Ba ngày của blogger Huỳnh Ngọc Chênh tại Paris
Tường An
Ngày 12 tháng 3 vừa qua, blogger Huỳnh Ngọc Chênh đã có mặt ở Paris để nhận giải thưởng Công Dân Mạng (Netizen) do Tổ chức Phóng viên Không Biên Giới và Tập đoàn Google Pháp trao tặng.
Hiện blogger Huỳnh Ngọc Chênh vẫn còn ở Paris để gặp gỡ báo chí, bạn bè. Thông tín viên Tường An ghi nhận những chuyện bên lề cũng như cảm nhận của ông Huỳnh Ngọc Chênh trong ba ngày đầu đến Pháp như sau.
Ngày 7 tháng 3, RSF thông báo blogger Huỳnnh Ngọc Chênh đã thắng giải Công Dân Mạng (The Nettizen/Le prix Net Citoyen) năm 2013. Ngày 8/3 RSF gửi vé máy bay sang cho ông Chênh. Sáng ngày 9/3 ông Chênh đến lãnh sự quán Pháp ở TP HCM xin visa thì người gác cổng không cho vào. Trở về nhà, ông email cho tòa lãnh sự Pháp. Trưa hôm đó, ông trở lại, bà Phó tổng lãnh sự quán Pháp đã ra tận cổng đón ông và dẫn vào trong. Vài giờ sau, blogger Huỳnh Ngọc Chênh đã cầm trong tay chiếc hộ chiếu với visa dẫn đường đến giải thưởng Công Dân Mạng 2013.
Nhưng với tấm gương của các bloggers khác, có visa trong tay cũng chưa hẳn là đã thoát cửa hải quan. Ông Huỳnh Ngọc Chênh thuật lại sự hồi hộp của mình trên đường đến phi trường Tân Sơn Nhất:
“Tôi yên lặng lên máy bay và không báo cho mọi người biết, chỉ có một người là cô bạn gái đưa tôi ra phi trường, hai người yên lặng đi. Cô hồi hộp cô đứng bên ngoài để xem tôi có qua được cửa an ninh hay không mà có lẽ cô hồi hộp hơn tôi mặc dù cô nói trước là tin tưởng chuyến này tôi sẽ đi được.
Tôi đi qua cửa an ninh thì anh chàng nhân viên an ninh cầm hộ chiếu tôi lên xem, và sau đó thì chỉ hỏi là tôi ở đâu và đóng dấu bình thường như tất cả mọi người, thì tôi nghĩ rằng tôi đã không có trong danh sách bị chặn như các bloggers trước đây, và qua đây rồi thì tôi mới vừa nghe tin sáng nay có 1 blogger mới ra đi cũng bị chặn lại, là một cô gái, tôi xin dấu tên. Như vậy là tôi rất may mắn được đi chuyến này.”
Tưởng rằng lẳng lặng đi rồi cũng sẽ lẳng lặng đến như một cuộc độc hành, nhưng đã có nhiều bất ngờ chờ sẵn cho blogger Việt Nam đầu tiên của giải Netizen: Một bất ngờ ấm cúng đến từ những tình người Paris và một bất ngờ lạnh lẽo đến từ bầu trời Pháp quốc.
“Không ngờ là khi xuống phi trường Charles de Gaulle thì tưởng đâu mình cũng sẽ lặng lẽ ra đi với một người của RSF, không ngờ là có rất nhiều bạn bè của Paris đã đang chờ sẵn ở đó, mặc dù là sáng sớm; từ Paris lên phi trường CDG thì phải đi từ sáng sớm thì mới tới, đó là bất ngờ lớn cho tôi.
Tôi không ngờ là đông người đón như vậy và biết được tôi đã đi qua bên này, và bất ngờ thứ hai nữa là khi ra khỏi sân bay thì thấy tuyết đang rơi mà mọi người nói rằng, lần đầu tiên trong 40 năm mà có tuyết rơi vào tháng 3 . Tôi thích lắm, định sờ vào tuyết mà mọi người không cho vì sợ lạnh mà đưa ngay vào xe chở về Paris ngay buổi sáng đó.”
