Tính pháp trị và logic của Hiến pháp Việt Nam
Nguyễn Tiến Dũng
Theo đánh giá của quốc tế, Việt Nam thuộc vào trong số các nước có độ pháp trị thấp trên thế giới. (Xem: http://en.wikipedia.org/wiki/Rule_of_law).
Hay như luật sư Ngô Bá Thành (1931–2004, tên thật là Phạm Thị Thanh Vân, nguyên là Chủ nhiệm ủy ban pháp luật Quốc Hội Việt Nam các khóa 6, 7, 8, 10) nhận xét: “Ở Việt Nam có một rừng luật nhưng khi thực hiện lại áp dụng luật rừng”.
Có thể nhận thấy một trong các lý do dẫn đến “luật rừng” ở Việt Nam, là Hiến pháp yếu về logic, thiếu chặt chẽ, đề ra những điều khoản không rõ nghĩa, những điều khoản không kèm theo cơ chế nào để có thể thực thi, và những điều khoản có tính “khẩu hiệu” chứ không phải tính pháp lý, v.v...
Để làm ví dụ, tôi phân tích dưới đây một số điều khoản liên quan đến
giáo dục trong dự thảo hiến pháp 01/2013:
Điều 42: Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.
Điều 42 phía trên rất mơ hồ. Thế nào là “nghĩa vụ học tập”? Nếu công dân không học, thì là phạm pháp à? Hay đây chỉ là một khẩu hiệu “vô thưởng vô phạt” kiểu “công dân ơi, hãy học đi”. Nhưng hiến pháp đâu phải chỗ để hô khẩu hiệu, mà phải là cơ sở pháp luật rõ ràng để dân có thể biết cái gì là đúng, là sai pháp luật, nếu sai thì sẽ bị xử ra sao. Và thế nào là “quyền học tập” của công dân? Quyền học cái gì? Ai phải đảm bảo quyền đấy cho công dân?!
“Quyền học tập” có thể xếp vào quyền lợi xã hội (vượt trên mức các quyền con người cơ bản nhất), quyền được hưởng một dịch vụ (dịch vụ giáo dục) vì học ở đây có nghĩa là có người dạy (chứ nếu cần riêng một điều luật về “ai cũng có quyền tự học” thì cũng vô duyên tương tự như luật “ai cũng có quyền đi vệ sinh” vậy). Nhưng nếu có người có quyền được hưởng dịch vụ nào đó theo luật, thì tức là phải có người đảm bảo cung cấp dịch vụ đó theo luật. Nhưng Điều 42 không nói ai phải có trách nhiệm cung cấp dịch vụ, và như thế nó trở thành một điều luật không có giá trị pháp lý.
Điều 65 (sửa đổi, bổ sung Điều 35, Điều 37 của Hiến pháp 1992). Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu.
Điều 65 phía trên cũng chỉ là một khẩu hiệu chung chung, chứ không thể gọi là một luật: nó không hề nói đến ai, phải làm cái gì, ra sao. Viết dưới dạng như vậy, nó trở thành một điều thừa của hiến pháp.
Điều 66 (sửa đổi, bổ sung Điều 35, Điều 36)
1. Phát triển giáo dục nhằm hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân; nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; đào tạo người lao động có nghề, năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
2. Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân, ưu tiên đầu tư và tạo điều kiện thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; quy định phổ cập giáo dục; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý; ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn khác.
3. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng. Người khuyết tật và những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học văn hóa và học nghề phù hợp.
Phần 1 của điều 66 cũng không phải là một luật vì không có chủ ngữ. Ai phát triển? Điều 2 và điều 3 có thể tạm coi là các điều luật, tuy nó mới chỉ mang tính định hướng chứ chưa có tính ràng buộc pháp lý. (“Ưu tiên đầu tư” là thế nào? Nhà nước phải đảm bảo những khoản nào trong giáo dục? Điều này không hề được nói đến trong hiến pháp). Trong điều 3, những đoạn “xã hội tạo điều kiện” cũng không hề có tính pháp lý. Người ta có thể kiện nhà nước vì các hành xử sai pháp luật của nhà nước, chứ không ai có thể kiện “xã hội” cả, vì đấy là khái niệm chung chung không có bất cứ trách nhiệm gì về mặt pháp lý. Vế “học tập để phát triển tài năng” cũng là thừa, vì nó là một điều hiển nhiên cũng tương tự như “trẻ em ăn để lớn” vậy. Nếu như ở đây ý nói là “tài năng, năng khiếu đặc biệt” thì lại thành câu không rõ nghĩa, mà cần phải viết chẳng hạn thành: nhà nước có chính sách ưu tiên đầu tư về giáo dục cho những người có tài năng, năng khiếu đặc biệt để phát triển các tài năng, năng khiếu đó.
