Tìm hiểu lịch sử chế độ độc tài Pinochet ở Chile
GS Nguyễn Tiến Dũng
Bài viết tóm tắt này nhằm tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chế độ độc tài Pinochet ở Chile trong giai đoạn 1973-1990, và việc nước này ra khỏi chế độ độc tài trở thành nước dân chủ và phát triển ra sao.
Bối cảnh dẫn đến độc tài
Cho đến cuối năm 1970, nước Chile là một nước cộng hòa thanh bình ở châu Mỹ La Tinh, với nền kinh tế phát triển khá ổn định, đạt mức thu nhập bình quân đầu người gần 5000USD/năm (tính theo PPP, giá USD của năm 2000) vào cuối năm 1970.
Trong cuộc bầu cử tổng thống Chile vào năm 1970, có 3 ứng cử viên chính là ông Salvador Allende của liên minh cánh tả mang tên Unidad Polupar (Nhân Dân Thống Nhất), ông Jorge Alessandri của đảng cánh hữu mang tên Partido Nacional (Quốc Dân Đảng), và ông Radomiro Tomic của đảng Partido Demócrata Cristiano (Đảng Dân chủ Công giáo). Ông Allende được 36,6% số phiếu, ông Alessandri được 35,3%, còn ông Tomic chỉ được 28,1%. Vì không ông nào được quá bán, nên theo Hiến pháp 1925 của Chile, Quốc hội phải chọn giữa 2 ông được nhiều phiếu nhất. Trước đó, vào năm 1958 thì Alessandri và Allende cũng là hai người được nhiều phiếu nhất, với Alessandri được 31,6% và cao hơn Allende, và Quốc hội đã chọn Alessandri làm tổng thống. Thông thường ở Chile, Quốc hội chọn người có nhiều phiếu nhất, và lần này cũng vậy: trong số 200 người của Quốc hội được quyền bỏ phiếu, thì 153 người bầu cho Allende, và Allende trở thành tổng thống.
Đây là lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ mà Chile có một tổng thống cánh tả: ông Allende là một trí thức / bác sĩ thuộc Đảng Xã Hội, theo tư tưởng Marxist, liên minh với Đảng Cộng Sản, thân với Liên Xô và Cu Ba. Trong các tài liệu mật của KGB Liên Xô thời đó, thì ông Allende được coi là một “tài sản” lớn thứ hai sau Fidel Castro ở châu Mỹ La Tinh. Và Fidel Castro trong thời kỳ Allende nắm quyền đã từng sang thăm Chile trong vòng 1 tháng liền, và có tặng cho Allende một khẩu súng AK.
Thời đó đang là thời chiến tranh lạnh giữa phe tư bản và phe cộng sản. Đối với Mỹ, thì Allende là một mối đe dọa, bởi vậy phía Mỹ, thông qua CIA, tìm mọi cách để cản đường Allende. Họ mua chuộc các nghị sĩ của Chile để bầu cho Alessandri, với hy vọng là sau đó Alessandri sẽ từ chức (ông này tuyên bố là nếu được Quốc hội cử làm tổng thống thì cũng sẽ từ chức) và mở cuộc bầu cử mới và một người khác Allende sẽ trúng cử. Hai ngày trước khi Quốc hội công bố chính thức Allende thắng cử, xảy ra cuộc ám sát (do CIA dật giây) tổng chỉ huy quân đội của Chile là ông René Schneider, vì ông này theo lập trường quân đội không can thiệp vào chính trị: phía Mỹ hy vọng sẽ có tướng quân đội khác lên sẽ sẵn sàng đảo chính trong khi Allende làm tổng thống. Tuy nhiên, việc ám sát René Scheider khiến cho nhiều người bất bình, và lại càng ủng hộ Allende thêm. Ông Carlos Prats được cử làm tổng chỉ huy quân đội kế nhiệm Schneider.
Trong bài phát biểu nhận chức, Allende có nói: “con đường đi đến CNXH dựa trên dân chủ,đa nguyên và tựdo”. Từ khi lên cầm quyền, Allende đưa ra một loạt các cải cách kinh tế và xã hội nhằm tiến đến xã hội chủ nghĩa, như tăng trợ cấp xã hội, và quốc hữu hóa các công ty lớn (mà trước đó nằm trong tay một số tài phiệt), kiểm soát chặt chẽ giá cả. Các cải cách này của Allende làm tăng sự hậu thuẫn của những người nghèo đối với chính phủ: đến năm 1973 thì Unidad Popular tăng được số phiếu lên thành 44% từ 36% vào năm 1970.
Tuy nhiên, các cải cách kinh tế theo hướng xã hội chủ nghĩa theo mô hình Xô Viết của Allende, tuy đem lại lợi ích cho một bộ phận dân nghèo, nhưng không thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế, mà trái lại làm cho nền kinh tế bị suy giảm, và đánh vào tầng lớp trung lưu: sản lượng nông nghiệp giảm, công suất lao trong ngành công nghiệp chính là ngành khai thác mỏ giảm hơn 20%, dự trữ ngoại tệ cạn kiệt, thu nhập bình quân đầu người giảm hơn 10% trong thời gian 3 năm mà Allende cầm quyền. Điều này khiến cho đảng Dân Chủ Công Giáo, trước kia liên minh với Unidad Popular của Allende, nay quay sang liên minh với Quốc Dân Đảng, lập thành một khối liên minh đối lập chiếm đa số trong quốc hội.
