Việt Nam trở thành đồng minh của Mỹ
BANGKOK, Thái Lan – Tuần này, ba mươi bảy năm trước đây, cán binh Bắc Việt đã tổ chức một bữa tiệc chính thức ra khỏi rừng, giữa đổ nát và đống trang bị quân sự của Mỹ quăng vất khắp nơi tại Sài Gòn .
Thời đại của các chiến khu bị đánh bom napalm và những cánh đồng lúa cháy đã chấm dứt. Miền Nam Việt Nam, được Mỹ viện trợ đã thua trận. Qua loa phóng thanh tại một cuộc biểu tình Sài Gòn, Tướng Trần Văn Trà, Chủ tịch Ủy ban Quân quản Sài Gòn-Gia Định, nêu cao “tinh thần chống Mỹ mãnh liệt của toàn dân,” đồng thời tuyên bố sẽ trừng phạt những người “tiếp tục làm tay sai cho nước ngoài.”
Trong hơn ba mươi năm sau đó, quân đội của Việt Nam và Mỹ đã đi một chặng đường dài. Quan hệ hiện tại của hai kẻ thù cũ đã dẫn đến những cuộc tập trận quy mô nhỏ, tàu chiến Mỹ đã vào lại bến cảng ngày xưa là căn cứ cũ và ngay cả đã có các cuộc đàm phán cung cấp các tài liệu bí mật dùng trong công nghệ hạt nhân không làm vũ khí cho Việt Nam.
“Vì chúng ta đang đi vào thế giới mới này, Việt Nam, trời ạ, đang trở thành một đồng minh quân sự mới của Hoa Kỳ, ông Robert Kaplan, một tác giả và cố vấn cho Hội đồng Chính sách Quốc phòng của Lầu Năm Góc, tuyên bố trong một bài phát biểu trước Hội đồng Carnegie. “Đó là chính là vì Việt Nam đã đánh bại Mỹ trong một cuộc chiến tranh mà họ có không gì để than phiền, không có hận thù, và cũng chẳng bị mất mặt.”
Độ nồng nàn của tình bạn vừa chớm nở này, tuy nhiên, có thể sẽ được thử thách trên mặt biển trong tương lai gần đây.
Mối quan hệ quân sự Mỹ-Việt được thúc đẩy chính là vì một ước vọng chung: ngăn chận sự thống trị của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Cũng giống như nước Mỹ, ở thế kỷ 19, đã đòi giữ quyền tối cao trên vùng biển Caribbean, Trung Quốc đang tích cực tuyên bố chủ quyền trên vùng biển Đông Nam Á, một đường biển thương mại quan trọng đồng thời cũng là một khu vực nhiều dầu khí.
Nhưng hầu hết các lãnh thổ này gần các nước khác - cũng tuyên bố chủ quyền - hơn như Việt Nam và Philippines.
Những cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và các nước nhỏ hơn - liên quan đến các tàu đánh cá nhỏ, tàu canh gác bờ biển và tàu thuyền khác đang tái diễn. Một cuộc xung đột đang diễn ra giữa một tàu khu trục bảo vệ bờ biển Philippines chống lại cơ quan hàng hải dân sự của Trung Quốc. Trong một tranh chấp tương tự trong năm ngoái, tàu Trung Quốc kéo đâm vào đường dây cáp ngầm của một tàu Việt Nam đang thăm dò dầu khí.
Một loạt các bài xã luận của Trung Quốc trên các phương tiện truyền thông nhà nước cảnh báo rằng “đứng về phe với Hoa Kỳ là một lựa chọn không hay” và “những con cá lìm kìm sẽ biết đời là gì.” Với khả năng những cuộc đụng độ nhỏ trên biển tăng cao hơn mỗi năm, bất kỳ cuộc đụng độ giữa Trung Quốc và Việt Nam hay Philippines đều có thể kéo Mỹ vào cuộc.
Chiêu "Giết gà dọa khỉ" Nguồn ảnh: OntheNet |
“Nếu có một cuộc tấn công, Washington nghi ngờ rằng Trung Quốc được chọn một đối thủ yếu hơn để thử thách quyết tâm của các đối thủ lớn hơn. Đó là đòn “giết gà dọa khỉ”, ông Michael Green, một chuyên gia về quốc phòng với Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Washington DC nhận xét.
“Mỹ rõ ràng không muốn bị lôi kéo vào các cuộc xung đột này. Washington sẽ không đưa chi phiếu trống để Hà Nội hoặc Manila dùng,” ông Green nói. “Nhưng Washington sẽ bị áp lực rất lớn từ phía các đồng minh của chúng tôi không để cho cuộc xâm lược tiến hành. Các đồng minh của chúng tôi sẽ lặng lẽ yêu cầu điều này. Họ nghĩ rằng, “Chúng tôi sẽ là nạn nhân kết tiếp.”
Đồng minh thực sự?
Ngay cả khi cùng lo ngại trước sự trỗi dậy của Trung Quốc đã đẩy Việt Nam và Mỹ gần nhau hơn, người ta vẫn chưa rõ liệu Việt Nam sẽ thật sự trở thành một “đồng minh quân sự lớn và mới” của Mỹ hay không.
Cho đến nay, những cuộc tập hải quân chung đã chỉ luẩn quarn trong các vụ tập chữa cháy và tìm kiếm cứu nạn. Năm ngoái, quân đội hai nước hứa hẹn sẽ hợp tác đào tạo y tế. Mỗi năm chỉ có một số rất nhỏ lính Việt Nam được đưa đến Mỹ để đào tạo. Trong một chương trình, sĩ quan Việt Nam được gửi qua Texas để học tiếng Anh.