Thay vào những điều khoản như trên, cần có những điều khoản rõ nghĩa và có tính pháp lý ràng buộc hơn. Ví dụ như:
- Nhà nước phải đảm bảo giáo dục đến mức nào? (Chương trình giáo dục phổ thông chính thức là miễn phí cho 9 năm đầu?). Phải có sự đảm bảo như vậy của nhà nước, thì “quyền học tập” mới trở thành thực quyền. Kèm theo quyền đi học cụ thể, mới là trách nhiệm đi học cụ thể. (Việc học cho đến bậc PTCS là miễn phí và bắt buộc đối với trể em?). Ở nhiều nước tiên tiến, việc học phổ thông là hoàn toàn miễn phí, thậm chí có nước còn cho ăn miễn phí ở trường.
Chiểu theo một luật học miễn phí như trên, việc thu học phí bắt buộc ở tiểu học sẽ là phạm pháp. Nhà trường và giáo viên chỉ có quyền thu học phí cho các hoạt động học ngoại khóa tình nguyện mà học sinh không bị bắt buộc tham dự.
- Tư nhân có quyền hạn gì trong việc cung cấp dịch vụ giáo dục tư (thay thế hoặc bổ sung cho chương trình học ở trường công)?
- Đại học có quyền tự quản và tự do học thuật đến mức nào?
- Những mảng nào trong giáo dục phải được nhà nước ưu tiên đầu tư? v.v. (Hiến pháp không thể bắt tư nhân ưu tiên đầu tư, mà chỉ có thể bắt nhà nước ưu tiên đầu tư, và có chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư, những mảng nào đó).
Tất nhiên, hiến pháp không phải là nơi viết toàn bộ các luật về giáo dục – đấy là việc của bộ luật giáo dục – mà chỉ là nơi ghi một số ít các luật giáo dục cơ bản nhất.
Chỉ xét riêng một vấn đề, là vấn đề về giáo dục, và xét các điều khoản trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp về vấn đề đó, đã thấy dự thảo hiến pháp có nhiều chỗ lủng củng, thiếu tính logic, pháp lý. Tình trạng của dự thảo đối với các vấn đề khác cũng tương tự.
Khi một hiến pháp thiếu tính logic, pháp lý, khó thực thi, thì nó sẽ có nguy cơ bị biến thành cái người ta gọi là “façade constitution” (hiến pháp giả hiệu), và đây là một điều rất nguy hiểm.
Lấy thêm một ví dụ khác: Các điều khoản có nói đến Đảng Cộng Sản trong dự thảo hiến pháp 01/2013. Chỉ có tổng cộng 2 điều, là Điều 4 và Điều 70.
Điều 4 (sửa đổi, bổ sung Điều 4).
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
2. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.
3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Điều 70 (sửa đổi, bổ sung Điều 45)
Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Điều 4.1 giao quyền lãnh đạo toàn đất nước cho ĐCS, điều 70 có thể hiểu là Đảng nắm quân đội. Nhưng Đảng không chịu sự kiểm soát thực tế của bất kỳ ai theo hiến pháp. Điều 4.2 có nói ĐCS “chịu sự giám sát của nhân dân”, nhưng toàn bộ hiến pháp không hề có điều khoản nào về cơ chế nào cho việc giám sát này. Tương tự như vậy, điều 4.3 nói “tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” nhưng Hiến pháp không hề có qui định cụ thể gì về hoạt động của tổ chức Đảng (không có qui định gì về pháp luật, thì làm gì cũng đúng, cũng không thể phạm pháp).
Như vậy, tuy về mặt danh nghĩa, hiến pháp có nói 2 câu về quan hệ giữa Đảng với pháp luật và sự giám sát của nhân dân, nhưng vì hiến pháp giao toàn bộ quyền lãnh đạo cho Đảng và không có bất kỳ cơ chế pháp luật cụ thể nào để kiểm soát Đảng, nên trên thực tế, lỗ hổng logic này đã đặt Đảng lên trên và ra ngoài vòng kiểm soát của hiến pháp và pháp luật. Trên thực tế, Đảng “làm gì cũng đúng”, ai phê phán thì có thể bị kết tội “bêu xấu chế độ”. Tất nhiên, khi có một quyền lực tối cao nằm trên hiến pháp, thì hiến pháp bị giảm tính pháp trị mà thay vào đó là “lực lượng tối cao” trị, ở trường hợp này có nghĩa là Đảng trị.
Bản thân Điều 4.1 phía trên rất dài dòng, vì thay vì viết “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” thì thêm vào đoạn mô tả rất dài về các tính chất theo định nghĩa của ĐCS. Đoạn mô tả đó dài dòng khó hiểu với nhân dân (vì chẳng hạn rất hiếm ai hiểu thực sự thế nào là chủ nghĩa Mác-Lênin được nói đến ở đây – trong chủ nghĩa Mác-Lênin “chính thống” làm gì có kinh tế thị trường được nói đến trong hiến pháp) mà không làm thay đổi bản chất của điều luật 4.1. có thể viết gọn lại.