Vào năm 1973, cả Quốc hội và Tòa án tối cao đều tuyên bố là Allende vi hiến, điều hành đất nước theo các mệnh lệnh không tuân thủ hiến pháp, nhưng Allende “lờ đi” và phản kháng lại rằng những điều Allende làm là “cách mạng”, là cần thiết cho Chile. Theo wikipedia:
Quốc hội đã kêu gọi quân đội ra tay để dẹp chính quyền của Allende từ tháng 8/1973, mở đường cho cuộc đảo chính vào tháng 9/1973, dẫn đến giai đoạn độc tài.
Vào ngày 29/06/1973, xảy ra một cuộc đảo chính không thành mà về sau được gọi là Tanquetazo (sự kiện xe tăng): một chỉ huy quân đội dùng xe tăng bao vây tòa nhà của tổng thống Allende. Tổng chỉ huy quân đội lúc đó là Prats, trung thành với Allende, đã dẹp được cuộc đảo chính này. Nhưng uy tín của Prats trong con mắt nhân dân suy giảm sau một vụ bê bối xảy ra ngày 27/06/1973 được các phương tiện truyền thông loan tin (Chile vẫn tự do về thông tin lúc đó) liên quan đến một phụ nữ có tên là Alejandrina Cox (ông Prats ngồi xe ô tô ở chỗ kẹt đường, bị người trong xe bên cạnh nhìn thấy là sỉ vả vì tình hình đất nước tồi tệ, đã mất bình tình xuống xe cầm súng bắn vào cửa xe kia, bên trong có người lái là bà Cox mà ông Prats tưởng nhầm là một đàn ông, đám đông xông đến đập xe của ông Prats và ông Prats phải nhảy lên taxi tẩu thoát rồi xin từ chức nhưng Allende không chấp nhận cho Prats từ chức). Tiếp đến là vụ các bà vợ của các tướng lĩnh kéo đến trước cửa nhà của Prats vào ngày 22/08/1973 chửi bới gọi ông ta là “thằng hèn” vì để cho tình hình an ninh của Chile trở nên lộn xộn. Đến ngày 23/08/1973 thì Prats từ chức, và tướng Pinochet được bổ nhiệm thay thế làm tổng chỉ huy quân đội.
Đảo chính và độc tài
Vào sáng ngày 11/09/1973 xảy ra đảo chính tại Chile. Toàn bộ lục quân (Pinochet chỉ huy), không quân (do tướng Leigh chỉ huy), hải quân (do tướng Merino chỉ huy, còn thống lĩnh hãi quân lúc đó là tướng Montero bị cắt toàn bộ liên lạc), và cảnh sát (tướng César Mendoza Durán, thay thế người cầm đầu cảnh sát lúc đó là José María Sepúlveda) đều tham gia đảo chính. Sépulveda có nhận điện thoại của Allende và đến dinh tổng thống. Bộ trưởng quốc phòng lúc đó là Orlando Letelier có nhận điện thoại của Allende và đến bộ quốc phòng, thì bị bắt và trở thành tù nhân đầu tiên trong cuộc đảo chính. Allende không liên lạc được với các tướng lĩnh quân sự, và cũng không ngờ rằng hầu hết toàn bộ lực lượng vũ trang trong đó có cả Pinochet đã chống lại mình. Theo các nhân chứng trong cuộc, Pinochet mới đầu cũng lưỡng lự khi biết về kế hoạch đảo chính, sau đó mới tham dự.
Phe đảo chính thương lượng, kêu gọi Allende từ chức tổng thống, nhưng Allende không chịu. Thân cận của Allende đề nghị Allende bỏ trốn chạy ra một vùng khác để từ đó làm đảo chính ngược lại, Allende cũng không chịu, nhất quyết ở lại dinh tổng thống, tin vào chính nghĩa của mình. Lực lượng bảo vệ Allende ở dinh tổng thống có khoảng 300 lính tinh nhuệ, gọi là Grupo de Amigos Personales (GAP), nhưng không đọ lại được phía quân đội có máy bay trực thăng và máy bay ném bom đến yểm trợ. Kết cục đến đầu giờ chiều, sau khi khoảng 60 người bị chết trong đó chủ yếu là quân GAP, Allende đã tự sát bằng khẩu súng AK mà Fidel Castro tặng, và quân GAP đầu hàng.
Sau cuộc đảo chính này, Pinochet được chính quyền quân sự lập lên thành tổng thống. Viện cớ chống lại mối đe dọa của cộng sản, Pinochet thiết lập một chế độ độc tài, giải thể quốc hội và các đảng phái chính trị, lập ra tổ chức mật thám gọi là DINA, và thiết lập một chiến dịch khủng bổ đối với những người được coi là có “tư tưởng thân cộng”, đặc biệt là đối với Đảng Cộng Sản.
Các phe thân cộng, trung thành với Allende, đặc biệt là Đảng Cộng Sản, có tổ chức thành du kích để chống lại chính quyền quân phiệt của Pinochet. Kết quả là hàng trăng quân lính của chính phủ bị chết, và sự đàn áp thẳng tay của Pinochet với các du kích quân đó.
