Ở đâu cũng thế
Nguyễn Hưng Quốc
Đối diện với các tệ nạn nghiêm trọng trên các bình diện kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hoá và chính trị tại Việt Nam hiện nay, người có chút liêm sỉ thì than “Cái nước mình nó thế!”; người vô liêm sỉ thì phân bua “Ở đâu mà chả thế!”.
Chúng ta đã bàn về lời than trên. Ở đây, tôi chỉ xin nói về lời phân bua dưới.
Ví dụ đầu tiên hiện ra trong óc tôi là một quan điểm trong bài viết “Mãi mãi là sao sáng dẫn đường” mới đây của Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước, khi ông phê phán yêu cầu “phi chính trị hóa quân đội” của một số người. Ông lập luận: “Thử hỏi trên thế giới này có ở đâu và bất cứ việc gì lại ít nhiều không mang tính chính trị?”. Ý ông muốn nói: Ở đâu cũng thế!
Kiểu phân bua như vậy có thể thấy ngay trong phần Ý kiến ở blog này. Mỗi khi chúng ta bàn đến một khuyết điểm nào đó ở Việt Nam, không thể bào chữa, những người bênh vực cho chế độ thường đưa ra luận điểm: Những khuyết điểm như thế ở đâu mà chả có? Việt Nam tham nhũng ư? - Ừ, nhưng ở Nhật, Hàn Quốc, Úc, Pháp, Anh, và ngay cả Mỹ cũng có tham nhũng đấy chứ! Công an Việt Nam đánh dân một cách tàn bạo ngay trên đường phố ư? - Ừ, nhưng ở Mỹ, cảnh sát cũng vẫn đánh dân mà!
Cứ thế, họ cho tất cả những gì tệ hại ở Việt Nam cũng đều có mặt ở mọi nơi trên thế giới, kể cả ở những quốc gia giàu có, văn minh và dân chủ nhất. Bằng cách ấy, người ta hy vọng có thể vô hiệu hoá mọi sự phê phán nhắm vào chính quyền Việt Nam.
Bạn bè tôi cho biết, trong các cuộc thảo luận trên facebook, người ta cũng rất thường sử dụng biện pháp đánh bùn sang ao như thế. Người ta cố tình cho mọi tệ nạn đều bình thường. Ở đâu cũng có. Việt Nam không phải là nước duy nhất tham nhũng, áp bức và đầy bất công. Đó là hiện tượng mang tính toàn cầu. Và chúng ta không có cách gì khác trừ việc chấp nhận.
Không ai có thể chối cãi là loài người vốn bất toàn và mọi hình thái xã hội đều bất toàn. Ở đâu cũng có sự phân chia quyền lực và quyền lợi, trong đó, có một số người chiếm ưu thế và được ưu đãi hơn hẳn những người khác. Ở đâu những người có nhiều quyền lực và quyền lợi cũng có xu hướng lạm quyền, vượt qua khỏi những giới hạn đã được quy định bởi hiến pháp và luật pháp. Bởi vậy, những hiện tượng tham nhũng hay áp bức hầu như ở đâu cũng có. Ngay cả một quốc gia nhỏ xíu bao gồm hầu hết là những người tu hành như Vatican cũng không tránh được.
Những điều đó, không ai có thể phủ nhận.
Tuy nhiên, liên quan đến các tệ nạn ấy, giữa các xã hội và các chế độ, vẫn có hai sự khác biệt lớn: Một là ở mức độ và hai là ở nỗ lực giải quyết và giảm trừ các tệ nạn ấy.
Ở Úc, nơi tôi đang sống, chắc chắn cũng có tham nhũng. Lâu lâu báo chí lại lôi ra một số vụ, chủ yếu liên quan đến cảnh sát. Nhưng cũng có một điều khác có thể được khẳng định một cách chắc chắn: các vụ tham nhũng như vậy không nhiều. Ở Úc, đi học, chắc chắn không có ai nghĩ đến chuyện đút lót cho hiệu trưởng để có chỗ; đút lót cho các thầy cô giáo để lên lớp; đút lót cho các giám khảo để có bằng cấp. Cũng vậy, bị bệnh, không ai cần đút lót cho y tá hay bác sĩ để được chữa trị; làm giấy tờ, bất cứ là loại giấy tờ gì, không ai cần đút lót cho bất cứ ai để có được chữ ký. Tham nhũng, nếu có, chỉ thật hoạ hoằn, trong một góc khuất nào đó trong xã hội. Nó khác hẳn với Việt Nam: Ở đâu cũng có tham nhũng. Tham nhũng tràn lan ở mọi ngóc ngách của cuộc sống.
Ở Úc, cũng như ở bất cứ quốc gia Tây phương nào, không phải không có nạn cảnh sát đánh dân. Có. Nhưng cũng thật hoạ hoằn. Như những ngoại lệ. Chứ không phổ biến như ở Việt Nam. Cảnh sát đánh dân. Công an đánh dân. Đánh trong cơ quan. Đánh ngay cả ngoài đường phố. Đánh công khai giữa thanh thiên bạch nhật.