Ngày đầu tiên
Ngay ngày đầu tiên là ông đã rất bận rộn, từ khách sạn nơi ông tạm trú đến văn phòng của RSF không xa, và tuy không phải là lần đầu tiên đến Pháp, nhưng với ông tiếp xúc với một đội ngũ trẻ trung của RSF vẫn đem cho ông nhiều cảm xúc mới lạ. Cái lạ đầu tiên mà ông gặp phải đến từ chiếc thang máy của Paris:
“Vừa kịp bỏ đồ ở khách sạn là phải chạy qua văn phòng của RSF, ấn tượng đầu tiên của tôi là cái thang máy quá nhỏ! Bởi vì đây là tòa nhà xây từ xa xưa, không có thang máy; ở Paris người ta vẫn giữ lại những tòa nhà xây cất cách đây hàng trăm năm, bây giờ mới làm thêm thang máy, thang máy nhỏ lắm! Đi ít người vào mới đi được nhưng mà rất vui! Và khi bước vào văn phòng của RSF thì thấy choáng ngợp với cái phòng rộng rãi sáng sủa và bao nhiêu người rất trẻ ngồi làm việc ở đó và rất nhiều cô gái Pháp rất đẹp.
Tôi không ngờ một tổ chức đông người và trẻ trung như vậy, một tổ chức rất uy tín trên thế giới mà lại điều hành bởi những người rất trẻ mà trong đo cô Lucie, giám đốc bên truyền thông cũng còn rất trẻ. Mọi người đón tiếp tôi rất là nồng nhiệt, xem tôi như người ở chiến trường trở về làm cho tôi cảm thấy nôn nao và cảm thấy trách nhiệm rất nhiều. Mình không ngờ là mọi người nhiệt tình với mình đến như vậy.
Sau đó thì rất nhiều cuộc phỏng vấn của radio, của báo, của RSF, hình như sáng đó là 3 cuộc phỏng vấn và làm cho đến 2-3 giờ chiều mới xong, và được vợ chồng anh Bùi Xuân Quang đưa trở về lại khách sạn bằng tàu điện ngầm và ngoài trời thì rất lạnh.
Hai anh chị đi với tôi từ hồi sáng cho tới giờ, anh thì làm phiên dịch cho tôi nhưng chị chỉ đi theo chơi thôi; chị rất vất vả để đi theo tôi, tôi rất cảm động vì tình cảm này. Sau được biết chị là con gái của Bộ trưởng Vũ Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ Y Tế dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim thì tôi lại thêm phần xúc động.
Hôm đó, về tới khách sạn thì đã chiều rồi, trời bắt đầu lạnh nhiều, và tôi không dám ra ngoài nữa chỉ nằm khách sạn và lấy mì gói ra ăn, xem lại mails, blog… cho tới khi đi ngủ.”
Ngày thứ hai
Ngày đầu tiên chấm dứt với một tô mì gói, một mình trong khách sạn. Sáng hôm sau, thức dậy trong bầu trời đầy tuyết của Paris, ngày bão tuyết đầu tiên của tháng 3 trong vòng 40 năm nay. Lần đầu tiên trong đời chạm vào những bông tuyết giá lạnh, người viết blog Huỳnh Ngọc Chênh nghĩ gì?
“Khi tôi thức dậy thì trời đã hưng hửng sáng, tôi thật bất ngờ khi mở cửa sổ ra thấy tuyết rơi trắng xóa, hôm qua tuyết chỉ rơi lất phất ở Charles De Gaule, Paris không có, nhưng sáng nay thì tuyết rơi trắng xóa. Thích quá, tôi vận áo quần vào và chạy ra ngoài móc tuyết vọc chơi, và chụp một số tấm hình chung quanh khách sạn đó. Lần đầu tiên thấy tuyết và vào một quán café ngồi để nhìn tuyết, lúc đó quán còn vắng vì trời còn sớm, sau đó thì người vào quán café càng ngày càng đông đúc và Paris lúc đó đã thức dậy.”
