Header Ads

  • Tin Mới Nhất

    Ðảng CSVN quyết bám giữ độc quyền lãnh đạo


    Chuyển 'Ban chỉ đạo chống tham nhũng' về Bộ Chính Trị

    HÀ NỘI (NV) - Ðảng Cộng Sản Việt Nam sẽ vẫn giữ quyền lãnh đạo tuyệt đối và duy nhất, đồng thời đất đai tuy nói là “sở hữu của toàn dân” nhưng vẫn do nhà nước quản lý.
    Các đảng viên dự đại hội đảng CSVN lần thứ 11 hồi tháng 1, 2012. Dù bàn việc sửa Hiến Pháp, nhưng đảng CSVN quyết giữ độc quyền lãnh đạo. (Hình: Hoang Dinh Nam/AFP/Getty Images)
    Ðó là hai trong nhiều quyết định được đưa ra khi bàn về việc sửa đổi bản Hiến Pháp 1992 tại Hội Nghị Ban Chấp Hành Trung Ương lần thứ 5 vừa bế mạc ở Hà Nội hôm 15 Tháng Năm, sau 9 ngày họp kín.

    Việc đảng cộng sản Việt Nam tiếp tục độc quyền lãnh đạo đất nước và không chấp nhận chế độ chính trị dân chủ đa đảng và đa nguyên thể hiện rất rõ trong Ðiều 4 của bản Hiến Pháp. Ðiều này vốn không có gì mới mẻ, nó được đã được đảng cộng sản nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần dù bị nhiều người chỉ trích và yêu cầu bãi bỏ.

    Bản “Hiến Pháp năm 1992” được ban hành cách đây 20 năm, trong bối cảnh ngay sau khi hàng loạt các chế độ cộng sản trên thế giới sụp đổ và đảng CSVN muốn quyết bám giữ vai trò lãnh đạo. Dù ông Nguyễn Phú Trọng nay tái khẳng định nền kinh tế Việt Nam là “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” nhưng với đảng CSVN “bỏ Ðiều 4 Hiến Pháp là tự sát.”

    Trong bài diễn văn bề mạc hội nghị, ông Nguyễn Phú Trọng một lần nữa khẳng định lại: “Ðảng Cộng Sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” và rằng, “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” nhưng “do Ðảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo.”

    Ðất đai tại Việt Nam trong nhiều năm qua trở thành vấn đề nóng bỏng trong xã hội Việt Nam với hàng loạt vụ đàn áp cưỡng chế gây bất bình trong dư luận như vụ Tiên Lãng, vụ Văn Giang và gần đây là ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Ðịnh. Rất nhiều chuyên gia, nhiều tiếng nói của giới trí thức đòi hỏi tư nhân hóa quyền sở hữu. Tuy nhiên Hội Nghị Trung Ương 5 vẫn lập lại luận điệu cũ, khi “tiếp tục khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”

    Và rằng, “Quyền sử dụng đất cũng là một loại tài sản và hàng hóa đặc biệt nhưng không phải là quyền sở hữu. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được Nhà nước giao cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện các chính sách đất đai; không đặt vấn đề điều chỉnh lại đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân.”

    * Bộ Chính Trị trực tiếp chống tham nhũng

    Một quyết định đáng chú ý trong hội nghị lần này là việc “thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trực thuộc Bộ Chính Trị.”

    Ban này hiện nay gần như nằm dưới quyền điều hành của chính phủ với trưởng ban là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, phó trưởng ban là Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Nhưng từ khi thành lập đến nay dường như rất ít vụ tham nhũng cấp trung ương bị phanh phui. Các quy định như đảng viên cao cấp phải công khai tài sản cũng hoàn toàn thất bại.

    Ngoài việc Bộ Chính Trị trực tiếp điều hành “Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng,” Hội nghị trung ương 5 còn cho lập lập lại Ban Nội Chính Trung Ương.

    Ban này sẽ “vừa thực hiện chức năng một ban đảng, đồng thời là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.”

    Theo Người Việt



    Không có nhận xét nào

    Post Top Ad

    ad728

    Post Bottom Ad

    ad728