Không những khác ở mức độ mà còn khác ở bản chất của vấn đề. Ở các nước Tây phương, bất cứ tệ nạn nào cũng đều đối diện với nguy cơ bị trừng phạt và bất cứ nạn nhân nào cũng có quyền khiếu nại hay kiện tụng để đòi hỏi công lý. Có vô số cơ quan, từ Quốc hội và các ngành tư pháp đến các cơ quan truyền thông cũng như các hội đoàn dân sự sẵn sàng giúp đỡ cho việc thực thi công lý ấy. Không hiếm trường hợp những người bị cảnh sát đánh đập đã kiện cảnh sát và cuối cùng, được xin lỗi và bồi thường xứng đáng.
Ở Việt Nam thì khác. Khác hẳn. Cả một hệ thống chính trị đồ sộ toa rập với từng cá nhân có quyền lực để đè bẹp lên những người thấp cổ bé miệng.
Viết đến đây, sực nhớ chuyện tôi bị cấm nhập cảnh vào Việt Nam hai lần vào cuối năm 2005 và giữa năm 2009. Khi chuyện ấy xảy ra, một số người thân chính quyền thường biện bạch: Ở đâu cũng vậy. Úc hay Mỹ cũng từng nhiều lần ngăn chận một số người nhập cảnh vào nước họ. Tôi đồng ý. Bất cứ quốc gia có chủ quyền nào cũng đều có quyền quyết định việc nhập cảnh của công dân từ các nước khác vào nước mình. Nhưng ở đây cũng lại có hai điểm khác biệt. Thứ nhất, khi cấm nhập cảnh, các quốc gia Tây phương đều cho biết lý do; và thứ hai, cho phép khiếu nại. Việt Nam thì khác. Với cá nhân tôi, không có lý do nào được công bố cả (lý do, ở lần đầu là: “Theo lệnh trên”; ở lần sau là: “Nhà nước không hoan nghênh quý khách”); hơn nữa, cũng không có bất cứ hồi đáp nào khi trường đại học nơi tôi giảng dạy nêu vấn đề và yêu cầu giải quyết. Không. Hoàn toàn im lặng.
Cùng một sự việc, nhưng bản chất của vấn đề ở một nước dân chủ và một nước độc tài khác hẳn nhau.
Không thể so sánh bệnh ung thư của người này với bệnh ngoài da của người khác với lý do cả hai đều là bệnh để ngăn chận các nỗ lực chữa trị bệnh ung thư.
Làm thế là tự sát.
Theo blog Nguyễn Hưng Quốc / VOA Tiếng Việt
Đối diện với các tệ nạn nghiêm trọng trên các bình diện kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hoá và chính trị tại Việt Nam hiện nay, người có chút liêm sỉ thì than “Cái nước mình nó thế!”; người vô liêm sỉ thì phân bua “Ở đâu mà chả thế!”.
Ở đâu cũng thế, ngoại trừ chuyện đa nguyên đa đảng |
Ví dụ đầu tiên hiện ra trong óc tôi là một quan điểm trong bài viết “Mãi mãi là sao sáng dẫn đường” mới đây của Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước, khi ông phê phán yêu cầu “phi chính trị hóa quân đội” của một số người. Ông lập luận: “Thử hỏi trên thế giới này có ở đâu và bất cứ việc gì lại ít nhiều không mang tính chính trị?”. Ý ông muốn nói: Ở đâu cũng thế!
Kiểu phân bua như vậy có thể thấy ngay trong phần Ý kiến ở blog này. Mỗi khi chúng ta bàn đến một khuyết điểm nào đó ở Việt Nam, không thể bào chữa, những người bênh vực cho chế độ thường đưa ra luận điểm: Những khuyết điểm như thế ở đâu mà chả có? Việt Nam tham nhũng ư? - Ừ, nhưng ở Nhật, Hàn Quốc, Úc, Pháp, Anh, và ngay cả Mỹ cũng có tham nhũng đấy chứ! Công an Việt Nam đánh dân một cách tàn bạo ngay trên đường phố ư? - Ừ, nhưng ở Mỹ, cảnh sát cũng vẫn đánh dân mà!
Cứ thế, họ cho tất cả những gì tệ hại ở Việt Nam cũng đều có mặt ở mọi nơi trên thế giới, kể cả ở những quốc gia giàu có, văn minh và dân chủ nhất. Bằng cách ấy, người ta hy vọng có thể vô hiệu hoá mọi sự phê phán nhắm vào chính quyền Việt Nam.
Bạn bè tôi cho biết, trong các cuộc thảo luận trên facebook, người ta cũng rất thường sử dụng biện pháp đánh bùn sang ao như thế. Người ta cố tình cho mọi tệ nạn đều bình thường. Ở đâu cũng có. Việt Nam không phải là nước duy nhất tham nhũng, áp bức và đầy bất công. Đó là hiện tượng mang tính toàn cầu. Và chúng ta không có cách gì khác trừ việc chấp nhận.