Ngày thứ hai ở Paris là một ngày quan trọng và cũng có một chương trình rất bận rộn chờ đón ông. Những cuộc gặp gỡ, phỏng vấn,v.v… Chiều đến, cùng với nhân viên RSF đi đến trụ sở văn phòng Google, nơi phát giải thưởng, với ông, đó là một ngày bận rộn với nhiều, thật nhiều cảm xúc:
"Sáng ở Việt Nam thì thường tôi rảnh rỗi, ngồi uống café, ngồi chơi rồi ngẫm nghĩ để viết một cái gì đó, đó là ở Sài Gòn, nhưng qua Paris thì không còn thì giờ đó nữa. Sáng đó uống café xong thì tất bật lo chuẩn bị mọi việc cho buổi chiều đến văn phòng RSF để chuẩn bị cho buổi lễ phát thưởng. Trước buổi lễ phát thưởng thì có nhiều cuộc phỏng vấn, tiếp xúc và phải nói chuyện với rất nhiều người, được gặp ông Tổng thư ký của RSF, sau đó là ông chủ tịch RSF, mọi người chào đón tôi như người từ phương xa về, chưa biết nhau, nhưng lần đầu tiên gặp nhau cũng như là thân tình lắm rồi.
Tôi nghĩ có lẽ một buổi lễ đơn giản với vài người của RSF và một vài người bạn ở Paris đi với tôi để cùng dự lễ đó tại trụ sở của Google, và toàn bộ nhân viên của RSF cùng với tôi và các bạn không lên xe hơi đi như kiểu ở Việt Nam mình mà toàn bộ kéo nhau xuống tàu điện ngầm giữa trời bão tuyết.
Tuyết hôm đó rất mạnh và gây ra rất nhiều tai nạn, và nhiều người ngại rằng buổi lễ không tổ chức được, thế nhưng rồi buổi lễ vẫn tổ chức được, và trước khi vào hội trường thì tôi được mời vào phòng riêng trao đổi với ông Tổng Giám đốc RSF và ông Benjamin, trưởng đại diện RSF khu vực Đông Nam Á, người đã đề cử cho tôi vào cái giải này và một vài quan chức của Pháp, cho nên ngồi đó rất lâu.
Khi mời tôi ra hội trường thì tôi choáng ngợp trước cái hội trường, rộng lớn và gần khoảng 500 người đã ngồi sẵn đó; có một cái ghế đề sẵn tên tôi và ông chủ tịch RSF, mọi người lúc đó ngồi sẵn hết rồi, chỉ có tôi và ông chủ tịch lúc đó mới vào.
Tôi có bị trục trặc đôi chút vì bài phát biểu của tôi có chỉnh sửa lại đôi chút vào giờ chót, người thông dịch phải làm việc thêm tí nữa cho nên vào hơi trễ. Và tôi choáng ngợp khi bao nhiêu ống kính, có đến gần 20 ống kính, vừa máy chụp hình, vừa máy quay phim chóa lên mình, không ngờ mình quan trọng đến như vậy.
Từ mấy mươi năm nay, tôi đi làm báo, tôi chụp hình, tôi viết về tất cả mọi người, từ những người quan trọng cho đến những người tôi cần phải phỏng vấn, thì lần đầu tiên mình thấy mình trở thành người rất quan trọng. Bao nhiêu người xúm lại chụp ảnh, ánh đèn nhóa lên khắp nơi, mình không ngờ mình được cái vinh dự to lớn như vậy.
Rồi sau đó lễ phát thưởng đã diễn ra, RSF cũng như Google, những nhân viên của họ làm việc rất tốt, họ vào buổi lễ một cách rất tự nhiên, rất nhẹ nhàng, đĩnh đạc, không chút trịnh trọng như những buổi lễ ở Việt Nam nhưng mà đã dấy lên cái không khí rất là háo hức cho mọi người.