Tổng cộng trong giai đoạn độc tài Pinochet, có khoảng 30 nghìn người bị tù đầy tra tấn vì lý do chính trị, và có khoảng 3000 người bị bắt chết, ám sát, hay mất tích. Trong đó có những nhân vật nổi tiếng, như cưu ngoại trưởng của Allende bị ám sát tại Mỹ, cựu tổng chỉ huy quân đội Prats bị ám sát tại Buenos Aires, và ca sĩ – nhạc sĩ Victor Jara lúc đó là đảng viên cộng sản. (Về sau, có một số thứ được đặt tên Victor Jara để tưởng niệm ông này, trong đó có sân vận động Victor Jara ở Santiago).
Kể cả một số người nước ngoài (Mỹ, Anh, Pháp, …) cũng bị ám sát, thủ tiêu ở Chile trong thời kỳ độc tài Pinochet. Vì việc này mà một số tướng lĩnh thời Pinochet sau đó bị Tòa án của Pháp xử tù từ 15 năm cho đến trung thân. (Nước Pháp không bắt tù được những nhân vật này trên thực tế, vì họ không đi ra khỏi Chile, nhưng nếu ra khỏi Chile thì sẽ bị bắt).
Về mặt kinh tế, Pinochet thực hiện chích sách kinh tế “tư bản hoang dã”, theo đường lối kinh tế của nhóm học giả từ trường Chicago về (gọi là các “Chicago boys”). Milton Friedman (nhà kinh tế Chicago được giải Nobel) thì ca ngợi giai đoạn của Pinochet như là một “miracle” về kinh tế. Tuy nhiên, thực tế không hẳn như vậy. Chính sách tư bản hoang dã có thể có lợi cho giới tư bản, nhưng làm cho người nghèo khổ cực đi. Tỷ lệ người sống dưới mức nghèo khổ trong giai đoạn Pinochet tăng lên so với giai đoạn Allende. Sau một giai đoạn phát triển kinh tế từ năm 1975 đến năm 1980, thì Chile lại rơi vào khủng hoảng tài chính những năm 1981-1982, lao dốc đi xuống, rồi đến quãng 1987 mới lại trở về ngang bằng mức 1970 về thu nhập trung bình theo đầu người.
Ra khỏi độc tài
Ngay từ thời điểm ban đầu, chính quyền độc tài quân sự của Pinochet luôn chỉ có tính chất “tạm thời”, tồn tại như là một giai đoạn chuyển đổi cho đến khi Chile có được các điều kiện để có được một chính quyền dân chủ khác “đủ mạnh để chống lại mối đe dọa của công sản”. Nước Chile là nước có truyền thống dân chủ lâu đời, nên người dân cũng không dễ dàng chấp nhận một chính quyền quân sự lâu dài. Chính quyền độc tài quân sự Pinochet, tuy được Mỹ hậu thuẫn, nhưng cũng ngày càng chịu nhiều sức ép của Mỹ và thế giới hơn về nhân quyền.
Đến năm 1980, một bản hiến pháp mới được thiết lập qua một cuộc trưng cầu dân ý (plébiscite), làm tiền đề cho quá trình chuyển sang dân chủ. Theo hiến pháp 1980 này, thì Pinochet được làm tổng thống thêm 8 năm, rồi đến năm 1988 sẽ trưng cầu dân ý lại xem nhân dân có đồng ý để ứng cử viên của quân đội (tức là Pinochet) làm tổng thống tiếp 8 năm không. Các đảng phái “phản động” (tức là như ĐCS) thì bị cấm. Công đoàn cũng bị hạn chế (không được phép tổ chức ở mức toàn quốc gia).
Tuy bị cấm đoán về mặt lý thuyết, nhưng trên thực tế công đoàn và các đảng phải hoạt động lại từ những năm 1980. Những người ngày xưa phải lưu vào nay được phép trở về. Trong đó có bà Michelle Bachelet mà về sau trở thành tổng thống đầu tiên của Chile. Ông bố của bà là tướng không quân bị bắt, tra tấn và giết trong thời Pinochet, bà và mẹ của bà cũng bị bắt, sau đó nhờ quan hệ mà được thả và lưu vong ra nước ngoài từ năm 1975, rồi đếncuối năm 1979 thì bà lại được quay về Chile học tiếp ngành y và làm việc.
Trong lần plébiscite thứ hai vào năm 1988, trong sự có mặt của rất nhiều các quan sát viên quốc tế tại Chile, nhân dân Chile đã bỏ phiếu thôi tín nhiệm Pinochet, và thế là, như theo thỏa thuận đã định, Pinochet mất chức tổng thống, vàcuộc bầu cử tổng thống dân chủ đầu tiên trong vòng gần 2 thập kỷ được tiến hành. Người trúng cử là ông Aylwin của đảng Công giáo Dân chủ, nhận chức từ ngày 11/03/1990, trong khi Pinochet vẫn tiếp tục làm tổng chỉ huy quân đội.
