Trung Quốc bắt nạt láng giềng ở biển Ðông
Sĩ quan Hải Quân Mỹ báo động
SAN DIEGO (NV) - Một sĩ quan cao cấp Hải Quân Hoa Kỳ báo động Trung Quốc ngày càng gia tăng các hành động bá quyền trên biển, gây mất ổn định và an ninh khu vực Á Châu Thái Bình Dương.
“Chắc chắn là Hải Quân Trung Quốc đang đặt trọng tâm vào hải chiến và nhằm đánh chìm hạm đội đối phương”. Ðại Tá Hải Quân James Fanell, phó trưởng ban tham mưu hành quân đặc trách tình báo của Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, phát biểu trong một cuộc hội thảo về quốc phòng tổ chức ở San Diego ngày cuối Tháng Giêng 2013 vừa qua nhưng mới được tường thuật trên báo chí gần đây.
Lời bình luận của một viên chức cao cấp của ngành tình báo Hải quân Mỹ diễn ra trong bối cảnh của các căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực từ quần đảo Senkaku trên biển Hoa Ðông với Nhật Bản và khu vực biển Ðông với Việt Nam và Philippines.
Ông Fanell cho biết Trung Quốc sử dụng các lực lượng “ủy nhiệm” thay cho tàu hải quân để leo thang các hoạt động kiểm soát và khẳng định chủ quyền ở các khu vực biển tranh chấp.
Ðó là đội tàu Hải Giám và Hải Tuần rất đông đảo và lớn mạnh, một số là chiến hạm biến cải. Trừ Nhật Bản có khả năng đối phó, các nước nhỏ như Việt Nam và Philippines thì lép vế hoàn toàn. Cùng với các đội tàu vừa kể, các tài hải quân Trung Quốc thường xuyên mở các cuộc tập trận và tuần tiễu, thách đố sự hiện diện của tàu hải quân các nước khác.
Tàu Trung Quốc “thường xuyên thách thức khu đặc quyền kinh tế mà Nam Hàn, Nhật Bản, Philippines, Malaysia, Burnei, Indonesia, Việt Nam, từng được cho là được bảo đảm theo Công Ước Quốc Tế về Luật Biển”, theo lời ông Fanell.
“Trung Quốc thách thức quyền của các nước khác”, ông Fanell nói Bắc Kinh xác định “cái gì của tao là của tao, còn cái gì của mày thì phải đàm phán”.
Cho tới nay, Trung Quốc mới chỉ chiếm được 7 bãi san hô ngầm ở quần đảo Trường Sa nhưng đã thiết lập tới 8 căn cứ quân sự trên đó.
Ông Fanell gọi đoàn tàu Hải Giám của Trung Quốc là “lực lượng sách nhiễu thường trực chủ quyền các nước trong khu vực chứ không có phận sự gì khác”.
Ông dùng từ “bành trướng” để mô tả các hành động của Trung Quốc. Theo ông nếu quan sát các hoạt động của Trung Quốc trong thập niên qua, không có gì mô tả đích xác hơn là dùng từ đó.
Hành động mới nhất của Trung Quốc khi uy hiếp, đẩy tàu Philippines ra khỏi khu vực bãi đá Scarborough Shoal mà Bắc Kinh gọi là Hoàng An đảo, rồi củng cố chiếm đoạt nơi này hồi năm ngoái là một thí dụ điển hình về chủ trương bành trướng, chiếm đoạt.
Theo ông Fanell, Trung Quốc “chèn ép” các nước khác là một phần trong chủ trương và hành động được tính toán kỹ lưỡng.
“Người ta có thể nhìn thấy trước là các hành động của Trung Quốc đang làm mất ổn định vùng biển Á Châu”, theo ông Fanell.
Trung Quốc gấp rút cải tiến và gia tăng lực lượng hải quân của họ 5 năm qua để kiểm soát không những các vùng biển gần bờ mà còn vươn ra các vùng biển xa. Chủ đích là đối phó với hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.