Trước hết có một đại diện Google lên nói về thể thức bầu chọn, bởi vì đây là lần đầu tiên bầu chọn trên internet, theo thông báo thì đã có khoảng 40.000 người tham gia bầu chọn và tôi đã được bầu chọn. Sự việc tôi được bầu chọn đó có lẽ là do quan tâm của tất cả mọi người đối vói tình hình các bloggers trong nước, và phong trào chung của các anh em nhân sĩ trí thức cũng như các bạn trẻ trong nước, nên tôi đã nhận được một số phiếu rất nhiều vượt qua được tất cả các bạn khác để nhận được giải thưởng này."
Hơn 20 năm làm báo, nhưng lần đầu tiên nhận được một giải thưởng có tầm cỡ quốc tế. Bài diễn văn được soạn thảo rất kỹ lưỡng của ông đã gây nhiều xúc động cho mọi người trong ngày trao giải, nhất là báo chí Pháp, lần đầu tiên được tiếp xúc trực tiếp với 1 blogger từ một nước được coi là kẻ thù của internet.
"Trao giải thưởng thì không khác ở Việt Nam, cũng bắt tay, chụp hình. Nhưng không khí tổ chức thì rất tự nhiên, rất gần gũi và thân thiện, và cũng gây được cái sôi nổi trong hội trường làm cho người ngồi bên dưới cũng như kẻ bước lên trên thấy gần gũi, không có sự cách biệt.
Sau đó thì tôi phát biểu, sau này nghe anh thông dịch cũng như các bạn ở Paris nói lại là bài diễn văn đó gây xúc động cho mọi người. Sau bài phát biểu của tôi thì các quan chức trong RSF cũng như Google còn ưu ái, thân thiện với tôi nhiều hơn nữa, và cảm kích những hoạt động của anh em bloggers trong nước cũng như các thân hào nhân sĩ đang đấu tranh cho chuyện thay đổi Hiến pháp và người ta hiểu rõ Việt Nam hơn.
Tôi nhớ người dẫn chương trình là ông Tổng thư ký của RSF đã nói rằng, chúng ta cũng không ngờ là chúng ta du lịch qua Việt Nam thấy một đất nước vô cùng xinh đẹp, thấy phong cảnh, bờ biển ai cũng thích thú, nhưng không ngờ là che dấu sau cái xinh đẹp đó bao nhiêu là cái khó khăn, hạn chế tự do ngôn luận.
Trong số 150 người bị giam cầm trên thế giới vì đấu tranh cho tự do ngôn luận, đấu tranh cho Nhân quyền thì Việt Nam có khoảng 30 người mà ông Chênh đã chưa kể ra đầy đủ trong bài diễn văn này, thì tôi rất cảm động về sự quan tâm đó của ông Tổng thư ký RSF, chứng tỏ ông rất quan tâm đến tình hình Việt Nam."
Ngày thứ ba
Ngày 12 tháng 3, phải nói là một ngày đầy "biến động" trong cuộc đời blogger Huỳnh Ngọc Chênh. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy ông vẫn rất trầm tỉnh, giữ một thái độ vừa phải trước những gì xảy ra chung quanh. Ngày thứ ba, ngày cuối cùng mà RFS chính thức mời ông. Những ngày còn lại là những ngày ông gặp gỡ bạn bè và những báo chí chưa kịp tiếp xúc. Sáng hôm sau, thức dậy ở nhà một người bạn, ông lại có một thêm một ấn tượng khác của đời sống Paris:
"Ấn tượng lớn nhất là máy tính để bàn của anh chị Bùi Xuân Quang theo kiểu Pháp, kiểu gõ chữ theo kiểu Pháp, tôi đã không làm được gì hết và lo cập rập đi để kịp cuộc hẹn phỏng vấn của kênh France 24 và RFI-Pháp ngữ. Đó là hai kênh radio rất quan trọng của Pháp.