Một trong những lý do khiến cho Pinochet chấp thuận làm theo hiến pháp, là vào thời điểm đó chiên tranh lạnh đã đến giai đoạn kết thúc, ở Đông Âu sắp sửa thay đổi chế độ, ở Nga lúc đó cũng là thời kỳ perestroika và glastnost, không còn lý do “chống thảm họa cộng sản” để giữ chính quyền độc tài quân sự nữa.
Hậu độc tài
Kể từ năm 1990, các chính phủ mới ở Chile đi theo con đường dân chủ, hòa hợp hòa giải dân tộc, và phát triển kinh tế cân bằng (kinh tế tư bản, có sự điều tiết của nhà nước, và có đảm bảo công bằng và phúc lợi xã hội). Trong hai thập kỷ 1990-1020, Chile là nước phát triển mạnh nhất ở Mỹ La Tinh, và là nước đầu tiên của Mỹ La Tinh được vào trong tổ chức OECD (tổ chức của các nước giàu trên thế giới). Hiện tại, thu nhập bình quân đầu người của Chile đạt khoảng 14,4 nghìn USD/năm, đứng thứ 30 trong số 34 nước của OECD, vượt trên Hungary, Poland, Mexico và Turkey (xem: http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_OECD_countries_by_GDP_per_capita)
Giai đoạn Pinochet được các chính quyền của Chile sau đó thừa nhận như là một giai đoạn độc tài, đen tối trong lịch sử Chile.
Câu hỏi vì sao?
Vì sao Chile chuyển từ dân chủ sang độc tài? Cái này có vẻ dễ: vì hoàn cảnh lịch sử thế giới (chiến tranh lạnh) mà Chile cũng là một nạn nhân, và vì chính phủ Allende quá tin tưởng vào chính nghĩa của mình, mà đã vi hiến khi thực hiện các cải cách theo kiểu Liên Xô, dẫn đến cả Quốc hội và Tòa án đều buộc tội chính phủ, kêu gọi quân đội can thiệp, mở đường cho độc tài quân sự. Ngoài ra, còn có thể nói đến các điểm yếu trong hiến pháp 1925 của Chile, khiến cho xảy ra khủng hoảng hiến pháp vào năm 1973 mà không có lốt thoát ngoài việc dùng vũ lực. Quyền hạn của tổng thống quá lớn, đến mức cả Tòa án và Quốc hội đều kêu là tổng thống vi hiến mà tổng thống vẫn tiếp tục nắm quyền.
Trong một chế độ có thủ tưởng (tổng thống là head of state, còn thủ tướng là head of governement), khi phe đa số ở Quốc hội thay đổi thì thủ thướng cũng thay đổi, thì đã không xảy ra khủng hoảng hiến pháp này. Nếu như hiến pháp nghiêm ngặt hơn trong chuyện bắt thủ tướng phải tuân thủ hiến pháp, thì Allende đã không thực hiện được các chính sách mà bị Tòa án lên tiếng là vi hiến (ví dụ như chính sách cải cách ruộng đất, dẫn đến khủng hoảng về nông nghiệp).
Vì sao quá trình chuyển từ độc tài sang dân chủ ở Chile lại thành công tốt đẹp? (Không đổ máu; và những năm sau độc tài phát triển rất tốt và có dân chủ thực sự)? Câu này có vẻ khó khơn. Không phải nước nào quá trình dân chủ hóa cũng được tốt đẹp như Chile. Các mạng ở nhiều nơi chỉ là đổi từ một chế độ độc tài này sang chế độ mất tự do khác.
Có một số nguyên nhân thuận lợi khiến cho Chile có một “kết thúc có hậu” là:
- Nước Chile có truyền thống dân chủ lâu đời (trước giai đoạn độc tài là giai đoạn dân chủ dài, người dân quen với dân chủ hơn là với độc tài)
- Chính quyền quân sự chỉ luôn có tính tạm thời, không thể thành chính quyền vĩnh viễn. Bản thân Pinochet biết điều này, nên có chủ động tìm lối thoát (qua hiến pháp 1980 và trưng cầu dân ý 1988).
- Sự chấm dứt của chiến tranh lạnh trùng với thời điểm Pinochet thôi chức tổng thống. Chiến tranh lạnh kết thúc kéo theo Mỹ không còn ủng hộ chính quyền độc tài Pinochet như trước, mà ủng hộ một quá trình dân chủ hóa Chile hơn.
- … ?
Một số tài liệu tham khảo
http://en.wikipedia.org/wiki/History_of_Chile
http://en.wikipedia.org/wiki/1973_Chilean_coup_d%27%C3%A9tat
http://markcurtis.wordpress.com/2007/02/12/the-pinochet-coup-in-chile-1973/
http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_OECD_countries_by_GDP_per_capita
http://www.youtube.com/watch?v=X6kkaIfy9wU (phim tài liệu: The Overthrow of Democratic Chile)
http://en.wikipedia.org/wiki/Chilean_transition_to_democracy
Theo blog Zetamu
Bài viết tóm tắt này nhằm tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chế độ độc tài Pinochet ở Chile trong giai đoạn 1973-1990, và việc nước này ra khỏi chế độ độc tài trở thành nước dân chủ và phát triển ra sao.
