Chỉ có thể là thảm họa nếu Quốc hội toàn nghị gật
Đào Tuấn
Cuộc tấn công, dù bằng những lời lẽ “dưới thắt lưng” của ông Hoàng Hữu Phước, qua blog cá nhân, ít nhất cho thấy ông đã dám công khai quan điểm cá nhân hoàn toàn không che đậy, không khoan nhượng. Một cú Đia-rếch thực sự.
Năm 2007, lần đầu tiên một đại biểu QH Việt Nam mở blog. Thật tréo ngoe, đó chính là ĐBQH Dương Trung Quốc, người vừa đóng vai trò “nạn nhân” cho vụ “tấn công cá nhân”, bằng blog, của ĐBQH Hoàng Hữu Phước.
Bấy giờ, blogger Quốc Xưa Nay bày tỏ: Nếu blog của họ (một chính trị gia) có những điểm tích cực, họ có thể dùng nó để xây dựng hình ảnh, vận động tranh cử, truyền thông điệp tới người dân theo cách gần gũi hơn so với những bài phát biểu trước Quốc hội.
Trả lời câu hỏi của một tờ báo rằng: “Thế giới blog rất hỗn loạn. Thêm vào đó là tính nặc danh của môi trường internet. Đôi khi nhờ một cái nick ảo, người ta có thể bình luận thoải mái những gì mình thích, kể cả văng bậy… ?”. Vị ĐBQH lừng danh, người thứ nhì mang máy tính vào nghị trường, đáp: “Không, đó chính là môi trường để mình rèn luyện những phẩm chất cần có, có được một bản lĩnh để chấp nhận. Đối với một chính khách, theo tôi, điều đó rất quan trọng”.
Với việc mở blog, nghị sĩ nổi tiếng bày tỏ: “tôi chỉ muốn có một chỗ để đưa tất cả những gì mình viết vào để chia sẻ, để giới trẻ có thể bình luận, bình phẩm”.
Chỉ ít lâu sau đó, blog Quốc Xưa Nay đóng cửa. Ông Quốc cũng không có những bài bình luận mang tính chất cá nhân, dù trên nghị trường, ông vẫn là một trong số các vị ĐBQH thẳng thắn, không, phải gọi là “khảng khái”.
Để đánh giá một đại biểu dân cử, có lẽ không gì sinh động hơn câu “dân gian thời @”: “Nhất Ngoạn, nhì Trân, tam Lân, tứ Quốc”.
Blog, nói cho cùng, là nơi người ta bày tỏ quan điểm cá nhân trước những vấn đề của cuộc sống, của xã hội, và trách nhiệm hơn, là đối với những vấn đề của quốc gia, của dân tộc.
Cuộc tấn công, dù bằng những lời lẽ “dưới thắt lưng” của ông Hoàng Hữu Phước, qua blog cá nhân, ít nhất cho thấy ông đã dám công khai quan điểm cá nhân hoàn toàn không che đậy, không khoan nhượng. Một cú Đia-rếch thực sự.
Việc bày tỏ thẳng thắn quan điểm, dù phù hợp hay không, ít nhất cũng cho thấy một điểm tích cực: Ông là người đầu tiên dùng blog để bày tỏ chính kiến cá nhân. Điều này còn xa lạ, nhưng rất cần thiết.
Cũng không ngẫu nhiên, một blogger đã bình luận tuyệt vời rằng: Khi nói lời xin lỗi về entry “tứ đại ngu”, ông Phước ít nhất đã không đổ lỗi cho “cô đánh máy”.
Có người đã nói về việc bãi nhiệm tư cách ĐBQH của ông Phước. Có luật sư đã nói về một “dấu hiệu vi phạm pháp luật”. Nhưng rõ ràng, việc các ĐBQH bày tỏ quan điểm qua blog cá nhân, tranh luận thẳng thắn với các quan điểm khác, là có lợi cho cử tri, cho nhân dân, để ít nhất cử tri biết được vị ĐBQH đó có “gật” không, và “gật” cho ai.
Xuân thu nhị kỳ, mỗi kỳ họp QH kéo dài cả tháng với trên dưới 50-60 phiên họp. Nhưng không khó để cử tri nhận ra là có những vị ĐBQH không bao giờ bộc lộ quan điểm, thậm chí, có những vị cả kỳ họp, nếu như không nói cả khóa, không hề phát biểu. ĐBQH Nguyễn Lân Dũng có lần giải thích sự im tiếng đó là do “Trình độ hạn chế, hoặc do thái độ tự ty”. Có thể là do thiếu một chữ “dũng” cần thiết nữa. Nhưng do gì thì cử tri cũng không thể biết, với sự im lặng đó, họ đại diện cho ai.
Chỉ có thể là thảm họa nếu Quốc hội toàn nghị gật.