Điều lý thú là họ đã nghe qua bài phát biểu của tôi, họ thích thú và họ tìm đến để phỏng vấn. Họ hỏi rất nhiều về hệ thống báo lề dân mà tôi có nói đến, chuyện các nhân sĩ trong nước làm kiến nghị đòi thay đổi Hiến Pháp… Họ rất quan tâm đến các vấn đề đó."
Ba ngày ngắn ngủi mà tưởng chừng như thiên thu vừa qua đã để lại trong lòng blogger Huỳnh Ngọc Chênh những dấu ấn không thể nào quên, từ những hoa tuyết rơi rơi đón ông ở phi trường Charles de Gaulle, chiếc khăn choàng ấm tình người của một người bạn mới quen, cho đến nét rạng rỡ của một người phóng viên rất trẻ khi vội chạy theo ông xin chữ ký.
Đó là hành trang cho ông mang theo đời, rời Paris để trở về một quê hương đầy bất trắc cho những người viết blogs.
© Tường An, thông tín viên RFA
------------------------------------------
Ngày 12 tháng 3 vừa qua, blogger Huỳnh Ngọc Chênh đã có mặt ở Paris để nhận giải thưởng Công Dân Mạng (Netizen) do Tổ chức Phóng viên Không Biên Giới và Tập đoàn Google Pháp trao tặng.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh tại phi trường Charles de Gaulle. Photo by Tường An, RFA |
Ngày 7 tháng 3, RSF thông báo blogger Huỳnnh Ngọc Chênh đã thắng giải Công Dân Mạng (The Nettizen/Le prix Net Citoyen) năm 2013. Ngày 8/3 RSF gửi vé máy bay sang cho ông Chênh. Sáng ngày 9/3 ông Chênh đến lãnh sự quán Pháp ở TP HCM xin visa thì người gác cổng không cho vào. Trở về nhà, ông email cho tòa lãnh sự Pháp. Trưa hôm đó, ông trở lại, bà Phó tổng lãnh sự quán Pháp đã ra tận cổng đón ông và dẫn vào trong. Vài giờ sau, blogger Huỳnh Ngọc Chênh đã cầm trong tay chiếc hộ chiếu với visa dẫn đường đến giải thưởng Công Dân Mạng 2013.
Phần âm thanh |
“Tôi yên lặng lên máy bay và không báo cho mọi người biết, chỉ có một người là cô bạn gái đưa tôi ra phi trường, hai người yên lặng đi. Cô hồi hộp cô đứng bên ngoài để xem tôi có qua được cửa an ninh hay không mà có lẽ cô hồi hộp hơn tôi mặc dù cô nói trước là tin tưởng chuyến này tôi sẽ đi được.
Tôi đi qua cửa an ninh thì anh chàng nhân viên an ninh cầm hộ chiếu tôi lên xem, và sau đó thì chỉ hỏi là tôi ở đâu và đóng dấu bình thường như tất cả mọi người, thì tôi nghĩ rằng tôi đã không có trong danh sách bị chặn như các bloggers trước đây, và qua đây rồi thì tôi mới vừa nghe tin sáng nay có 1 blogger mới ra đi cũng bị chặn lại, là một cô gái, tôi xin dấu tên. Như vậy là tôi rất may mắn được đi chuyến này.”
Tưởng rằng lẳng lặng đi rồi cũng sẽ lẳng lặng đến như một cuộc độc hành, nhưng đã có nhiều bất ngờ chờ sẵn cho blogger Việt Nam đầu tiên của giải Netizen: Một bất ngờ ấm cúng đến từ những tình người Paris và một bất ngờ lạnh lẽo đến từ bầu trời Pháp quốc.
