Kỳ vậy, ông thuế?
Phạm Dương
Không khỏi ngỡ ngàng khi nghe quan chức được xem là cánh tay mặt của vị “tư lệnh” về lĩnh vực đầu tư nước nhà phát biểu rằng hiện vẫn đang ở giai đoạn loay hoay tìm cách chống chuyển giá của các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Có thể không ai bất ngờ với sự thừa nhận rằng còn lúng túng trong việc chống chuyển giá của các DN FDI của ông bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư tại cuộc họp báo đầu năm 2013 về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, thu hút vốn FDI và phát triển DN năm 2012.
Thế nhưng, người ta phải giật mình trước phát biểu của ông cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài rằng bộ này và Bộ Tài chính có trọng trách liên quan mới chỉ “trao đổi cấp chuyên viên” để đưa ra một số đề xuất, như: hoàn thiện khung pháp lý, tuyên truyền để các DN hạn chế chuyển giá, xây dựng đội ngũ chuyên viên chống chuyển giá…
Chuyển giá của các DN FDI vốn là một vấn đề đau đầu từ nhiều năm nay với các cơ quan quản lý ở nước ta. Vậy mà, tới lúc này 2 bộ Kế hoạch - Đầu tư và Tài chính vẫn còn loay hoay tìm phương thuốc đặc trị chống chuyển giá. Sự lúng lúng, chậm trễ này không khỏi khiến nhiều người bật ra câu hỏi thế thì ngân sách quốc gia đã thất thu bao nhiêu trong nhiều năm qua?
Ông bộ trưởng Bộ Tài chính từng đề nghị hoãn thực hiện lộ trình tăng lương tối thiểu trong 5 năm vì “bí” nguồn thu. Nói cách khác, thu ngân sách đang là một nỗi đau đầu lớn. Chính vì nhằm góp phần giải quyết nỗi “bí” nguồn thu mà nhiều loại thuế, phí, nhất là phí, đã tăng ào ào thời gian qua. Vừa bước sang năm mới 2013 này, hàng triệu người dân đã phải đối mặt ngay với một loại phí mới, trong đó có phí bảo trì đường bộ vốn gây nhiều bức xúc trong xã hội.
Mỗi loại thuế, phí, dù không phải là khoản tiền lớn nhưng cứ tăng và “đẻ” ra liên tục đã trở thành gánh nặng cho người dân, đặc biệt là rất đông người nghèo - những người mà tiết kiệm được đồng nào quý đồng đó. Gánh nặng thuế, phí đè nặng trong thời buổi khó khăn đã tạo ra tâm lý không hay là bị tận thu.
Tận thu người dân, DN trong nước trong khi lại không rốt ráo trong việc tìm cách chống chuyển giá của các DN FDI là rất không công bằng. Thời gian qua, dư luận đã đặt rất nhiều nghi vấn về sự chuyển giá của các DN FDI lớn như Coca - Cola, Metro, Adidas… song chưa thấy cơ quan chức năng có biện pháp hữu hiệu để làm rõ. Tận thu “bạc cắc” của dân trong khi có thể để “sổng” nhưng con “cá khủng” FDI khiến dư luận phải đặt câu hỏi: “Kỳ vậy, ông thuế?”.
Theo Người Lao Động
Không khỏi ngỡ ngàng khi nghe quan chức được xem là cánh tay mặt của vị “tư lệnh” về lĩnh vực đầu tư nước nhà phát biểu rằng hiện vẫn đang ở giai đoạn loay hoay tìm cách chống chuyển giá của các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
ảnh minh họa. Nguồn: VAOL |
Thế nhưng, người ta phải giật mình trước phát biểu của ông cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài rằng bộ này và Bộ Tài chính có trọng trách liên quan mới chỉ “trao đổi cấp chuyên viên” để đưa ra một số đề xuất, như: hoàn thiện khung pháp lý, tuyên truyền để các DN hạn chế chuyển giá, xây dựng đội ngũ chuyên viên chống chuyển giá…
Chuyển giá của các DN FDI vốn là một vấn đề đau đầu từ nhiều năm nay với các cơ quan quản lý ở nước ta. Vậy mà, tới lúc này 2 bộ Kế hoạch - Đầu tư và Tài chính vẫn còn loay hoay tìm phương thuốc đặc trị chống chuyển giá. Sự lúng lúng, chậm trễ này không khỏi khiến nhiều người bật ra câu hỏi thế thì ngân sách quốc gia đã thất thu bao nhiêu trong nhiều năm qua?
Ông bộ trưởng Bộ Tài chính từng đề nghị hoãn thực hiện lộ trình tăng lương tối thiểu trong 5 năm vì “bí” nguồn thu. Nói cách khác, thu ngân sách đang là một nỗi đau đầu lớn. Chính vì nhằm góp phần giải quyết nỗi “bí” nguồn thu mà nhiều loại thuế, phí, nhất là phí, đã tăng ào ào thời gian qua. Vừa bước sang năm mới 2013 này, hàng triệu người dân đã phải đối mặt ngay với một loại phí mới, trong đó có phí bảo trì đường bộ vốn gây nhiều bức xúc trong xã hội.
Mỗi loại thuế, phí, dù không phải là khoản tiền lớn nhưng cứ tăng và “đẻ” ra liên tục đã trở thành gánh nặng cho người dân, đặc biệt là rất đông người nghèo - những người mà tiết kiệm được đồng nào quý đồng đó. Gánh nặng thuế, phí đè nặng trong thời buổi khó khăn đã tạo ra tâm lý không hay là bị tận thu.
Tận thu người dân, DN trong nước trong khi lại không rốt ráo trong việc tìm cách chống chuyển giá của các DN FDI là rất không công bằng. Thời gian qua, dư luận đã đặt rất nhiều nghi vấn về sự chuyển giá của các DN FDI lớn như Coca - Cola, Metro, Adidas… song chưa thấy cơ quan chức năng có biện pháp hữu hiệu để làm rõ. Tận thu “bạc cắc” của dân trong khi có thể để “sổng” nhưng con “cá khủng” FDI khiến dư luận phải đặt câu hỏi: “Kỳ vậy, ông thuế?”.
Theo Người Lao Động
Không có nhận xét nào