Theo blog Đào Tuấn
Cuộc tấn công, dù bằng những lời lẽ “dưới thắt lưng” của ông Hoàng Hữu Phước, qua blog cá nhân, ít nhất cho thấy ông đã dám công khai quan điểm cá nhân hoàn toàn không che đậy, không khoan nhượng. Một cú Đia-rếch thực sự.
Năm 2007, lần đầu tiên một đại biểu QH Việt Nam mở blog. Thật tréo ngoe, đó chính là ĐBQH Dương Trung Quốc, người vừa đóng vai trò “nạn nhân” cho vụ “tấn công cá nhân”, bằng blog, của ĐBQH Hoàng Hữu Phước.
Bấy giờ, blogger Quốc Xưa Nay bày tỏ: Nếu blog của họ (một chính trị gia) có những điểm tích cực, họ có thể dùng nó để xây dựng hình ảnh, vận động tranh cử, truyền thông điệp tới người dân theo cách gần gũi hơn so với những bài phát biểu trước Quốc hội.
Trả lời câu hỏi của một tờ báo rằng: “Thế giới blog rất hỗn loạn. Thêm vào đó là tính nặc danh của môi trường internet. Đôi khi nhờ một cái nick ảo, người ta có thể bình luận thoải mái những gì mình thích, kể cả văng bậy… ?”. Vị ĐBQH lừng danh, người thứ nhì mang máy tính vào nghị trường, đáp: “Không, đó chính là môi trường để mình rèn luyện những phẩm chất cần có, có được một bản lĩnh để chấp nhận. Đối với một chính khách, theo tôi, điều đó rất quan trọng”.
Với việc mở blog, nghị sĩ nổi tiếng bày tỏ: “tôi chỉ muốn có một chỗ để đưa tất cả những gì mình viết vào để chia sẻ, để giới trẻ có thể bình luận, bình phẩm”.
Chỉ ít lâu sau đó, blog Quốc Xưa Nay đóng cửa. Ông Quốc cũng không có những bài bình luận mang tính chất cá nhân, dù trên nghị trường, ông vẫn là một trong số các vị ĐBQH thẳng thắn, không, phải gọi là “khảng khái”.
Để đánh giá một đại biểu dân cử, có lẽ không gì sinh động hơn câu “dân gian thời @”: “Nhất Ngoạn, nhì Trân, tam Lân, tứ Quốc”.
Blog, nói cho cùng, là nơi người ta bày tỏ quan điểm cá nhân trước những vấn đề của cuộc sống, của xã hội, và trách nhiệm hơn, là đối với những vấn đề của quốc gia, của dân tộc.
Cuộc tấn công, dù bằng những lời lẽ “dưới thắt lưng” của ông Hoàng Hữu Phước, qua blog cá nhân, ít nhất cho thấy ông đã dám công khai quan điểm cá nhân hoàn toàn không che đậy, không khoan nhượng. Một cú Đia-rếch thực sự.
Việc bày tỏ thẳng thắn quan điểm, dù phù hợp hay không, ít nhất cũng cho thấy một điểm tích cực: Ông là người đầu tiên dùng blog để bày tỏ chính kiến cá nhân. Điều này còn xa lạ, nhưng rất cần thiết.
Cũng không ngẫu nhiên, một blogger đã bình luận tuyệt vời rằng: Khi nói lời xin lỗi về entry “tứ đại ngu”, ông Phước ít nhất đã không đổ lỗi cho “cô đánh máy”.
Có người đã nói về việc bãi nhiệm tư cách ĐBQH của ông Phước. Có luật sư đã nói về một “dấu hiệu vi phạm pháp luật”. Nhưng rõ ràng, việc các ĐBQH bày tỏ quan điểm qua blog cá nhân, tranh luận thẳng thắn với các quan điểm khác, là có lợi cho cử tri, cho nhân dân, để ít nhất cử tri biết được vị ĐBQH đó có “gật” không, và “gật” cho ai.
Xuân thu nhị kỳ, mỗi kỳ họp QH kéo dài cả tháng với trên dưới 50-60 phiên họp. Nhưng không khó để cử tri nhận ra là có những vị ĐBQH không bao giờ bộc lộ quan điểm, thậm chí, có những vị cả kỳ họp, nếu như không nói cả khóa, không hề phát biểu. ĐBQH Nguyễn Lân Dũng có lần giải thích sự im tiếng đó là do “Trình độ hạn chế, hoặc do thái độ tự ty”. Có thể là do thiếu một chữ “dũng” cần thiết nữa. Nhưng do gì thì cử tri cũng không thể biết, với sự im lặng đó, họ đại diện cho ai.
Chỉ có thể là thảm họa nếu Quốc hội toàn nghị gật.
Theo blog Đào Tuấn
Không có nhận xét nào