Header Ads

  • Tin Mới Nhất

    Người yêu bản đồ và nước Việt Nam

    Trần Đình Thắng yêu bản đồ và Việt Nam. Niềm đam mê của ông với mọi thứ Việt Nam kể cả sự đam mê bản đồ cổ, đã đưa ông vào trung tâm cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

    WEST HARTFORD, CONN. Năm 1995, ông Trần Đình Thắng đã mời một chuyên gia về âm nhạc cổ truyền Việt Nam đến nói chuyện tại Đại học Connecticut (UConn). Mùa hè năm đó, nhạc sĩ nổi tiếng Trần Văn Khê, từng dạy tại Đại học Sorbonne ở Paris, đã đến thăm UConn.

    Ông Trần Đình Thắng với tấm bản đồ mới của Việt Nam và Trung Quốc trong phòng sưu tầm tại nhà riêng ở West
    Hartford. Conn.Nguồn ảnh: Ann Hermes / CSMonitor.com


    Buổi nói chuyện của ông Khê trở thành một phần lịch sử của UConn. Nó đã thu hút hơn 300 khán giả, nhưng một phần ba trong số họ là những người biểu tình chống lại chính phủ cộng sản Việt Nam.

    “Họ nghĩ rằng tôi mời một người từ Việt Nam sang để tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản,” ông Thắng nhắc lại, khi đó là sinh viên năm thứ ba ban Kỹ sư Cơ khí và đang là Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại UConn.

    Tình hình lắng xuống khi trường đại học xác nhận đó [ông Trần Văn Khê] là một giáo sư người Việt sống ở Paris, không phải người ở Việt Nam, đén nói chuyện về âm nhạc, chứ không phải chủ nghĩa cộng sản.

    Sự kiện này đã không ông Thắng chùn chân. Từ đó, ông nhận ra lần gặp gỡ ông Trần Vưn Khê đã làm dấy lên tình yêu của mình với đất nước. “Buổi nói chuyện [của Giáo sư Khê] đã cho tôi sức mạnh để theo đuổi nhũng cuộc trao đổi văn hóa,” ông Thắng nói; Sau đó ông đã tổ chức các cuộc hội thảo về Việt Nam tại trường đại học Connecticut, tsáng lập một tạp chí tiếng Việt, và giúp đỡ sinh viên Việt Nam đến Hoa Kỳ du học.

    Bây giờ niềm đam mê tất cả những gì Việt Nam đã kết hợp với một đam mê khác: thu thập các bản đồ cũ. Niềm đam mê đã đặt ông vào trung tâm của cuộc tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

    Trần Đình Thắng, độc thân, sống với cha mẹ ông trong một căn nhà ở West Hartford, tiểu bang Connecticut, khi họ di cư đến sống ở Hoa Kỳ. Ông Thắng làm việc với công ty Pratt & Whitney, một hãng sản xuất động cơ máy bay.

    Mùa hè năm ngoái, Trần mở rộng niềm đam mê của mình, sưu tầm cổ vật Việt Nam trong một khu vực mới. DDiiefu này không gây chú ý với những bạn cùng sưu tầm của ông nhưng đã gây xôn xao tại Việt Nam.

    Trần Đình Thắng đã sưu tầm được 150 tấm bản đồ cổ Trung Quốc và 3 tập bản đồ cổ đại cho thấy Hoàng Sa và Trường Sa là quần đảo ở Biển Đông [Biển Nam Trung Hoa] chưa bao giờ là một phần của Trung Quốc, như họ đã tuyên bố chủ quyền từ lâu; nhưng Trường Sa và Hoàng Sa là của Việt Nam.

    Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (hay Nam Sa và Tây Sa, gọi theo tiếng Trung Quốc, và Hoàng Sa và Trường Sa bằng tiếng Việt) đang là trung tâm của cuộc tranh cãi ngoại giao giữa hai nước láng giềng châu Á. Cả hai đã tuyên bố chủ quyền trong khu vực có nhiều tiềm năng dầu mỏ.

    Các chuyên gia về Biển Đông [Biển Nam Trung Hoa] nói nếu tranh chấp trên các quần đảo được đưa tới Tòa án Quốc tế, bộ sưu tập bản đồ của ông Trần Đình Thắng có thể được dùng như bằng chứng lịch sử để bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc.