Bối cảnh dẫn đến độc tài
Augusto_Pinochet cựu Tổng thống độc tài của đất nước Chile |
Trong cuộc bầu cử tổng thống Chile vào năm 1970, có 3 ứng cử viên chính là ông Salvador Allende của liên minh cánh tả mang tên Unidad Polupar (Nhân Dân Thống Nhất), ông Jorge Alessandri của đảng cánh hữu mang tên Partido Nacional (Quốc Dân Đảng), và ông Radomiro Tomic của đảng Partido Demócrata Cristiano (Đảng Dân chủ Công giáo). Ông Allende được 36,6% số phiếu, ông Alessandri được 35,3%, còn ông Tomic chỉ được 28,1%. Vì không ông nào được quá bán, nên theo Hiến pháp 1925 của Chile, Quốc hội phải chọn giữa 2 ông được nhiều phiếu nhất. Trước đó, vào năm 1958 thì Alessandri và Allende cũng là hai người được nhiều phiếu nhất, với Alessandri được 31,6% và cao hơn Allende, và Quốc hội đã chọn Alessandri làm tổng thống. Thông thường ở Chile, Quốc hội chọn người có nhiều phiếu nhất, và lần này cũng vậy: trong số 200 người của Quốc hội được quyền bỏ phiếu, thì 153 người bầu cho Allende, và Allende trở thành tổng thống.
Đây là lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ mà Chile có một tổng thống cánh tả: ông Allende là một trí thức / bác sĩ thuộc Đảng Xã Hội, theo tư tưởng Marxist, liên minh với Đảng Cộng Sản, thân với Liên Xô và Cu Ba. Trong các tài liệu mật của KGB Liên Xô thời đó, thì ông Allende được coi là một “tài sản” lớn thứ hai sau Fidel Castro ở châu Mỹ La Tinh. Và Fidel Castro trong thời kỳ Allende nắm quyền đã từng sang thăm Chile trong vòng 1 tháng liền, và có tặng cho Allende một khẩu súng AK.
Thời đó đang là thời chiến tranh lạnh giữa phe tư bản và phe cộng sản. Đối với Mỹ, thì Allende là một mối đe dọa, bởi vậy phía Mỹ, thông qua CIA, tìm mọi cách để cản đường Allende. Họ mua chuộc các nghị sĩ của Chile để bầu cho Alessandri, với hy vọng là sau đó Alessandri sẽ từ chức (ông này tuyên bố là nếu được Quốc hội cử làm tổng thống thì cũng sẽ từ chức) và mở cuộc bầu cử mới và một người khác Allende sẽ trúng cử. Hai ngày trước khi Quốc hội công bố chính thức Allende thắng cử, xảy ra cuộc ám sát (do CIA dật giây) tổng chỉ huy quân đội của Chile là ông René Schneider, vì ông này theo lập trường quân đội không can thiệp vào chính trị: phía Mỹ hy vọng sẽ có tướng quân đội khác lên sẽ sẵn sàng đảo chính trong khi Allende làm tổng thống. Tuy nhiên, việc ám sát René Scheider khiến cho nhiều người bất bình, và lại càng ủng hộ Allende thêm. Ông Carlos Prats được cử làm tổng chỉ huy quân đội kế nhiệm Schneider.
Trong bài phát biểu nhận chức, Allende có nói: “con đường đi đến CNXH dựa trên dân chủ,đa nguyên và tựdo”. Từ khi lên cầm quyền, Allende đưa ra một loạt các cải cách kinh tế và xã hội nhằm tiến đến xã hội chủ nghĩa, như tăng trợ cấp xã hội, và quốc hữu hóa các công ty lớn (mà trước đó nằm trong tay một số tài phiệt), kiểm soát chặt chẽ giá cả. Các cải cách này của Allende làm tăng sự hậu thuẫn của những người nghèo đối với chính phủ: đến năm 1973 thì Unidad Popular tăng được số phiếu lên thành 44% từ 36% vào năm 1970.
Tuy nhiên, các cải cách kinh tế theo hướng xã hội chủ nghĩa theo mô hình Xô Viết của Allende, tuy đem lại lợi ích cho một bộ phận dân nghèo, nhưng không thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế, mà trái lại làm cho nền kinh tế bị suy giảm, và đánh vào tầng lớp trung lưu: sản lượng nông nghiệp giảm, công suất lao trong ngành công nghiệp chính là ngành khai thác mỏ giảm hơn 20%, dự trữ ngoại tệ cạn kiệt, thu nhập bình quân đầu người giảm hơn 10% trong thời gian 3 năm mà Allende cầm quyền. Điều này khiến cho đảng Dân Chủ Công Giáo, trước kia liên minh với Unidad Popular của Allende, nay quay sang liên minh với Quốc Dân Đảng, lập thành một khối liên minh đối lập chiếm đa số trong quốc hội.
