Biển Đông : Trung Quốc tiếp tục tung tín hiệu hù dọa láng giềng
Trọng Nghĩa
Quân đội Trung Quốc đã thực hiện một loạt những cuộc tập trận nhằm nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu tại ba vùng Thẩm Dương, Tế Nam và Tam Sa. Trích dẫn báo của quân đội Trung Quốc. Nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày hôm nay, 04/01/2013 đã tiết lộ tin về những cuộc thao diễn vừa được tổ chức hôm thứ Tư 02/01.
Nhật báo Hồng Kông đặc biệt chú ý đến cuộc diễn tập của binh lính thuộc Hạm đội Nam Hải đóng quân trên đảo mà Trung Quốc gọi là Sâm Hàng (Chenhang), trong nhóm đảo tên quốc tế là Duncan (Việt Nam gọi là Quan Hòa) trong quần đảo Hoàng Sa, nơi có đặt một sân bay.
Theo tờ báo của quân đội Trung Quốc, do việc đảo Sâm Hàng chiếm một vị trí chiến lược thuộc loại quan trọng nhất gần Tam Sa, đơn vị đồn trú tại nơi này đã được huấn luyện để luôn luôn đề cao cảnh giác, đặc biệt trong những dịp lễ tết. Các sĩ quan chỉ huy đã tăng cường lực lượng tuần tra vào những dịp này.
Riêng về thành phố Tam Sa mà Bắc Kinh đã quyết định thành lâp ngày 21 tháng Sáu 2012 để cai quản toàn bộ vùng Biển Đông mà Trung Quốc đòi chủ quyền, dân số thường trú tại đây chỉ khoảng 1.000 người, nhưng theo báo South China Morning Post, đơn vị quân đội đồn trú lên đến 6000 người.
Cùng ngày, các bài tập phòng không, chống khủng bố, đối phó với tình trạng khẩn cấp cũng diễn ra tại Thẩm Dương, thủ phủ tỉnh Liêu Ninh, và Tế Nam, thủ phủ của Sơn Đông. Tập trận cũng được thực hiện ở Chiết Giang, thủ phủ tỉnh Hàng Châu, vào đúng ngày đầu năm dương lịch.
Trả lời nhật báo Hồng Kông, ông Nghê Lạc Hùng (Ni Lexiong), giám đốc Viện nghiên cứu về sức mạnh hải quân và chính sách quốc phòng tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật học ở Thượng Hải, cho rằng các cuộc tập trận nhằm cải thiện năng lực của quân đội Trung Quốc trong việc đối phó với các cuộc tấn công bất ngờ, đặc biệt là từ quân đội Nhật Bản.
Nhìn chung, chuyên gia Trung Quốc này ghi nhận : « Tất cả các cuộc tập trận đều diễn ra ở các thành phố dọc theo Biển Đông và Hoa Đông, nơi mà các tranh chấp lãnh hải với các nước láng giềng vẫn chưa được giải quyết. Trong số các đối thủ, Nhật Bản là quốc gia đặt ra nhiều thách thức nhất trong biện pháp phòng ngừa vì họ đã nổi tiếng với các cuộc tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) năm 1941. »
Hoa Kỳ sẽ bán được nhiều máy bay, hệ thống lá chắn chống tên lửa và các loại vũ khí đắt tiền khác cho các nước láng giềng của Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, trong bối cảnh căng thẳng leo thang, đe dọa an ninh khu vực.
Việc tăng cường liên minh và quan hệ với các đối tác an ninh là trung tâm trong chính sách chuyển hướng chiến lược của Hoa Kỳ sang châu Á - Thái Bình Dương trong lúc khu vực này đang có những căng thẳng do tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa Bắc Kinh và nhiều nước láng giềng, cũng như do chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Sự chuyển hướng chiến lược của Hoa Kỳ « sẽ làm tăng cơ hội đối với ngành công nghiệp » quốc phòng của Mỹ để trang bị cho các nước đồng minh. Đó là nhận định của ông Fred Dowey, phó chủ tịch phụ trách an ninh thuộc Hiệp hội các ngành công nghiệp hàng không không gian Mỹ, một tổ chức thương mại, tập hợp các nhà sản xuất vũ khí Hoa Kỳ như Lockheed Martin Corp, Boeing Co, Northrop Grumman Corp…
Theo một dự báo của tổ chức này, được công bố vào cuối tháng 12 vừa qua, nhu cầu mua các loại vũ khí đắt tiền của Mỹ sẽ gia tăng trong một vài năm tới. Mối lo sợ trước việc Trung Quốc gia tăng chi phí quốc phòng sẽ làm tăng lượng vũ khí của Mỹ bán cho các nước Đông Nam Á và Đông Á, tới mức đủ để bù đắp lại việc các nước châu Âu giảm mua vũ khí của Hoa Kỳ.
