những người bảo thủ, những người lãnh đạo coi khái niệm “cởi mở” chính trị là âm lưu của phương Tây nhằm lật đổ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
(David Brown là một nhân viên ngoại giao Mỹ đã về hưu có nhiều kinh nghiệm trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam).
Theo DCVOnline
Nguồn: Viet Prime Minister Under Threat. David Brown. Asia Sentinel, September 13, 2012.
DCVOnline lược dịch và minh họa.
Các đối thủ trong Đảng có thể hạ bệ Dũng
Quyền lực trong chính phủ Việt Nam của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang suy yếu. Thủ tướng Việt Nam đang bị các đối thủ trong Đảng tấn công. Họ là những người không ưa đám bạn bạn giàu xụ của Dũng và phàn nàn về cách quản lý kinh tế của ông. Nếu Dũng mất chức, những thay đổi quan trọng trong việc quản lý các vấn đề kinh tế và xã hội của Việt Nam có khả năng xảy ra.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng |
Điều 4 của Hiến pháp của Việt Nam rất rõ ràng về sự độc quyền của Đảng Cộng sản trong phạm trù quyền lực chính trị: Đảng Cộng Sản Việt Nam “...là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội...” Khoảng một trong 30 người Việt Nam - chừng 3 triệu người - là đảng viên. Có các cấp đảng uỷ trong mọi làng xã, mọi thành phố.
Đảng Cộng sản Việt Nam thay đổi ban lãnh đạo bằng một đại hội Đảng sau nhiều tháng xắp xếp liên minh và phe nhóm nội bộ. Thông thường đây không phải là chuyện “được ăn cả” mà mục đích nhằm cập nhật sự quân bằng lực lượng giữa các phe nhóm quyền lợi đồng thời cho cán bộ già về hưu một cách êm thắm.
Trong thời gian chuẩn bị Đại hội Đảng lần thứ 11 tổ chức đầu năm ngoái, theo giới ngoại giao và một số các học giả phương Tây, đảng viên cao cấp Trương Tấn Sang đã nỗ lực tìm cách lấy ghế thủ tướng của Dũng. Ông Sang đã thất bại và Quốc hội đã để cho Dũng làm thủ tướng thêm một nhiệm kỳ năm năm lần thứ hai. Giải an ủi cho Sang là vai trò nghi lễ của Chủ tịch nước. Cựu Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng được đưa vào chức Tổng Bí thư Đảng.
Hiện nay có dấu hiệu cho thấy Sang Trọng đang điều động để tháo dỡ quyền lực của Dũng trong việc lập chính sách và cài đặt phe nhóm. Cả hai, Sang và Trọng, có thể liệt kê một danh sách dài về những rủi ro và thất bại của Dũng. Họ có thể chuyển bực dọc trong dân chúng vì những cơn lạm phát và sự thái quá của đám nhà giàu mới của Việt Nam đến ông Dũng.
Nhiều năm đã qua từ khi Đảng CSVN lãnh đạo các cuộc chiến tranh đi đến chiến thắng, đầu tiên chống lại Pháp, ông chủ thực dân của Việt Nam, và sau đó chống lại một chế độ thù nghịch ở miền nam được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Hoa Kỳ. Đối với một thế hệ mới, sự chính danh lãnh đạo của Đảng CSVN dựa rất nhiều vào khả năng giữ cho xã hội ổn định và tăng trưởng kinh tế. Đảng CSVN đã thành công rực rỡ sau khi có quyết định năm 1986 để thực hiện [kinh tế] “thị trường [định hướng] xã hội chủ nghĩa” - những chính sách theo một thuật ngữ chung là “đổi mới” đã tạo ra một khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh và sự trỗi dậy của Việt Nam như là khu sản xuất của thế giới.
Thu nhập quốc gia tăng trưởng với một tốc độ hàng năm là 7% trong hai mươi năm qua, tăng thu nhập bình quân đầu người lên gấp năm lần và gieo tư tưởng cho rằng bất kỳ người trẻ, năng động, và có khả năng thích ứng đều có thể trở nên giàu có.