“Trong một cuộc tập trận, họ có một cuộc trao đổi bí mật nhà nước,” ông Carl Thayer, một nhà phân tích quốc phòng tại Đại học New South Wales của Úc nói. “Bí mật quốc gia đó là những công thức nấu ăn.”
“Bí mật quốc gia” Nguồn ảnh: OntheNet |
Mỹ vẫn từ chối bán vũ khí cho quân đội Việt Nam, phần lớn vẫn phụ thuộc vào công nghệ của Nga. Trong chuyến viếng thăm hồi tháng Giêng đẻ củng cố quan hệ quân sự của Thượng nghị sĩ John McCain, Việt Nam đã đưa ra một “danh mục” các loại vũ khí họ muốn có, McCain nói với các phóng viên tại Bangkok. Ông trả giá bằng cách nhấn mạnh rằng Việt Nam trước nhất cần phải cắt giảm sự vi phạm nhân quyền.
“Ngay cả khi Mỹ chỉ bán vũ khí có tính chất phòng thủ cho Việt Nam cũng sẽ làm cho Trung Quốc rất khó chịu,” Thayer nói. Trung Quốc, ông cho biết, dù đang đẩy Mỹ và Việt Nam lại với nhau nhưng cũng có cách hạn chế sự thân quen của hai nước. Cả Việt Nam và Hoa Kỳ đều tránh chà mối quan hệ của họ vào mặt Bắc Kinh. Cả hai đều là dựa vào Trung Quốc như là một đối tác kinh doanh quan trọng.
“Trung Quốc luôn luôn cảnh báo Việt Nam dừng nên thắp nến hai đầu,” Thayer nói.
Sự nồng ấm đối với Mỹ cũng bị một số trong Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ trích. Ý thức hệ của Đảng vẫn cảnh báo về “diễn biến hòa bình”, một cụm từ được coi là bất chính hơn so với tên gọi. Đói với những người cộng sản, nó mô tả sự thụ tinh ý tưởng ủng hộ dân chủ với mục tiêu làm xói mòn chế độ độc đảng của thế lực thù địch.
Trong năm 1998, ba năm sau khi quan hệ Mỹ và Việt Nam bình thường hóa, tài liệu quốc phòng Việt Nam công bố công khai cảnh báo rằng những “cái cớ như 'nhân quyền' hoặc 'dân chủ' ... là sự xâm phạm vào nội bộ quốc gia bằng các phương tiện văn hóa và ý thức hệ qua các nỗ lực khác nhau của các thế lực tinh quái” là “đe doạ lớn” cho sự ổn định của Việt Nam.
Trong năm 2009, cùng lúc với ra mắt tài liệu quốc phòng tương tự, bài bản có được thay đổi đôi chút. Tại một cuộc họp báo, theo tài liệu mật của Hoa Kỳ mà Wikileaks đã tung ra, Phó Bộ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh nói về “những nỗ lực nguy hiểm dùng lớp vỏ của nhân quyền và dân chủ” để thách thức chính phủ của Việt Nam.
Trong một diện tín khác, đưa ra chi tiết về những yêu cầu của Đại sứ Mỹ để tăng số nhân viên trong nước của Mỹ, một quan chức cao cấp Việt Nam được đã hỏi “tại sao ông đòi nhiều thế?” Và lưu ý rằng chính quyền Việt Nam không thích “thực tế là Mỹ có người chạy khắp trên cả nước.”
Những khuynh hướng này không phải sinh ra từ sự chống Mỹ, nhưng từ tính độc lập của Việt Nam, Thayer nói. “Có thể họa hoằn lám mới có một cựu chiến binh nào đó ghét người Mỹ,” ông nói. “Nhưng chống Mỹ không phải là quan điểm hiện nay. Tuyên truyền của chính phủ đã nói với mọi người rằng “hãy để cho dĩ vãng là dĩ vãng.”
Sự sụp đổ của Sài Gòn, mặc dù bị in sâu vào tâm lý người Mỹ, đói với Việt Nam, đó chỉ là một mốc nhỏ trong một lích sử đẩy lùi kẻ xâm lược bao kể cả người Khmer, người Mông Cổ, Pháp. Tuy nhiên, Trung Quốc, cai trị Việt Nam cả 1.000 năm, là thực dân hàng đầu.
Với những nỗ lực hiện nay của Trung Quốc nhằm thống trị biển Nam Trung Quốc - được Việt Nam gọi là “Biển Đông” - Hoa Kỳ đang phải đối đầu với áp lực ngày càng tăng để giữ biển cho các đồng minh của Mỹ. Có khả năng nhiều cuộc đụng độ cấp thấp trên biển sẽ xảy ra, Green cho biết, Mỹ có thể được yêu cầu để chứng minh sức mạnh, bằng ngoại giao, để ép Trung Quốc xuống.
“Ngày nay, đó là Philippines,” Green nói. “Năm tới, đó có thể là Việt Nam thêm một lần nữa. Nếu có xung đột, và có bất kỳ sự nghi ngờ là ai đã bắt đầu, thì chắc chắn điều này sẽ được xem như là một thách thức đối với địa vị cao nhất của Mỹ trong khu vực.”
Patrick Winn (DCVOnline lược dịch)
© DCVOnline
Nguồn: Vietnam becoming America’s begrudging military playmate. Patrick Winn | GlobalPost.com | May 12, 2012.
Không có nhận xét nào