Không ai có thể chối cãi là loài người vốn bất toàn và mọi hình thái xã hội đều bất toàn. Ở đâu cũng có sự phân chia quyền lực và quyền lợi, trong đó, có một số người chiếm ưu thế và được ưu đãi hơn hẳn những người khác. Ở đâu những người có nhiều quyền lực và quyền lợi cũng có xu hướng lạm quyền, vượt qua khỏi những giới hạn đã được quy định bởi hiến pháp và luật pháp. Bởi vậy, những hiện tượng tham nhũng hay áp bức hầu như ở đâu cũng có. Ngay cả một quốc gia nhỏ xíu bao gồm hầu hết là những người tu hành như Vatican cũng không tránh được.
Những điều đó, không ai có thể phủ nhận.
Tuy nhiên, liên quan đến các tệ nạn ấy, giữa các xã hội và các chế độ, vẫn có hai sự khác biệt lớn: Một là ở mức độ và hai là ở nỗ lực giải quyết và giảm trừ các tệ nạn ấy.
Ở Úc, nơi tôi đang sống, chắc chắn cũng có tham nhũng. Lâu lâu báo chí lại lôi ra một số vụ, chủ yếu liên quan đến cảnh sát. Nhưng cũng có một điều khác có thể được khẳng định một cách chắc chắn: các vụ tham nhũng như vậy không nhiều. Ở Úc, đi học, chắc chắn không có ai nghĩ đến chuyện đút lót cho hiệu trưởng để có chỗ; đút lót cho các thầy cô giáo để lên lớp; đút lót cho các giám khảo để có bằng cấp. Cũng vậy, bị bệnh, không ai cần đút lót cho y tá hay bác sĩ để được chữa trị; làm giấy tờ, bất cứ là loại giấy tờ gì, không ai cần đút lót cho bất cứ ai để có được chữ ký. Tham nhũng, nếu có, chỉ thật hoạ hoằn, trong một góc khuất nào đó trong xã hội. Nó khác hẳn với Việt Nam: Ở đâu cũng có tham nhũng. Tham nhũng tràn lan ở mọi ngóc ngách của cuộc sống.
Ở Úc, cũng như ở bất cứ quốc gia Tây phương nào, không phải không có nạn cảnh sát đánh dân. Có. Nhưng cũng thật hoạ hoằn. Như những ngoại lệ. Chứ không phổ biến như ở Việt Nam. Cảnh sát đánh dân. Công an đánh dân. Đánh trong cơ quan. Đánh ngay cả ngoài đường phố. Đánh công khai giữa thanh thiên bạch nhật.
Không những khác ở mức độ mà còn khác ở bản chất của vấn đề. Ở các nước Tây phương, bất cứ tệ nạn nào cũng đều đối diện với nguy cơ bị trừng phạt và bất cứ nạn nhân nào cũng có quyền khiếu nại hay kiện tụng để đòi hỏi công lý. Có vô số cơ quan, từ Quốc hội và các ngành tư pháp đến các cơ quan truyền thông cũng như các hội đoàn dân sự sẵn sàng giúp đỡ cho việc thực thi công lý ấy. Không hiếm trường hợp những người bị cảnh sát đánh đập đã kiện cảnh sát và cuối cùng, được xin lỗi và bồi thường xứng đáng.
Ở Việt Nam thì khác. Khác hẳn. Cả một hệ thống chính trị đồ sộ toa rập với từng cá nhân có quyền lực để đè bẹp lên những người thấp cổ bé miệng.
Viết đến đây, sực nhớ chuyện tôi bị cấm nhập cảnh vào Việt Nam hai lần vào cuối năm 2005 và giữa năm 2009. Khi chuyện ấy xảy ra, một số người thân chính quyền thường biện bạch: Ở đâu cũng vậy. Úc hay Mỹ cũng từng nhiều lần ngăn chận một số người nhập cảnh vào nước họ. Tôi đồng ý. Bất cứ quốc gia có chủ quyền nào cũng đều có quyền quyết định việc nhập cảnh của công dân từ các nước khác vào nước mình. Nhưng ở đây cũng lại có hai điểm khác biệt. Thứ nhất, khi cấm nhập cảnh, các quốc gia Tây phương đều cho biết lý do; và thứ hai, cho phép khiếu nại. Việt Nam thì khác. Với cá nhân tôi, không có lý do nào được công bố cả (lý do, ở lần đầu là: “Theo lệnh trên”; ở lần sau là: “Nhà nước không hoan nghênh quý khách”); hơn nữa, cũng không có bất cứ hồi đáp nào khi trường đại học nơi tôi giảng dạy nêu vấn đề và yêu cầu giải quyết. Không. Hoàn toàn im lặng.
Cùng một sự việc, nhưng bản chất của vấn đề ở một nước dân chủ và một nước độc tài khác hẳn nhau.
Không thể so sánh bệnh ung thư của người này với bệnh ngoài da của người khác với lý do cả hai đều là bệnh để ngăn chận các nỗ lực chữa trị bệnh ung thư.
Làm thế là tự sát.
Theo blog Nguyễn Hưng Quốc / VOA Tiếng Việt
Không có nhận xét nào