Hình: PDG per capita của Chile, theo wikipedia |
On 26 May 1973, Chile’s Supreme Court unanimously denounced the Allende régime’s disruption of the legality of the nation in its failure to uphold judicial decisions. It refused to permit police execution of judicial resolutions that contradicted the Government’s measures.Bản cáo trạng công bố ngày 22/08/1973 của Quốc hội có nêu một loạt các hành động vi hiến của chính phủ Allende, trong đó có: điều hành theo các chỉ thỉ không tuân thủ pháp luật, đàn áp bất hợp pháp cuộc bãi công của thợ mỏ, chiếm đoạt đất hợp pháp 1500 trang trại nộng nghiệp, không chịu thực hiện các quyết định của tòa án, lạm dụng truyền hình quốc gia, cho phép những người ủng hộ cánh tả trang bị vũ khí trong khi cấm đoán điều đó với những người ủng hộ cánh hữu, lờ đi các tuyên bố của Ủy ban Kiểm soát Trung ương độc lập, v.v..
In August 1973, a constitutional crisis occurred; the Supreme Court publicly complained about the Allende Government’s inability to enforce the law of the land. On 22 August, the Chamber of Deputies (with the Christian Democrats united with the National Party) accused the Allende Government of unconstitutional acts and called upon the military to enforce constitutional order.
Quốc hội đã kêu gọi quân đội ra tay để dẹp chính quyền của Allende từ tháng 8/1973, mở đường cho cuộc đảo chính vào tháng 9/1973, dẫn đến giai đoạn độc tài.
Vào ngày 29/06/1973, xảy ra một cuộc đảo chính không thành mà về sau được gọi là Tanquetazo (sự kiện xe tăng): một chỉ huy quân đội dùng xe tăng bao vây tòa nhà của tổng thống Allende. Tổng chỉ huy quân đội lúc đó là Prats, trung thành với Allende, đã dẹp được cuộc đảo chính này. Nhưng uy tín của Prats trong con mắt nhân dân suy giảm sau một vụ bê bối xảy ra ngày 27/06/1973 được các phương tiện truyền thông loan tin (Chile vẫn tự do về thông tin lúc đó) liên quan đến một phụ nữ có tên là Alejandrina Cox (ông Prats ngồi xe ô tô ở chỗ kẹt đường, bị người trong xe bên cạnh nhìn thấy là sỉ vả vì tình hình đất nước tồi tệ, đã mất bình tình xuống xe cầm súng bắn vào cửa xe kia, bên trong có người lái là bà Cox mà ông Prats tưởng nhầm là một đàn ông, đám đông xông đến đập xe của ông Prats và ông Prats phải nhảy lên taxi tẩu thoát rồi xin từ chức nhưng Allende không chấp nhận cho Prats từ chức). Tiếp đến là vụ các bà vợ của các tướng lĩnh kéo đến trước cửa nhà của Prats vào ngày 22/08/1973 chửi bới gọi ông ta là “thằng hèn” vì để cho tình hình an ninh của Chile trở nên lộn xộn. Đến ngày 23/08/1973 thì Prats từ chức, và tướng Pinochet được bổ nhiệm thay thế làm tổng chỉ huy quân đội.
Đảo chính và độc tài
Vào sáng ngày 11/09/1973 xảy ra đảo chính tại Chile. Toàn bộ lục quân (Pinochet chỉ huy), không quân (do tướng Leigh chỉ huy), hải quân (do tướng Merino chỉ huy, còn thống lĩnh hãi quân lúc đó là tướng Montero bị cắt toàn bộ liên lạc), và cảnh sát (tướng César Mendoza Durán, thay thế người cầm đầu cảnh sát lúc đó là José María Sepúlveda) đều tham gia đảo chính. Sépulveda có nhận điện thoại của Allende và đến dinh tổng thống. Bộ trưởng quốc phòng lúc đó là Orlando Letelier có nhận điện thoại của Allende và đến bộ quốc phòng, thì bị bắt và trở thành tù nhân đầu tiên trong cuộc đảo chính. Allende không liên lạc được với các tướng lĩnh quân sự, và cũng không ngờ rằng hầu hết toàn bộ lực lượng vũ trang trong đó có cả Pinochet đã chống lại mình. Theo các nhân chứng trong cuộc, Pinochet mới đầu cũng lưỡng lự khi biết về kế hoạch đảo chính, sau đó mới tham dự.
Phe đảo chính thương lượng, kêu gọi Allende từ chức tổng thống, nhưng Allende không chịu. Thân cận của Allende đề nghị Allende bỏ trốn chạy ra một vùng khác để từ đó làm đảo chính ngược lại, Allende cũng không chịu, nhất quyết ở lại dinh tổng thống, tin vào chính nghĩa của mình. Lực lượng bảo vệ Allende ở dinh tổng thống có khoảng 300 lính tinh nhuệ, gọi là Grupo de Amigos Personales (GAP), nhưng không đọ lại được phía quân đội có máy bay trực thăng và máy bay ném bom đến yểm trợ. Kết cục đến đầu giờ chiều, sau khi khoảng 60 người bị chết trong đó chủ yếu là quân GAP, Allende đã tự sát bằng khẩu súng AK mà Fidel Castro tặng, và quân GAP đầu hàng.
Sau cuộc đảo chính này, Pinochet được chính quyền quân sự lập lên thành tổng thống. Viện cớ chống lại mối đe dọa của cộng sản, Pinochet thiết lập một chế độ độc tài, giải thể quốc hội và các đảng phái chính trị, lập ra tổ chức mật thám gọi là DINA, và thiết lập một chiến dịch khủng bổ đối với những người được coi là có “tư tưởng thân cộng”, đặc biệt là đối với Đảng Cộng Sản.