“Không ngờ là khi xuống phi trường Charles de Gaulle thì tưởng đâu mình cũng sẽ lặng lẽ ra đi với một người của RSF, không ngờ là có rất nhiều bạn bè của Paris đã đang chờ sẵn ở đó, mặc dù là sáng sớm; từ Paris lên phi trường CDG thì phải đi từ sáng sớm thì mới tới, đó là bất ngờ lớn cho tôi.
Tôi không ngờ là đông người đón như vậy và biết được tôi đã đi qua bên này, và bất ngờ thứ hai nữa là khi ra khỏi sân bay thì thấy tuyết đang rơi mà mọi người nói rằng, lần đầu tiên trong 40 năm mà có tuyết rơi vào tháng 3 . Tôi thích lắm, định sờ vào tuyết mà mọi người không cho vì sợ lạnh mà đưa ngay vào xe chở về Paris ngay buổi sáng đó.”
Ngày đầu tiên
Ngay ngày đầu tiên là ông đã rất bận rộn, từ khách sạn nơi ông tạm trú đến văn phòng của RSF không xa, và tuy không phải là lần đầu tiên đến Pháp, nhưng với ông tiếp xúc với một đội ngũ trẻ trung của RSF vẫn đem cho ông nhiều cảm xúc mới lạ. Cái lạ đầu tiên mà ông gặp phải đến từ chiếc thang máy của Paris:
“Vừa kịp bỏ đồ ở khách sạn là phải chạy qua văn phòng của RSF, ấn tượng đầu tiên của tôi là cái thang máy quá nhỏ! Bởi vì đây là tòa nhà xây từ xa xưa, không có thang máy; ở Paris người ta vẫn giữ lại những tòa nhà xây cất cách đây hàng trăm năm, bây giờ mới làm thêm thang máy, thang máy nhỏ lắm! Đi ít người vào mới đi được nhưng mà rất vui! Và khi bước vào văn phòng của RSF thì thấy choáng ngợp với cái phòng rộng rãi sáng sủa và bao nhiêu người rất trẻ ngồi làm việc ở đó và rất nhiều cô gái Pháp rất đẹp.
Mọi người đón tiếp tôi rất là nồng nhiệt, xem tôi như người ở chiến trường trở về làm cho tôi cảm thấy nôn nao và cảm thấy trách nhiệm rất nhiều. |
Sau đó thì rất nhiều cuộc phỏng vấn của radio, của báo, của RSF, hình như sáng đó là 3 cuộc phỏng vấn và làm cho đến 2-3 giờ chiều mới xong, và được vợ chồng anh Bùi Xuân Quang đưa trở về lại khách sạn bằng tàu điện ngầm và ngoài trời thì rất lạnh.
Hai anh chị đi với tôi từ hồi sáng cho tới giờ, anh thì làm phiên dịch cho tôi nhưng chị chỉ đi theo chơi thôi; chị rất vất vả để đi theo tôi, tôi rất cảm động vì tình cảm này. Sau được biết chị là con gái của Bộ trưởng Vũ Ngọc Anh, Bộ trưởng Bộ Y Tế dưới thời chính phủ Trần Trọng Kim thì tôi lại thêm phần xúc động.
Hôm đó, về tới khách sạn thì đã chiều rồi, trời bắt đầu lạnh nhiều, và tôi không dám ra ngoài nữa chỉ nằm khách sạn và lấy mì gói ra ăn, xem lại mails, blog… cho tới khi đi ngủ.”
Ngày thứ hai
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh trong buổi nhận giải
thưởng NETIZEN năm 2013 vào ngày 12 Tháng 3 năm 2013 tại Paris. Photo by Tường An/RFA. |
“Khi tôi thức dậy thì trời đã hưng hửng sáng, tôi thật bất ngờ khi mở cửa sổ ra thấy tuyết rơi trắng xóa, hôm qua tuyết chỉ rơi lất phất ở Charles De Gaule, Paris không có, nhưng sáng nay thì tuyết rơi trắng xóa. Thích quá, tôi vận áo quần vào và chạy ra ngoài móc tuyết vọc chơi, và chụp một số tấm hình chung quanh khách sạn đó. Lần đầu tiên thấy tuyết và vào một quán café ngồi để nhìn tuyết, lúc đó quán còn vắng vì trời còn sớm, sau đó thì người vào quán café càng ngày càng đông đúc và Paris lúc đó đã thức dậy.”