Ông Fanell cho biết trong năm 2012, Trung Quốc đã đưa 7 đoàn chiến hạm và một lực lượng tàu ngầm đông đảo vào biển Ðông, một hành động chưa từng có trước đây.
Ông lên án ở cuộc hội thảo tại San Diego về những gì Trung Quốc nêu ra làm bằng chứng lịch sử để cả quyết gần hết biển Ðông là của Trung Quốc là “bịa đặt lịch sử” nhằm hậu thuẫn cho chủ trương bá quyền bành trướng khi tự thấy sức mạnh quân sự ăn trùm các nước khỏ ở khu vực.
“Trung Quốc đang kiểm soát các vùng biển mà họ chưa từng kiểm soát hay bảo vệ trong lịch sử 5,000 năm của Trung Quốc”. Ông nói.
Ông coi Trung Quốc là sự đe dọa chính yếu đối với an ninh và hòa bình của khu vực biển Ðông.
Trong bản tin ngày Thứ Hai 11 tháng 2 năm 2013, Tân Hoa Xã loan tin là hai đoàn tàu Hải Giám của họ đang thi hành các nhiệm vụ tuần tra ở biển Hoa Ðông và biển Ðông (họ gọi là Nam hải).
Ba tàu Hải Giám mang số 50, 51 và 137 tuần tra khu vực Ðiếu Ngư quần đảo (tức Senkaku Nhật Bản). Ðồng thời, các tàu Hải Giám mang số 75 và 167 tuần tiễu khu vực biển Ðông.
Mới mấy ngày trước, một viên chức Bộ Canh Nông Trung Quốc loan báo các tàu “ngư chính” của họ tuần tiễu thường xuyên hàng ngày trên biển Ðông.
Ngày 22 tháng 1, 2013, Philippines đưa Trung Quốc ra kiện tại Tòa Án Quốc Tế theo Công Ước Quốc Tế về Luật Biển với hy vọng giải quyết dứt điểm cái vạch “Lưỡi Bò” ngang ngược của Bắc Kinh chiếm gần hết biển Ðông. (T.N.)
Theo Người Việt
SAN DIEGO (NV) - Một sĩ quan cao cấp Hải Quân Hoa Kỳ báo động Trung Quốc ngày càng gia tăng các hành động bá quyền trên biển, gây mất ổn định và an ninh khu vực Á Châu Thái Bình Dương.
Tàu Hải Giám 75 của Trung Quốc (trọng tải 1,000 tấn) tuần tra ở biển Ðông. (Hình: Hải Quân Trung Quốc Navy81.com) |
Lời bình luận của một viên chức cao cấp của ngành tình báo Hải quân Mỹ diễn ra trong bối cảnh của các căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước trong khu vực từ quần đảo Senkaku trên biển Hoa Ðông với Nhật Bản và khu vực biển Ðông với Việt Nam và Philippines.
Ông Fanell cho biết Trung Quốc sử dụng các lực lượng “ủy nhiệm” thay cho tàu hải quân để leo thang các hoạt động kiểm soát và khẳng định chủ quyền ở các khu vực biển tranh chấp.
Ðó là đội tàu Hải Giám và Hải Tuần rất đông đảo và lớn mạnh, một số là chiến hạm biến cải. Trừ Nhật Bản có khả năng đối phó, các nước nhỏ như Việt Nam và Philippines thì lép vế hoàn toàn. Cùng với các đội tàu vừa kể, các tài hải quân Trung Quốc thường xuyên mở các cuộc tập trận và tuần tiễu, thách đố sự hiện diện của tàu hải quân các nước khác.
Tàu Trung Quốc “thường xuyên thách thức khu đặc quyền kinh tế mà Nam Hàn, Nhật Bản, Philippines, Malaysia, Burnei, Indonesia, Việt Nam, từng được cho là được bảo đảm theo Công Ước Quốc Tế về Luật Biển”, theo lời ông Fanell.