Các phe thân cộng, trung thành với Allende, đặc biệt là Đảng Cộng Sản, có tổ chức thành du kích để chống lại chính quyền quân phiệt của Pinochet. Kết quả là hàng trăng quân lính của chính phủ bị chết, và sự đàn áp thẳng tay của Pinochet với các du kích quân đó.
Tổng cộng trong giai đoạn độc tài Pinochet, có khoảng 30 nghìn người bị tù đầy tra tấn vì lý do chính trị, và có khoảng 3000 người bị bắt chết, ám sát, hay mất tích. Trong đó có những nhân vật nổi tiếng, như cưu ngoại trưởng của Allende bị ám sát tại Mỹ, cựu tổng chỉ huy quân đội Prats bị ám sát tại Buenos Aires, và ca sĩ – nhạc sĩ Victor Jara lúc đó là đảng viên cộng sản. (Về sau, có một số thứ được đặt tên Victor Jara để tưởng niệm ông này, trong đó có sân vận động Victor Jara ở Santiago).
Kể cả một số người nước ngoài (Mỹ, Anh, Pháp, …) cũng bị ám sát, thủ tiêu ở Chile trong thời kỳ độc tài Pinochet. Vì việc này mà một số tướng lĩnh thời Pinochet sau đó bị Tòa án của Pháp xử tù từ 15 năm cho đến trung thân. (Nước Pháp không bắt tù được những nhân vật này trên thực tế, vì họ không đi ra khỏi Chile, nhưng nếu ra khỏi Chile thì sẽ bị bắt).
Về mặt kinh tế, Pinochet thực hiện chích sách kinh tế “tư bản hoang dã”, theo đường lối kinh tế của nhóm học giả từ trường Chicago về (gọi là các “Chicago boys”). Milton Friedman (nhà kinh tế Chicago được giải Nobel) thì ca ngợi giai đoạn của Pinochet như là một “miracle” về kinh tế. Tuy nhiên, thực tế không hẳn như vậy. Chính sách tư bản hoang dã có thể có lợi cho giới tư bản, nhưng làm cho người nghèo khổ cực đi. Tỷ lệ người sống dưới mức nghèo khổ trong giai đoạn Pinochet tăng lên so với giai đoạn Allende. Sau một giai đoạn phát triển kinh tế từ năm 1975 đến năm 1980, thì Chile lại rơi vào khủng hoảng tài chính những năm 1981-1982, lao dốc đi xuống, rồi đến quãng 1987 mới lại trở về ngang bằng mức 1970 về thu nhập trung bình theo đầu người.
Ra khỏi độc tài
Ngay từ thời điểm ban đầu, chính quyền độc tài quân sự của Pinochet luôn chỉ có tính chất “tạm thời”, tồn tại như là một giai đoạn chuyển đổi cho đến khi Chile có được các điều kiện để có được một chính quyền dân chủ khác “đủ mạnh để chống lại mối đe dọa của công sản”. Nước Chile là nước có truyền thống dân chủ lâu đời, nên người dân cũng không dễ dàng chấp nhận một chính quyền quân sự lâu dài. Chính quyền độc tài quân sự Pinochet, tuy được Mỹ hậu thuẫn, nhưng cũng ngày càng chịu nhiều sức ép của Mỹ và thế giới hơn về nhân quyền.
Đến năm 1980, một bản hiến pháp mới được thiết lập qua một cuộc trưng cầu dân ý (plébiscite), làm tiền đề cho quá trình chuyển sang dân chủ. Theo hiến pháp 1980 này, thì Pinochet được làm tổng thống thêm 8 năm, rồi đến năm 1988 sẽ trưng cầu dân ý lại xem nhân dân có đồng ý để ứng cử viên của quân đội (tức là Pinochet) làm tổng thống tiếp 8 năm không. Các đảng phái “phản động” (tức là như ĐCS) thì bị cấm. Công đoàn cũng bị hạn chế (không được phép tổ chức ở mức toàn quốc gia).
Tuy bị cấm đoán về mặt lý thuyết, nhưng trên thực tế công đoàn và các đảng phải hoạt động lại từ những năm 1980. Những người ngày xưa phải lưu vào nay được phép trở về. Trong đó có bà Michelle Bachelet mà về sau trở thành tổng thống đầu tiên của Chile. Ông bố của bà là tướng không quân bị bắt, tra tấn và giết trong thời Pinochet, bà và mẹ của bà cũng bị bắt, sau đó nhờ quan hệ mà được thả và lưu vong ra nước ngoài từ năm 1975, rồi đếncuối năm 1979 thì bà lại được quay về Chile học tiếp ngành y và làm việc.
Trong lần plébiscite thứ hai vào năm 1988, trong sự có mặt của rất nhiều các quan sát viên quốc tế tại Chile, nhân dân Chile đã bỏ phiếu thôi tín nhiệm Pinochet, và thế là, như theo thỏa thuận đã định, Pinochet mất chức tổng thống, vàcuộc bầu cử tổng thống dân chủ đầu tiên trong vòng gần 2 thập kỷ được tiến hành. Người trúng cử là ông Aylwin của đảng Công giáo Dân chủ, nhận chức từ ngày 11/03/1990, trong khi Pinochet vẫn tiếp tục làm tổng chỉ huy quân đội.