Ngày thứ hai ở Paris là một ngày quan trọng và cũng có một chương trình rất bận rộn chờ đón ông. Những cuộc gặp gỡ, phỏng vấn,v.v… Chiều đến, cùng với nhân viên RSF đi đến trụ sở văn phòng Google, nơi phát giải thưởng, với ông, đó là một ngày bận rộn với nhiều, thật nhiều cảm xúc:
"Sáng ở Việt Nam thì thường tôi rảnh rỗi, ngồi uống café, ngồi chơi rồi ngẫm nghĩ để viết một cái gì đó, đó là ở Sài Gòn, nhưng qua Paris thì không còn thì giờ đó nữa. Sáng đó uống café xong thì tất bật lo chuẩn bị mọi việc cho buổi chiều đến văn phòng RSF để chuẩn bị cho buổi lễ phát thưởng. Trước buổi lễ phát thưởng thì có nhiều cuộc phỏng vấn, tiếp xúc và phải nói chuyện với rất nhiều người, được gặp ông Tổng thư ký của RSF, sau đó là ông chủ tịch RSF, mọi người chào đón tôi như người từ phương xa về, chưa biết nhau, nhưng lần đầu tiên gặp nhau cũng như là thân tình lắm rồi.
Tôi nghĩ có lẽ một buổi lễ đơn giản với vài người của RSF và một vài người bạn ở Paris đi với tôi để cùng dự lễ đó tại trụ sở của Google, và toàn bộ nhân viên của RSF cùng với tôi và các bạn không lên xe hơi đi như kiểu ở Việt Nam mình mà toàn bộ kéo nhau xuống tàu điện ngầm giữa trời bão tuyết.
Bao nhiêu người xúm lại chụp ảnh, ánh đèn nhóa lên khắp nơi, mình không ngờ mình được cái vinh dự to lớn như vậy. |
Khi mời tôi ra hội trường thì tôi choáng ngợp trước cái hội trường, rộng lớn và gần khoảng 500 người đã ngồi sẵn đó; có một cái ghế đề sẵn tên tôi và ông chủ tịch RSF, mọi người lúc đó ngồi sẵn hết rồi, chỉ có tôi và ông chủ tịch lúc đó mới vào.
Tôi có bị trục trặc đôi chút vì bài phát biểu của tôi có chỉnh sửa lại đôi chút vào giờ chót, người thông dịch phải làm việc thêm tí nữa cho nên vào hơi trễ. Và tôi choáng ngợp khi bao nhiêu ống kính, có đến gần 20 ống kính, vừa máy chụp hình, vừa máy quay phim chóa lên mình, không ngờ mình quan trọng đến như vậy.
Từ mấy mươi năm nay, tôi đi làm báo, tôi chụp hình, tôi viết về tất cả mọi người, từ những người quan trọng cho đến những người tôi cần phải phỏng vấn, thì lần đầu tiên mình thấy mình trở thành người rất quan trọng. Bao nhiêu người xúm lại chụp ảnh, ánh đèn nhóa lên khắp nơi, mình không ngờ mình được cái vinh dự to lớn như vậy.
Rồi sau đó lễ phát thưởng đã diễn ra, RSF cũng như Google, những nhân viên của họ làm việc rất tốt, họ vào buổi lễ một cách rất tự nhiên, rất nhẹ nhàng, đĩnh đạc, không chút trịnh trọng như những buổi lễ ở Việt Nam nhưng mà đã dấy lên cái không khí rất là háo hức cho mọi người.