    “Là một người Việt Nam, tôi có bổn phận bảo vệ đất nước của tôi,” ông Thăng nói và cho biết thêm thường thấy nguồn cảm hứng của ông biến thành hành động “không phân biệt ngày hay đêm.”

    Trần Đình Thắng đến ở Mỹ với cha mẹ của ông vào năm 1991 theo chương trình nhân đạo ký kết giữa Hà Nội và Washington cho phép các cựu tù nhân chính trị Việt Nam di cư sang Mỹ.

    Sau khi định cư tại West Hartford, ông Thắng tiếp tục đi học trong ngành cơ khí tại UConn. Ông đã lấy thêm văn bằng thứ hai về Quản trị và Kỹ sư trước khi đi làm cho Electric Boat và sau đó là Pratt & Whitney.

    Một buổi tối cuối tháng Bảy năm ngoái, Thắng theo dõi tin tức từ Việt Nam. Mắt của ông bắt vào tựa đề, “Bản đò cổ chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”

    Sau khi xem bản tin, một ý tưởng lóe lên, ông vào eBay tìm những món hàng theo các nhóm nhữ “bản đồ Trung Quốc”, “bản đồ Ấn Độ và vùng lân cận” và “đảo Hải Nam.”

    “Câu chuyện về một người nghiên cứu tại Việt Nam được tìm thấy và tặng bản đồ năm 1904 của Trung Quốc dưới đời nhà Thanh, từ thế kỷ 18 đến thế kỷ 19, cho tôi cảm hứng đi tìm kiếm các bản đồ Trung Quốc do các nước phương Tây xuất bản,” Trần Đình Thắng nói. “Tác phẩm của người phương Tây thường dựa trên cơ sở khoa học, vì vậy tôi nghĩ rằng bản đồ cổ do họ thực hiện có thể là bằng chứng khoa học để kiểm định chủ quyền của Việt Nam.”

    Kể từ khi buổi tối mùa hè năm đó, Trần Đình Thắng tiếp tục công việc tìm kiếm trên mạng, cũng như gọi điện thoại đến những nhà sử học, và tham khảo với các chuyên gia về biển Nam Trung Hoa từ Mỹ đến Việt Nam. Bộ sưu tập của ông cuối cùng đã tăng lên tổng số 150 bản đồ và 3 tập bản đồ. Những tài liệu này đã được xuất bản ở Anh, Mỹ, Pháp, Đức, Canada, Scotland, Australia, Ấn Độ, và Trung Quốc từ 1626 đến 1980.

    “Khoảng 80 bản đồ và 3 tập bản đồ cho thấy biên giới của miền nam Trung Quốc là đảo Hải Nam, và 50 bản đồ chỉ rõ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam,” ông Trần Đình Thắng nói.

    “Những khám phá của ông Thắng cung cấp cho chúng tôi thêm nhiều bằng chứng khoa học và lịch sử để xác định chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa, và bác bỏ tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo đó,” tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn, Viện phó Viện Phát triển Kinh tế-Xã hội Đà Nẵng nói. Viện Phát triển Kinh tế-Xã hội Đà Nẵng là một think tank về vấn đề quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Việt Nam.

    Bộ sưu tập của ông Trần Đình Thắng phản chứng lời tuyên bố “chủ quyền không thể tranh cãi” của Trung Quốc tại hai quần đảo, ông Carl Thayer, giáo sư danh dự tại Đại học New South Wales ở Úc và là một chuyên gia về Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) cho biết thêm.

    Dự án bản đồ của ông Trần Đình Thắng là đỉnh điểm của những năm tháng nỗ lực trao đổi nhận thức về văn hóa nhận giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

    Cùng với bạn bè, vào năm 1996, ông bắt đầu một tạp chí để quảng bá nhận thức về văn hóa Việt Nam tên là Nhịp Sống (Rhythm of Life). Tạp chí hàng năm dầy 124 trang giới thiệu lịch sử , xã hội, văn học và nghệ thuật Việt Nam, và dựa trên chuyên môn của nhiều học giả và các nghệ sĩ Việt Nam tại Hoa Kỳ, Việt Nam, và các nơi khác.