Cơ quan hợp tác an ninh bộ Quốc phòng Mỹ cho Reuters biết, các thỏa thuận mua bán vũ khí với các nước nằm trong phạm vi hoạt động của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ đạt mức 13,7 tỷ đô la trong năm tài khóa 2012, tăng 5,4% so với năm trước.
Cũng trong năm 2012, Quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ đã chấp thuận 65 đề nghị của chính phủ cho phép bán vũ khí cho các đối tác nước ngoài, với tổng giá trị hơn 63 tỷ đô la. Đáng chú ý là trong năm 2011, Ấn Độ đã đứng hàng thứ hai trong số các nước mua vũ khí của Mỹ, với tổng giá trị lên tới 6,9 tỷ đô la, đứng sau Ả Rập Xê Út, bạn hàng lâu đời của Hoa Kỳ là 33,4 tỷ đô la.
Nếu tính từ năm 2008 đến nay, Ấn Độ đã mua của Mỹ 8 tỷ đô la vũ khí. Chính quyền New Delhi có kế hoạch chi khoảng 100 tỷ đô la trong thập niên tới để hiện đại hóa bộ máy quân sự, một phần để đối phó với Trung Quốc.
Sau các cuộc bầu cử trong tháng 12 vừa qua, tân thủ tướng Nhật Bản và tổng thống mới của Hàn Quốc đều là những chính trị gia thân Mỹ và do vậy, có thể thúc đẩy việc mua vũ khí của Hoa Kỳ.
Đối với Washington, việc tăng cường mua vũ khí giúp củng cố quan hệ ngoại giao và thúc đẩy quan hệ đối tác lâu dài với các đồng minh. Ngày 05/12 vừa qua, ông Andrew Shapiro, một quan chức cấp cao thuộc bộ Quốc phòng Mỹ thừa nhận là việc này làm giảm gánh nặng đề lên vai nước Mỹ.
Trong tháng 12, chính quyền Mỹ đã chính thức đề nghị bán máy bay trinh sát chiến lược không người lái Global Hawk cho Hàn Quốc, với tổng giá trị hợp đồng là 1,2 tỷ đô la. Máy bay này có radar nhìn xuyên mây, được trang bị hệ thống cảm biến hồng ngoại, có khả năng hoạt động ngày và đêm, giúp quan sát, theo dõi các mối đe dọa đến từ Bắc Triều Tiên.
Từ bốn năm nay, Seoul đã muốn mua loại máy bay này, nhưng Washington không chấp thuận, vì lo ngại thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang. Nhà Trắng đã thông báo khả năng bán máy bay Global Hawk cho Hàn Quốc ngay sau khi Bắc Triều Tiên phóng thành công vệ tinh mà phương Tây nghi ngờ là một vụ thử tên lửa đạn đạo tầm xa trá hình.
Hai ngày trước vụ Bắc Triều Tiên phóng vệ tinh, chính quyền Washington thông báo cho Quốc hội là Nhật Bản muốn mua hệ thống bắn chặn tên lửa Aegis cải tiến, với giá trị hợp đồng là 421 triệu đô la. Trước đó, Tokyo cũng đã đồng ý lắp đặt thêm một trạm radar X Band thứ hai trên lãnh thổ Nhật Bản để theo dõi tên lửa Bắc Triều Tiên. Tập đoàn Lookheed Martin có thể nhận được hợp đồng chế tạo thiết bị này.