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh (T) nhận giải thưởng NETIZEN năm 2013 từ Tổng giám đốc RSF, Christophe Deloire, vào ngày 12 Tháng 3 năm 2013 tại Paris.AFP photo. |
Hơn 20 năm làm báo, nhưng lần đầu tiên nhận được một giải thưởng có tầm cỡ quốc tế. Bài diễn văn được soạn thảo rất kỹ lưỡng của ông đã gây nhiều xúc động cho mọi người trong ngày trao giải, nhất là báo chí Pháp, lần đầu tiên được tiếp xúc trực tiếp với 1 blogger từ một nước được coi là kẻ thù của internet.
"Trao giải thưởng thì không khác ở Việt Nam, cũng bắt tay, chụp hình. Nhưng không khí tổ chức thì rất tự nhiên, rất gần gũi và thân thiện, và cũng gây được cái sôi nổi trong hội trường làm cho người ngồi bên dưới cũng như kẻ bước lên trên thấy gần gũi, không có sự cách biệt.
Sau đó thì tôi phát biểu, sau này nghe anh thông dịch cũng như các bạn ở Paris nói lại là bài diễn văn đó gây xúc động cho mọi người. Sau bài phát biểu của tôi thì các quan chức trong RSF cũng như Google còn ưu ái, thân thiện với tôi nhiều hơn nữa, và cảm kích những hoạt động của anh em bloggers trong nước cũng như các thân hào nhân sĩ đang đấu tranh cho chuyện thay đổi Hiến pháp và người ta hiểu rõ Việt Nam hơn.
Tôi nhớ người dẫn chương trình là ông Tổng thư ký của RSF đã nói rằng, chúng ta cũng không ngờ là chúng ta du lịch qua Việt Nam thấy một đất nước vô cùng xinh đẹp, thấy phong cảnh, bờ biển ai cũng thích thú, nhưng không ngờ là che dấu sau cái xinh đẹp đó bao nhiêu là cái khó khăn, hạn chế tự do ngôn luận.
Trong số 150 người bị giam cầm trên thế giới vì đấu tranh cho tự do ngôn luận, đấu tranh cho Nhân quyền thì Việt Nam có khoảng 30 người mà ông Chênh đã chưa kể ra đầy đủ trong bài diễn văn này, thì tôi rất cảm động về sự quan tâm đó của ông Tổng thư ký RSF, chứng tỏ ông rất quan tâm đến tình hình Việt Nam."
Ngày thứ ba
Blogger Huỳnh Ngọc Chênh 'được xin chữ ký'. Photo by Tường An/RFA. |
"Ấn tượng lớn nhất là máy tính để bàn của anh chị Bùi Xuân Quang theo kiểu Pháp, kiểu gõ chữ theo kiểu Pháp, tôi đã không làm được gì hết và lo cập rập đi để kịp cuộc hẹn phỏng vấn của kênh France 24 và RFI-Pháp ngữ. Đó là hai kênh radio rất quan trọng của Pháp.
Điều lý thú là họ đã nghe qua bài phát biểu của tôi, họ thích thú và họ tìm đến để phỏng vấn. Họ hỏi rất nhiều về hệ thống báo lề dân mà tôi có nói đến, chuyện các nhân sĩ trong nước làm kiến nghị đòi thay đổi Hiến Pháp… Họ rất quan tâm đến các vấn đề đó."
Ba ngày ngắn ngủi mà tưởng chừng như thiên thu vừa qua đã để lại trong lòng blogger Huỳnh Ngọc Chênh những dấu ấn không thể nào quên, từ những hoa tuyết rơi rơi đón ông ở phi trường Charles de Gaulle, chiếc khăn choàng ấm tình người của một người bạn mới quen, cho đến nét rạng rỡ của một người phóng viên rất trẻ khi vội chạy theo ông xin chữ ký.
Đó là hành trang cho ông mang theo đời, rời Paris để trở về một quê hương đầy bất trắc cho những người viết blogs.
© Tường An, thông tín viên RFA
------------------------------------------
Không có nhận xét nào