Trong những năm gần đây, tuy nhiên, cơn đau phát triển ngày càng tăng đã trở thành điểu hiển nhiên. Trong thông điệp ngày Quốc khánh Việt Nam ngày 02 Tháng 9, Chủ tịch Sang thẳng thắn thú nhận một số vấn đề của Đảng:
“Sự phát triển kinh tế của chúng ta không bền vững và sự cân bằng của nền kinh tế vĩ mô của chúng ta không ổn định, trong khi chất lượng của tốc độ tăng trưởng, năng suất, hiệu quả và khả năng cạnh tranh kinh tế vẫn còn thấp,” ông nói. “Cùng với những yếu kém này là hạn chế trong việc huy động và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng sẵn có để phát triển. Tăng trưởng kinh tế của chúng ta có xu hướng phát triển rộng, mặc dù không sâu.”
Về mặt văn hóa và xã hội, ông nói tiếp, “vẫn còn nhiều thách thức, một số trong đó đã trở thành chủ đề nóng. Môi trường bị ô nhiễm... Những hạn chế về phẩm chất của nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng đã cản trở sự phát triển của chúng ta. Vẫn còn nhiều yếu tố tiềm ẩn có thể có khả năng gây ra sự mất ổn định chính trị, xã hội và đe dọa chủ quyền quốc gia của chúng ta.”
Hầu hết các nhà phân tích tài chính nước ngoài sẽ tán thành phê bình của Sang. Ít nhất là kể từ khi Fitch Ratings hạ mức thang tín dụng của Việt Nam xuống hồi tháng 7 năm 2010, với lý do “sự sa đọa tài chính quốc gia và một hệ thống ngân hàng ngày càng dễ bị tổn thương vì độ căng của hệ thống,” giới phân tích đã có xu hướng e dè với nền kinh tế đã một thời được ưa chuộng.
Những người chỉ trích Dũng, trong và ngoài nước, nêu thất bại của ông trong việc kiểm soát giới lãnh đạo các công ty quốc doanh. Thủ tướng Dũng đã tin chắc rằng Việt Nam có thể cạnh tranh với thế giới trong các lĩnh vực như than đá, khoáng sản, dầu khí, vận tải biển, đóng tàu. Các khoản vay lớn của ngân hàng nhà nước kiểm soát được chuyển về các công ty quốc doanh trong các khu vực đó, dù đã tổ chức lại như các tập đoàn độc quyền, nhưng vẫn giữ nét văn hóa doanh nghiệp, với biên chế cồng kềnh như ngành công nghiệp nặng của Liên Xô ngày trước.
Các công ty này phát triển nhanh chóng và sau đó, trở thành quá mức, đã sụp đổ vì cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-09. Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Vinashin đã phải lôi ra khỏi sự sụp đổ vào tháng 7 năm 2010. Hai năm sau, công ty vận chuyển và khai thác cảng khổng lồ của nhà nước, Vinalines, cũng đã thất bại vì một núi nợ tương tự.
Hai tập đoàn này là chỉ thí dụ điển hình. Hầu hết các doanh nghiệp nhà nước đang mắc nợ lớn với các ngân hàng tại Việt Nam, cả ngân hàng nhà nước và của tư nhân, với sự khuyến khích của chính phủ đã đổ vào các công ty quốc doanh đó những món nợ khổng lồ, đặc biệt là trong năm 2009. Hà Nội tìm cách tránh một cuộc suy thoái kinh tế bằng cách cho vay nợ dễ dàng. Vì thế Việt Nam đã bị khủng hoảng lạm phát đến nay mới kềm chế được. Trong khi đó, các khoản nợ xấu của các ngân hàng theo ước tính không chính thức nay đã lên đến 10% tổng số nợ.
Các ngân hàng cũng không phải là nạn nhân. Họ là những kẻ hợp tác, như đã thấy rõ ràng trong vụ bắt giam Nguyễn Đức Kiên vào ngày 18 tháng 8; Nguyễn Đức Kiên là một tài phiệt ngân hàng và tài chính được coi là một người thân tín của Thủ tướng Dũng. Mặc dù chưa bị chính thức kết án, Kiên được cho là đã tham gia vào “các giao dịch bất hợp pháp”.
Cảm giác chung trong giới tài chính là Kiên không phài là trường hợp độc nhất; trong thực tế, các loại giao dịch đòn bẩy mà Kiên ông ưa chuộng rất là phổ biến trong thị trường tài chính tròng chéo, mờ ảo, ít vốn tại Việt Nam. “Hành vi sai trái là ... một đặc tính tổng quát của các cơ sở tài chính lớn và nhỏ [của Việt Nam],” Jonathan Pincus, hẳn phải hiểu rõ, ông và các đồng nghiệp của ông trong Chương trình Kennedy tại Việt Nam của Harvard đã là cố vấn cho chính phủ của ông Dũng trong nhiều năm qua. Lời khuyên của họ đã được lắng nghe một cách lịch sự và sau đó bị lờ đi.