Một trong những lý do khiến cho Pinochet chấp thuận làm theo hiến pháp, là vào thời điểm đó chiên tranh lạnh đã đến giai đoạn kết thúc, ở Đông Âu sắp sửa thay đổi chế độ, ở Nga lúc đó cũng là thời kỳ perestroika và glastnost, không còn lý do “chống thảm họa cộng sản” để giữ chính quyền độc tài quân sự nữa.
Hậu độc tài
Kể từ năm 1990, các chính phủ mới ở Chile đi theo con đường dân chủ, hòa hợp hòa giải dân tộc, và phát triển kinh tế cân bằng (kinh tế tư bản, có sự điều tiết của nhà nước, và có đảm bảo công bằng và phúc lợi xã hội). Trong hai thập kỷ 1990-1020, Chile là nước phát triển mạnh nhất ở Mỹ La Tinh, và là nước đầu tiên của Mỹ La Tinh được vào trong tổ chức OECD (tổ chức của các nước giàu trên thế giới). Hiện tại, thu nhập bình quân đầu người của Chile đạt khoảng 14,4 nghìn USD/năm, đứng thứ 30 trong số 34 nước của OECD, vượt trên Hungary, Poland, Mexico và Turkey (xem: http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_OECD_countries_by_GDP_per_capita)
Giai đoạn Pinochet được các chính quyền của Chile sau đó thừa nhận như là một giai đoạn độc tài, đen tối trong lịch sử Chile.
Câu hỏi vì sao?
Vì sao Chile chuyển từ dân chủ sang độc tài? Cái này có vẻ dễ: vì hoàn cảnh lịch sử thế giới (chiến tranh lạnh) mà Chile cũng là một nạn nhân, và vì chính phủ Allende quá tin tưởng vào chính nghĩa của mình, mà đã vi hiến khi thực hiện các cải cách theo kiểu Liên Xô, dẫn đến cả Quốc hội và Tòa án đều buộc tội chính phủ, kêu gọi quân đội can thiệp, mở đường cho độc tài quân sự. Ngoài ra, còn có thể nói đến các điểm yếu trong hiến pháp 1925 của Chile, khiến cho xảy ra khủng hoảng hiến pháp vào năm 1973 mà không có lốt thoát ngoài việc dùng vũ lực. Quyền hạn của tổng thống quá lớn, đến mức cả Tòa án và Quốc hội đều kêu là tổng thống vi hiến mà tổng thống vẫn tiếp tục nắm quyền.
Trong một chế độ có thủ tưởng (tổng thống là head of state, còn thủ tướng là head of governement), khi phe đa số ở Quốc hội thay đổi thì thủ thướng cũng thay đổi, thì đã không xảy ra khủng hoảng hiến pháp này. Nếu như hiến pháp nghiêm ngặt hơn trong chuyện bắt thủ tướng phải tuân thủ hiến pháp, thì Allende đã không thực hiện được các chính sách mà bị Tòa án lên tiếng là vi hiến (ví dụ như chính sách cải cách ruộng đất, dẫn đến khủng hoảng về nông nghiệp).
Vì sao quá trình chuyển từ độc tài sang dân chủ ở Chile lại thành công tốt đẹp? (Không đổ máu; và những năm sau độc tài phát triển rất tốt và có dân chủ thực sự)? Câu này có vẻ khó khơn. Không phải nước nào quá trình dân chủ hóa cũng được tốt đẹp như Chile. Các mạng ở nhiều nơi chỉ là đổi từ một chế độ độc tài này sang chế độ mất tự do khác.
Có một số nguyên nhân thuận lợi khiến cho Chile có một “kết thúc có hậu” là:
- Nước Chile có truyền thống dân chủ lâu đời (trước giai đoạn độc tài là giai đoạn dân chủ dài, người dân quen với dân chủ hơn là với độc tài)
- Chính quyền quân sự chỉ luôn có tính tạm thời, không thể thành chính quyền vĩnh viễn. Bản thân Pinochet biết điều này, nên có chủ động tìm lối thoát (qua hiến pháp 1980 và trưng cầu dân ý 1988).
- Sự chấm dứt của chiến tranh lạnh trùng với thời điểm Pinochet thôi chức tổng thống. Chiến tranh lạnh kết thúc kéo theo Mỹ không còn ủng hộ chính quyền độc tài Pinochet như trước, mà ủng hộ một quá trình dân chủ hóa Chile hơn.
- … ?
Một số tài liệu tham khảo
http://en.wikipedia.org/wiki/History_of_Chile
http://en.wikipedia.org/wiki/1973_Chilean_coup_d%27%C3%A9tat
http://markcurtis.wordpress.com/2007/02/12/the-pinochet-coup-in-chile-1973/
http://en.wikipedia.org/wiki/List_of_OECD_countries_by_GDP_per_capita
http://www.youtube.com/watch?v=X6kkaIfy9wU (phim tài liệu: The Overthrow of Democratic Chile)
http://en.wikipedia.org/wiki/Chilean_transition_to_democracy
Theo blog Zetamu
Không có nhận xét nào