Ông Rupert Hammond-Chambers, thuộc tập đoàn BowerGroupAsia, chuyên tư vấn cho các nhà sản xuất vũ khí Mỹ, dự báo là ngân sách quốc phòng của các nước Đông Nam Á sẽ tiếp tục tăng trước thái độ hung hăng, quyết đoán của Trung Quốc trong các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Theo RFI
Quân đội Trung Quốc đã thực hiện một loạt những cuộc tập trận nhằm nâng cao tính sẵn sàng chiến đấu tại ba vùng Thẩm Dương, Tế Nam và Tam Sa. Trích dẫn báo của quân đội Trung Quốc. Nhật báo Hồng Kông South China Morning Post ngày hôm nay, 04/01/2013 đã tiết lộ tin về những cuộc thao diễn vừa được tổ chức hôm thứ Tư 02/01.
Các chỉ huy quân sự Trung Quốc bắn súng hiệu khởi động cuộc tập trận hải quân trên biển Hoa Đông ngày 19/10/2012. REUTERS/China Daily |
Theo tờ báo của quân đội Trung Quốc, do việc đảo Sâm Hàng chiếm một vị trí chiến lược thuộc loại quan trọng nhất gần Tam Sa, đơn vị đồn trú tại nơi này đã được huấn luyện để luôn luôn đề cao cảnh giác, đặc biệt trong những dịp lễ tết. Các sĩ quan chỉ huy đã tăng cường lực lượng tuần tra vào những dịp này.
Riêng về thành phố Tam Sa mà Bắc Kinh đã quyết định thành lâp ngày 21 tháng Sáu 2012 để cai quản toàn bộ vùng Biển Đông mà Trung Quốc đòi chủ quyền, dân số thường trú tại đây chỉ khoảng 1.000 người, nhưng theo báo South China Morning Post, đơn vị quân đội đồn trú lên đến 6000 người.
Cùng ngày, các bài tập phòng không, chống khủng bố, đối phó với tình trạng khẩn cấp cũng diễn ra tại Thẩm Dương, thủ phủ tỉnh Liêu Ninh, và Tế Nam, thủ phủ của Sơn Đông. Tập trận cũng được thực hiện ở Chiết Giang, thủ phủ tỉnh Hàng Châu, vào đúng ngày đầu năm dương lịch.
Trả lời nhật báo Hồng Kông, ông Nghê Lạc Hùng (Ni Lexiong), giám đốc Viện nghiên cứu về sức mạnh hải quân và chính sách quốc phòng tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật học ở Thượng Hải, cho rằng các cuộc tập trận nhằm cải thiện năng lực của quân đội Trung Quốc trong việc đối phó với các cuộc tấn công bất ngờ, đặc biệt là từ quân đội Nhật Bản.
Nhìn chung, chuyên gia Trung Quốc này ghi nhận : « Tất cả các cuộc tập trận đều diễn ra ở các thành phố dọc theo Biển Đông và Hoa Đông, nơi mà các tranh chấp lãnh hải với các nước láng giềng vẫn chưa được giải quyết. Trong số các đối thủ, Nhật Bản là quốc gia đặt ra nhiều thách thức nhất trong biện pháp phòng ngừa vì họ đã nổi tiếng với các cuộc tấn công bất ngờ vào Trân Châu Cảng (Pearl Harbor) năm 1941. »
---oOo---
Hoa Kỳ bán thêm vũ khí nhờ chuyển hướng sang châu Á
Đức TâmHoa Kỳ sẽ bán được nhiều máy bay, hệ thống lá chắn chống tên lửa và các loại vũ khí đắt tiền khác cho các nước láng giềng của Trung Quốc và Bắc Triều Tiên, trong bối cảnh căng thẳng leo thang, đe dọa an ninh khu vực.
Mỹ dự trù bán phi cơ trinh sát Global Hawk cho Hàn Quốc (DR) |
Sự chuyển hướng chiến lược của Hoa Kỳ « sẽ làm tăng cơ hội đối với ngành công nghiệp » quốc phòng của Mỹ để trang bị cho các nước đồng minh. Đó là nhận định của ông Fred Dowey, phó chủ tịch phụ trách an ninh thuộc Hiệp hội các ngành công nghiệp hàng không không gian Mỹ, một tổ chức thương mại, tập hợp các nhà sản xuất vũ khí Hoa Kỳ như Lockheed Martin Corp, Boeing Co, Northrop Grumman Corp…
Theo một dự báo của tổ chức này, được công bố vào cuối tháng 12 vừa qua, nhu cầu mua các loại vũ khí đắt tiền của Mỹ sẽ gia tăng trong một vài năm tới. Mối lo sợ trước việc Trung Quốc gia tăng chi phí quốc phòng sẽ làm tăng lượng vũ khí của Mỹ bán cho các nước Đông Nam Á và Đông Á, tới mức đủ để bù đắp lại việc các nước châu Âu giảm mua vũ khí của Hoa Kỳ.