    Giữ một vị trí trung lập với chính phủ cộng sản Việt Nam, có mối quan hệ thân thiện với Mỹ trong những năm gần đây, tạp chí Nhịp Sống của ông Trần Đình Thắng đến tay người Mỹ gốc Việt ở mọi khuynh hướng chính trị.

    Năm 2000, Trần đưa việt trao đổi văn hóa đến một mức mới. Được một số học giả tên tuổi, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hỗ trợ kể cả Trần Văn Khê, ông Thắng thành lập Viện Văn hóa & Giáo dục Việt Nam (IVCE). Bên cạnh việc trình bày những chương trình về văn hóa, tổ chức phi lợi nhuận IVCE đi Việt Nam để tổ chức các cuộc hội thảo về việc làm thế nào để tham gia vào chương trình trao đổi sinh viên với Hoa Kỳ và giúp đỡ ứng viên làm đơn xin đi học.

    “Tôi tin rằng sinh viên có cơ hội học tập ở nước ngoài sẽ mang về với họ những ý tưởng và khái niệm từ các trường đại học Mỹ những điều có thể đóng góp vào sự phát triển của Việt Nam,” ông Thắng nói, đang là chủ tịch của IVCE.

    Trong 12 năm qua, ông Trần Đình Thắng là con thoi giữa Mỹ và Việt Nam, tổ chức khoảng 60 cuộc hội thảo mùa hè về “du học tại Mỹ” với sự giúp đỡ từ hàng trăm người Mỹ gốc Việt, những người hướng dẫn dựa trên kinh nghiệm trực tiếp của họ. Hàng chục trường đại học Việt Nam và Hoa Kỳ đã hợp tác với IVCE để trao đổi đoàn quan sát và lập các chương trình hợp tác.

    Đồng thời, IVCE đã tổ chức 44 cuộc hội thảo trên khắp nước Mỹ, đưa khán giả đến với âm nhạc cổ điển Việt Nam, nghệ thuật dân gian, hội họa, văn học, phim tài liệu và phim truyện.

    Theo thời gian, những người đã phản đối, coi hoạt động của ông Trần Đình Thắng là những tuyên truyền cho chính phủ cộng sản nay đã thay đổi quan điệm. “Bây giờ họ thương tôi,” ông Thắng nó trên đường tới Washington để chuẩn bị cho một buổi chiếu 5 phim tài liệu ngắn của các nhà làm phim trẻ Việt Nam.

    Trần đánh giá cao cuộc sống với những cơ hội nghề nghiệp mà xã hội Hoa Kỳ đã cống hiến. “Mỹ là quốc gia thứ hai của tôi,” ông nói.

    “Ông Thắng sống ở Mỹ, nhưng để trái tim ở Việt Nam,” Hồng Anh, một tài tử điện ảnh và nhà sản xuất phim tại Việt Nam đã cùng với Trần Đình Thắng đi thăm các trường đại học vùng Đông Bắc Hoa Kỳ trong tháng 11 năm 2012.

    Trần Đình Thắng nói ông vui mừng vì tháng Mười Một vừa qua ông đã tặng bộ sưu tập bản đồ của ông về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Đà Nẵng. “Không ai buộc tôi, nhưng tôi cảm thấy bổn phận phải làm việc cho đất nước của tôi,” ông nói. “Đó là một nhiệm vụ của đời tôi.”

    “Thắng đã có nhiều chương trình mang lại lợi ích cho Việt Nam bằng nhiều cách khác nhau,” giáo sư Khê, người đã trở thành người cố vấn của ông Thắng nói. “Nhưng anh ấy không bao giờ tự khoe khoang về những gì anh ấy đã làm.”

    Mai Ngọc Châu (CSMOnitor.com)
    DCVOnline lược dịch

    © DCVOnline



    Nguồn: Thang Dinh Tran loves maps and Vietnam. That may put him in the eye of a storm.By Mai Ngoc Chau, Contributor / February 8, 2013, The Christian Science Monitor.

    Không có nhận xét nào

    Post Top Ad

    ad728

    Post Bottom Ad

    ad728