Header Ads

  • Tin Mới Nhất

    Huế - Thảm sát Mậu Thân 1968

    Đạo diễn Lê Phong Lan và Tết Mậu Thân 1968

    “Có một động lực vô hình nào đó thôi thúc tôi đi tìm hiểu về chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Trong quá trình đi tìm tài liệu, đi tìm những nhân vật là chứng nhân lịch sử của cả hai chiến tuyến, tôi đã nhìn thấy những tấm ảnh tư liệu ghi lại hình ảnh chiến sỹ giải phóng của ta hy sinh như thế nào, đổ xương đổ máu ra sao… Tôi không tin những người lính ấy lại có thể tạo ra những cuộc thảm sát.”

    “Lịch sử đã trải qua 45 năm, thời gian đã có đủ độ lùi để chúng ta nhìn nhận lại về chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Thời thế đã đổi thay. Tôi nghĩ đã đến lúc chúng ta nói chuyện với nhau thật thẳng thắn về tất cả những câu chuyện xảy ra từ 45 năm trước. Trong 10 năm ròng, tôi đã đi, đã tìm kiếm, đã gặp gỡ, phỏng vấn, để xây dựng nên 12 tập phim tài liệu về chiến dịch Mậu Thân năm 1968. Tôi gặp gỡ cả những người lính ở hai chiến tuyến, tôi gặp gỡ hỏi chuyện cả những người chỉ huy ở cả hai chiến tuyến. Ở cấp chỉ huy, ở cấp lính, mỗi người đều có cái nhìn khác nhau về cuộc chiến. Suốt 10 năm tôi đi và đi, phỏng vấn và phỏng vấn… Và tôi nghĩ, 12 tập phim tài liệu xây cất trong 10 năm ròng của tôi sẽ giúp khán giả giải mã được sự thật còn gây tranh cãi của chiến dịch Mậu Thân năm 1968.”

    “Tôi đã gặp những nhà báo Mỹ, những người lính bên kia chiến tuyến, họ đã nói, tất cả những thông tin về vụ thảm sát năm 1968 tại Huế chỉ là sự vu cáo của Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa đổ lên đầu Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Để khỏa lấp cho sự thất bại nặng nề, phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã phát động những tin đồn nhảm gây nhiễu loạn như một cuộc chiến tranh tâm lý, và nó đã kéo dài trong một thời gian. Nhưng sự thật là sự thật. Chiến dịch Mậu Thân trải qua thời gian càng khẳng định là bản anh hùng ca vĩ đại của quân dân Việt Nam.”

    Tôi chỉ có một câu hỏi, “Tại sao cha ông chúng ta, thế hệ những người trẻ như tôi, như bạn thời ấy lại có thể sẵn sàng hy sinh mạng sống, hy sinh gia đình của mình vì độc lập, tự do của Tổ quốc? Vậy, độc lập, tự do là gì? Tại sao người ta có thể hy sinh ghê gớm đến thế vì độc lập, tự do. Nếu các bạn cũng như tôi, đã đọc, đã tìm hiểu, đã nhìn tận mắt những hình ảnh về chiến tranh Việt Nam, các bạn sẽ thấy đó là một huyền thoại. Lịch sử Việt Nam đã được viết bằng những huyền thoại”

    [Nguồn: Hiền Hương, Dân trí, Thứ Sáu, 25/01/2013]



    Don Oberdorfer, Tet!: The Turning Point in the Vietnam War, 1971

    Vài hình ảnh về Thảm sát Mậu Thân ở Huế 1968 do CSVN chủ động
    Nguồn ảnh: Don Oberdorfer, Tet!: The Turning Point in the Vietnam War, 1971


    Thiếu tướng Mike Downs và Đại Tá Charles A. Krohn nói về Thảm sát Tết Mậu Thân 1968 tại American Veterans Center's 2008 conference



    Morale and mass graves, Tạp chí LIFE

    Tạp Chí LIFE tháng 9, 1969 -
    Nguồn ảnh: LIFE


    Tin AP

    Tin Thảm sát Mậu Thân tại Huế (26/9/1969)
    Nguồn ảnh: Modesto Bee


    Trần Giao Thủy, Tết Mậu Thân Bốn mươi năm sau (1968-2008)

    Trong bài “Tet Offensive” đăng trên the Vietnam Experience, Boston Publishing Company, tác giả John Colvin – một nhà ngoại giao Anh, là Tổng lãnh sự tại Hà Nội trong những năm 1965-7, viết:

    Cuối tháng 2, 1968 khi quân đội VNCH đã tái chiếm Huế, chính quyền miền Nam đã tìm thấy trên 1200 xác người bị giết và chôn tập thể và sau đó, ở những mồ chôn tập thể khác trong tỉnh. Tổng số xác tìm được khoảng 2500 nhưng con số thường dân mất tích lên đến 6000 người. Nhiều người bị giết hại là tín đồn Công giáo đang tị nạn trong nhà thờ, một số khác bị quân cộng sản Việt Nam bắt đi “cải tạo” nhưng trên đường di chuyển cũng bị giết hại vì quân VNCH và đồng minh đã đuổi theo quá sát.

    [Nguồn: Tết Mậu Thân Bốn mươi năm sau (1968-2008). DCVOnline, 16-03-2008.]

    REED IRVINE, Chairman, Accuracy in Media Washington, Sept. 2, 1987

    [...]
    Vụ những người Cộng sản thảm sát hàng ngàn thường dân trong thời gian 25 ngày họ chiếm đóng Huế vào tháng 2 năm 1968 cũng được xác minh. Đến giữa thập niên1970, có 2810 xác người đã được tìm thấy trong các ngôi mộ tập thể trong vùng lân cận của Huế, và 1.946 người vẫn còn mất tích.

    Các nạn nhân được chôn cất bí mật trong các nấm mồ tập thể, hầu hết trong số đó đã được phát hiện. Nhưng việc thiếu thông tin về những gì đã xảy ra cho thấy rằng những người Cộng sản đã thành công trong việc giữ bí mật vụ thảm sát ở Huế. Việc khám phá ra các ngôi mộ đã được các phương tiện truyền thông của chúng ta quan tâm ở mức tối thiểu, và phải cho tới năm 1985 những khúc phim ảnh khai quật xác người [từ những ngôi mộ tập thể]mới được trình chiếu mạng lưới truyền hình của chúng ta.

    [Nguồn: Hue Massacre of 1968 Goes Beyond Hearsay, Reed Irvine, Letter to the Editor, The New York Times, September 22, 1987.]

    © DCVOnline


    Không có nhận xét nào

    Post Top Ad

    ad728

    Post Bottom Ad

    ad728