Khi Mẹ Đốp chỉ đạo “tịch điền”
Đào Tuấn
Táo quân, của VTC có một chi tiết thật chua xót: Mẹ Đốp chỉ đạo “cưỡng chế”. Lễ Tịch điền, thật tình cờ, có sự góp mặt của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.
Táo quân, của VTC chứ không phải VTV- năm nay có một chi tiết thật chua xót. Đó là đoạn Mẹ Đốp chỉ đạo “cưỡng chế thu hồi cái áo nhà ông Vân” với thằng câm đi đọc lệnh cưỡng chế, thằng mù dẫn đường, thằng điếc, vì “không sợ súng”, dẫn đầu…
Năm Rồng, nỗi khiếp sợ nhất đối với nông dân vẫn cứ là tình trạng bị thu hồi đất, bởi một Ban quản lý dự án nào đó. Không đất, không “điền”, thì phải gọi là gì đó chứ không thể là nông dân được.
Ừ thì đó là một hoạt cảnh hài. Nhưng đó là thứ hài cười ra nước mắt khi trong cuộc sống, những vụ cưỡng chế “cái ao nhà ông Vân” có ở khắp nơi. Liệu có cái hài nào không xuất phát từ cuộc sống?!
Nhưng có một chuyện không hài. Đó là vụ mất trộm của một ông trưởng Ban quản lý cấp huyện ở Bạc Liêu. Ông này, đúng mùng 1 tết, bị trộm vào khoắng mất toi 2 tỷ bạc. Ừ thì là cán bộ, ừ thì là trưởng Ban quản lý dự án, nhưng 37 tuổi mà có 2 tỷ bạc trong nhà rõ là chuyện…không hài.
Ngày 7 Tết, lễ Tịch Điền được tổ chức ở Đọi Sơn với sự có mặt của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, nhằm tái hiện hình ảnh Vua Lê Đại Hành xuống đồng đi cày ruộng cách đây hơn 1.000 năm. Nhưng không phải đợi đến “đường cày của nhà vua”, ngay từ mùng 3, mùng 4 Tết, nông dân ở Thái Bình, ở Ninh Bình, ở Đắk Nông…đã “mang tết ra đồng”. Bao giờ mà người nông dân chẳng cần cù. Và vất vả. Năm ngoái, ở Hưng Yên, xuất hiện cảnh “trâu người”. Năm nay, ở Nam Định, những người nông dân chân đất cũng cong lưng kéo thuyền trên những con kênh sền sệt bùn. Trong khi đó, ở ĐBSCL, nông dân dài cổ chờ đợi ngày 20-2 đến sớm để “bán tháo” khi lúa đã “đầy bồ” từ lâu mà chưa có người mua. Dân cần nhưng quan chưa vội. Đơn giản, 20-2 mới là thời điểm VFA bắt đầu triển khai thu mua tạm trữ 1 triệu tấn lúa. Đơn giản, chưa đến 20-2, với VFA, còn chưa hết tết? Còn với thương lái, thêm một ngày là thêm một cơ hội thử thách lòng kiên nhẫn với túi tiền rỗng tuếch của nông dân. Thêm một ngày là thêm một cơ hội giảm giá thu mua.
Năm ngoái, sau đường cày đầu năm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, rằng: Lịch sử Việt Nam đã chứng minh rằng trong bất cứ hoàn cảnh nào, nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn là cơ sở vững chắc, là nền tảng cho sự phát triển của đất nước.
Tịch Điền, suy cho cùng cũng chỉ ở trọn trong 2 chữ “trọng nông”.
Và trọng nông, không chỉ là ở việc duy trì một mỹ tục, một sự “nêu gương cho thiên hạ, trên thì để cúng tôn miếu, dưới thì để nuôi muôn dân, công hiệu trị nước dẫn đến của giàu dân đông”. Một cách thời sự nhất, trọng nông là việc thực hiện đúng lời hứa thu mua lúa với giá đảm bảo cho nông dân lãi 30%.
Trong lễ Tịch Điền, nếu được nói về một ước vọng, thì ước vọng lớn nhất của người nông dân có lẽ là không bị “tịch điền”, được chỉ đạo bởi một “Mẹ Đốp” nào đó.