Cơ quan hợp tác an ninh bộ Quốc phòng Mỹ cho Reuters biết, các thỏa thuận mua bán vũ khí với các nước nằm trong phạm vi hoạt động của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Mỹ đạt mức 13,7 tỷ đô la trong năm tài khóa 2012, tăng 5,4% so với năm trước.
Cũng trong năm 2012, Quốc hội lưỡng viện Hoa Kỳ đã chấp thuận 65 đề nghị của chính phủ cho phép bán vũ khí cho các đối tác nước ngoài, với tổng giá trị hơn 63 tỷ đô la. Đáng chú ý là trong năm 2011, Ấn Độ đã đứng hàng thứ hai trong số các nước mua vũ khí của Mỹ, với tổng giá trị lên tới 6,9 tỷ đô la, đứng sau Ả Rập Xê Út, bạn hàng lâu đời của Hoa Kỳ là 33,4 tỷ đô la.
Nếu tính từ năm 2008 đến nay, Ấn Độ đã mua của Mỹ 8 tỷ đô la vũ khí. Chính quyền New Delhi có kế hoạch chi khoảng 100 tỷ đô la trong thập niên tới để hiện đại hóa bộ máy quân sự, một phần để đối phó với Trung Quốc.
Sau các cuộc bầu cử trong tháng 12 vừa qua, tân thủ tướng Nhật Bản và tổng thống mới của Hàn Quốc đều là những chính trị gia thân Mỹ và do vậy, có thể thúc đẩy việc mua vũ khí của Hoa Kỳ.
Đối với Washington, việc tăng cường mua vũ khí giúp củng cố quan hệ ngoại giao và thúc đẩy quan hệ đối tác lâu dài với các đồng minh. Ngày 05/12 vừa qua, ông Andrew Shapiro, một quan chức cấp cao thuộc bộ Quốc phòng Mỹ thừa nhận là việc này làm giảm gánh nặng đề lên vai nước Mỹ.
Trong tháng 12, chính quyền Mỹ đã chính thức đề nghị bán máy bay trinh sát chiến lược không người lái Global Hawk cho Hàn Quốc, với tổng giá trị hợp đồng là 1,2 tỷ đô la. Máy bay này có radar nhìn xuyên mây, được trang bị hệ thống cảm biến hồng ngoại, có khả năng hoạt động ngày và đêm, giúp quan sát, theo dõi các mối đe dọa đến từ Bắc Triều Tiên.
Từ bốn năm nay, Seoul đã muốn mua loại máy bay này, nhưng Washington không chấp thuận, vì lo ngại thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang. Nhà Trắng đã thông báo khả năng bán máy bay Global Hawk cho Hàn Quốc ngay sau khi Bắc Triều Tiên phóng thành công vệ tinh mà phương Tây nghi ngờ là một vụ thử tên lửa đạn đạo tầm xa trá hình.
Hai ngày trước vụ Bắc Triều Tiên phóng vệ tinh, chính quyền Washington thông báo cho Quốc hội là Nhật Bản muốn mua hệ thống bắn chặn tên lửa Aegis cải tiến, với giá trị hợp đồng là 421 triệu đô la. Trước đó, Tokyo cũng đã đồng ý lắp đặt thêm một trạm radar X Band thứ hai trên lãnh thổ Nhật Bản để theo dõi tên lửa Bắc Triều Tiên. Tập đoàn Lookheed Martin có thể nhận được hợp đồng chế tạo thiết bị này.
Ông Rupert Hammond-Chambers, thuộc tập đoàn BowerGroupAsia, chuyên tư vấn cho các nhà sản xuất vũ khí Mỹ, dự báo là ngân sách quốc phòng của các nước Đông Nam Á sẽ tiếp tục tăng trước thái độ hung hăng, quyết đoán của Trung Quốc trong các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Theo RFI
Không có nhận xét nào