“Trung Quốc thách thức quyền của các nước khác”, ông Fanell nói Bắc Kinh xác định “cái gì của tao là của tao, còn cái gì của mày thì phải đàm phán”.
Cho tới nay, Trung Quốc mới chỉ chiếm được 7 bãi san hô ngầm ở quần đảo Trường Sa nhưng đã thiết lập tới 8 căn cứ quân sự trên đó.
Ông Fanell gọi đoàn tàu Hải Giám của Trung Quốc là “lực lượng sách nhiễu thường trực chủ quyền các nước trong khu vực chứ không có phận sự gì khác”.
Ông dùng từ “bành trướng” để mô tả các hành động của Trung Quốc. Theo ông nếu quan sát các hoạt động của Trung Quốc trong thập niên qua, không có gì mô tả đích xác hơn là dùng từ đó.
Hành động mới nhất của Trung Quốc khi uy hiếp, đẩy tàu Philippines ra khỏi khu vực bãi đá Scarborough Shoal mà Bắc Kinh gọi là Hoàng An đảo, rồi củng cố chiếm đoạt nơi này hồi năm ngoái là một thí dụ điển hình về chủ trương bành trướng, chiếm đoạt.
Theo ông Fanell, Trung Quốc “chèn ép” các nước khác là một phần trong chủ trương và hành động được tính toán kỹ lưỡng.
“Người ta có thể nhìn thấy trước là các hành động của Trung Quốc đang làm mất ổn định vùng biển Á Châu”, theo ông Fanell.
Trung Quốc gấp rút cải tiến và gia tăng lực lượng hải quân của họ 5 năm qua để kiểm soát không những các vùng biển gần bờ mà còn vươn ra các vùng biển xa. Chủ đích là đối phó với hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ.
Ông Fanell cho biết trong năm 2012, Trung Quốc đã đưa 7 đoàn chiến hạm và một lực lượng tàu ngầm đông đảo vào biển Ðông, một hành động chưa từng có trước đây.
Ông lên án ở cuộc hội thảo tại San Diego về những gì Trung Quốc nêu ra làm bằng chứng lịch sử để cả quyết gần hết biển Ðông là của Trung Quốc là “bịa đặt lịch sử” nhằm hậu thuẫn cho chủ trương bá quyền bành trướng khi tự thấy sức mạnh quân sự ăn trùm các nước khỏ ở khu vực.
“Trung Quốc đang kiểm soát các vùng biển mà họ chưa từng kiểm soát hay bảo vệ trong lịch sử 5,000 năm của Trung Quốc”. Ông nói.
Ông coi Trung Quốc là sự đe dọa chính yếu đối với an ninh và hòa bình của khu vực biển Ðông.
Trong bản tin ngày Thứ Hai 11 tháng 2 năm 2013, Tân Hoa Xã loan tin là hai đoàn tàu Hải Giám của họ đang thi hành các nhiệm vụ tuần tra ở biển Hoa Ðông và biển Ðông (họ gọi là Nam hải).
Ba tàu Hải Giám mang số 50, 51 và 137 tuần tra khu vực Ðiếu Ngư quần đảo (tức Senkaku Nhật Bản). Ðồng thời, các tàu Hải Giám mang số 75 và 167 tuần tiễu khu vực biển Ðông.
Mới mấy ngày trước, một viên chức Bộ Canh Nông Trung Quốc loan báo các tàu “ngư chính” của họ tuần tiễu thường xuyên hàng ngày trên biển Ðông.
Ngày 22 tháng 1, 2013, Philippines đưa Trung Quốc ra kiện tại Tòa Án Quốc Tế theo Công Ước Quốc Tế về Luật Biển với hy vọng giải quyết dứt điểm cái vạch “Lưỡi Bò” ngang ngược của Bắc Kinh chiếm gần hết biển Ðông. (T.N.)
Theo Người Việt
Không có nhận xét nào