Theo blog Đào Tuấn
Táo quân, của VTC có một chi tiết thật chua xót: Mẹ Đốp chỉ đạo “cưỡng chế”. Lễ Tịch điền, thật tình cờ, có sự góp mặt của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan.
Táo quân, của VTC chứ không phải VTV- năm nay có một chi tiết thật chua xót. Đó là đoạn Mẹ Đốp chỉ đạo “cưỡng chế thu hồi cái áo nhà ông Vân” với thằng câm đi đọc lệnh cưỡng chế, thằng mù dẫn đường, thằng điếc, vì “không sợ súng”, dẫn đầu…
Năm Rồng, nỗi khiếp sợ nhất đối với nông dân vẫn cứ là tình trạng bị thu hồi đất, bởi một Ban quản lý dự án nào đó. Không đất, không “điền”, thì phải gọi là gì đó chứ không thể là nông dân được.
Ừ thì đó là một hoạt cảnh hài. Nhưng đó là thứ hài cười ra nước mắt khi trong cuộc sống, những vụ cưỡng chế “cái ao nhà ông Vân” có ở khắp nơi. Liệu có cái hài nào không xuất phát từ cuộc sống?!
Nhưng có một chuyện không hài. Đó là vụ mất trộm của một ông trưởng Ban quản lý cấp huyện ở Bạc Liêu. Ông này, đúng mùng 1 tết, bị trộm vào khoắng mất toi 2 tỷ bạc. Ừ thì là cán bộ, ừ thì là trưởng Ban quản lý dự án, nhưng 37 tuổi mà có 2 tỷ bạc trong nhà rõ là chuyện…không hài.
Ngày 7 Tết, lễ Tịch Điền được tổ chức ở Đọi Sơn với sự có mặt của Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, nhằm tái hiện hình ảnh Vua Lê Đại Hành xuống đồng đi cày ruộng cách đây hơn 1.000 năm. Nhưng không phải đợi đến “đường cày của nhà vua”, ngay từ mùng 3, mùng 4 Tết, nông dân ở Thái Bình, ở Ninh Bình, ở Đắk Nông…đã “mang tết ra đồng”. Bao giờ mà người nông dân chẳng cần cù. Và vất vả. Năm ngoái, ở Hưng Yên, xuất hiện cảnh “trâu người”. Năm nay, ở Nam Định, những người nông dân chân đất cũng cong lưng kéo thuyền trên những con kênh sền sệt bùn. Trong khi đó, ở ĐBSCL, nông dân dài cổ chờ đợi ngày 20-2 đến sớm để “bán tháo” khi lúa đã “đầy bồ” từ lâu mà chưa có người mua. Dân cần nhưng quan chưa vội. Đơn giản, 20-2 mới là thời điểm VFA bắt đầu triển khai thu mua tạm trữ 1 triệu tấn lúa. Đơn giản, chưa đến 20-2, với VFA, còn chưa hết tết? Còn với thương lái, thêm một ngày là thêm một cơ hội thử thách lòng kiên nhẫn với túi tiền rỗng tuếch của nông dân. Thêm một ngày là thêm một cơ hội giảm giá thu mua.
Năm ngoái, sau đường cày đầu năm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, rằng: Lịch sử Việt Nam đã chứng minh rằng trong bất cứ hoàn cảnh nào, nông nghiệp, nông dân, nông thôn vẫn là cơ sở vững chắc, là nền tảng cho sự phát triển của đất nước.
Tịch Điền, suy cho cùng cũng chỉ ở trọn trong 2 chữ “trọng nông”.
Và trọng nông, không chỉ là ở việc duy trì một mỹ tục, một sự “nêu gương cho thiên hạ, trên thì để cúng tôn miếu, dưới thì để nuôi muôn dân, công hiệu trị nước dẫn đến của giàu dân đông”. Một cách thời sự nhất, trọng nông là việc thực hiện đúng lời hứa thu mua lúa với giá đảm bảo cho nông dân lãi 30%.
Trong lễ Tịch Điền, nếu được nói về một ước vọng, thì ước vọng lớn nhất của người nông dân có lẽ là không bị “tịch điền”, được chỉ đạo bởi một “Mẹ Đốp” nào đó.
Theo blog Đào Tuấn
Không có nhận xét nào