Một sợi khác trong màng lưới dường như đang thắt chặt quanh thủ tướng là quyết định của Bộ Chính trị, được công bố vào tháng Sáu, chuyển giao trách nhiệm chống tham nhũng từ chính phủ lại cho Đảng CSVN. Điểm này đã theo đúng với chiến dịc phê và tự phê trong nội bộ Đảng đã được đưa ra vào tháng Hai để xác định và loại bỏ các đảng viên có “ý thức hệ chính trị, đạo đức và lối sống bị suy đồi”.
Blog Quan Làm Báo Nguồn ảnh: Quan Làm Báo |
Một bằng chứng bất ngờ sau cùng là sự phổ quát đáng chú ý của một trang blog tên là Quan Làm Báo và nói rằng nhiệm vụ của họ là “Vì Sự Nghiệp Tiêu Diệt Bè Lũ Tham Nhũng, Lũng Đoạn Kinh Tế - Chính Trị Đất Nước”. Các tác giả của trang blog này đều ẩn danh, văn phong của trang blog lanh lảnh theo phái dân kiểm, và các bài viết đều nhằm chiên xù Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và đám tay chân thân cận của ông - đặc biệt là viên tướng công an đã nghỉ hưu Nguyễn Văn Hưởng, mà trang Quan Làm Báo đã xác định là bộ hạ chính của ông Dũng trong các thủ đoạn bẩn.
Blog Quan Làm Báo xuất hiện lần đầu tiên vào đầu tháng Sáu. Đến giữa tháng Bảy đã có 10.000 “khách đọc mới” hàng ngày. Đó là trang mạng đầu tiên đua tin bầu Kiên bị bắt, mười hai giờ trước khi công an Việt Nam chính thức thông báo. Trong 10 ngày sau đó, số truy cập hàng ngày tại trang Quan Làm Báo lên gần một triệu, một mức độ chưa từng có trong thế giới blog Việt Nam.
Chắc chắn, sự xuất hiện của blog đáng chú ý này và sự thất bại hiển nhiên của cơ quan trách nhiệm có “biện pháp phản công” đã đưa đến những suy đoán rằng những người đứng sau Quan Làm Báo là kẻ thù trong Đảng của Dũng hoặc là nhóm tình báo Trung Quốc, hoặc có thể là cả hai.
Những gì có thể xảy đến nếu những hiện tượng đa dạng thực sự báo trước một nỗ lực để loại bỏ Nguyễn Tấn Dũng khỏi ghế Thủ tướng?
(Từ trái) Dũng, Sang, Trọng |
Trong kịch bản này, phe đối lập của ông Dũng sẽ khoác cái áo của nhóm đổi mới, nhất quyết kiềm chế tệ nạn tham nhũng và mua quan bán chức. Niềm tin của họ có vẻ là sự “bất ổn” sẽ đến nếu Đảng và Nhà nước không thể khôi phục lại niềm tin của người dân bình thường - là một chế độ trong sạch, có khả năng đối phó với những thách thức kinh tế và phân quân lợi nhuận kinh tế một cách công bằng.
Không ổn định là kẻ thù của chế độ - với ban lãnh đạo Đảng CSVN nó có nghĩa là những đối lập chính trị ngoài sự kiểm soát của chế độ và sẽ biến thành cuộc chống Đảng. Mặc dù Việt Nam đã theo dõi sự phát triển ở Miến Điện với sự quan tâm đến độ kinh ngạc, cuộc lật đổ ông Dũng cũng sẽ không là điềm báo trước sẽ có nới lỏng kiểm soát chính trị. Ngược lại là đằng khác -- cả Sang và Trọng được coi là những người bảo thủ, những người lãnh đạo coi khái niệm “cởi mở” chính trị là âm lưu của phương Tây nhằm lật đổ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
(David Brown là một nhân viên ngoại giao Mỹ đã về hưu có nhiều kinh nghiệm trong khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam).
Theo DCVOnline
Nguồn: Viet Prime Minister Under Threat. David Brown. Asia Sentinel, September 13, 2012.
DCVOnline lược dịch và minh họa.
Không có nhận xét nào