Theo blog Zetamu
Theo đánh giá của quốc tế, Việt Nam thuộc vào trong số các nước có độ pháp trị thấp trên thế giới. (Xem: http://en.wikipedia.org/wiki/Rule_of_law).
Pháp quyền. en.wikipedia.org/wiki/Rule_of_law |
Có thể nhận thấy một trong các lý do dẫn đến “luật rừng” ở Việt Nam, là Hiến pháp yếu về logic, thiếu chặt chẽ, đề ra những điều khoản không rõ nghĩa, những điều khoản không kèm theo cơ chế nào để có thể thực thi, và những điều khoản có tính “khẩu hiệu” chứ không phải tính pháp lý, v.v...
Để làm ví dụ, tôi phân tích dưới đây một số điều khoản liên quan đến
giáo dục trong dự thảo hiến pháp 01/2013:
Điều 42: Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.
Điều 42 phía trên rất mơ hồ. Thế nào là “nghĩa vụ học tập”? Nếu công dân không học, thì là phạm pháp à? Hay đây chỉ là một khẩu hiệu “vô thưởng vô phạt” kiểu “công dân ơi, hãy học đi”. Nhưng hiến pháp đâu phải chỗ để hô khẩu hiệu, mà phải là cơ sở pháp luật rõ ràng để dân có thể biết cái gì là đúng, là sai pháp luật, nếu sai thì sẽ bị xử ra sao. Và thế nào là “quyền học tập” của công dân? Quyền học cái gì? Ai phải đảm bảo quyền đấy cho công dân?!
“Quyền học tập” có thể xếp vào quyền lợi xã hội (vượt trên mức các quyền con người cơ bản nhất), quyền được hưởng một dịch vụ (dịch vụ giáo dục) vì học ở đây có nghĩa là có người dạy (chứ nếu cần riêng một điều luật về “ai cũng có quyền tự học” thì cũng vô duyên tương tự như luật “ai cũng có quyền đi vệ sinh” vậy). Nhưng nếu có người có quyền được hưởng dịch vụ nào đó theo luật, thì tức là phải có người đảm bảo cung cấp dịch vụ đó theo luật. Nhưng Điều 42 không nói ai phải có trách nhiệm cung cấp dịch vụ, và như thế nó trở thành một điều luật không có giá trị pháp lý.
Điều 65 (sửa đổi, bổ sung Điều 35, Điều 37 của Hiến pháp 1992). Phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu.
Điều 65 phía trên cũng chỉ là một khẩu hiệu chung chung, chứ không thể gọi là một luật: nó không hề nói đến ai, phải làm cái gì, ra sao. Viết dưới dạng như vậy, nó trở thành một điều thừa của hiến pháp.
Điều 66 (sửa đổi, bổ sung Điều 35, Điều 36)
1. Phát triển giáo dục nhằm hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân; nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; đào tạo người lao động có nghề, năng động, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.
2. Nhà nước thống nhất quản lý hệ thống giáo dục quốc dân, ưu tiên đầu tư và tạo điều kiện thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; quy định phổ cập giáo dục; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý; ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số và các vùng đặc biệt khó khăn khác.
3. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học tập để phát triển tài năng. Người khuyết tật và những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được Nhà nước và xã hội tạo điều kiện học văn hóa và học nghề phù hợp.
Phần 1 của điều 66 cũng không phải là một luật vì không có chủ ngữ. Ai phát triển? Điều 2 và điều 3 có thể tạm coi là các điều luật, tuy nó mới chỉ mang tính định hướng chứ chưa có tính ràng buộc pháp lý. (“Ưu tiên đầu tư” là thế nào? Nhà nước phải đảm bảo những khoản nào trong giáo dục? Điều này không hề được nói đến trong hiến pháp). Trong điều 3, những đoạn “xã hội tạo điều kiện” cũng không hề có tính pháp lý. Người ta có thể kiện nhà nước vì các hành xử sai pháp luật của nhà nước, chứ không ai có thể kiện “xã hội” cả, vì đấy là khái niệm chung chung không có bất cứ trách nhiệm gì về mặt pháp lý. Vế “học tập để phát triển tài năng” cũng là thừa, vì nó là một điều hiển nhiên cũng tương tự như “trẻ em ăn để lớn” vậy. Nếu như ở đây ý nói là “tài năng, năng khiếu đặc biệt” thì lại thành câu không rõ nghĩa, mà cần phải viết chẳng hạn thành: nhà nước có chính sách ưu tiên đầu tư về giáo dục cho những người có tài năng, năng khiếu đặc biệt để phát triển các tài năng, năng khiếu đó.
Thay vào những điều khoản như trên, cần có những điều khoản rõ nghĩa và có tính pháp lý ràng buộc hơn. Ví dụ như:
- Nhà nước phải đảm bảo giáo dục đến mức nào? (Chương trình giáo dục phổ thông chính thức là miễn phí cho 9 năm đầu?). Phải có sự đảm bảo như vậy của nhà nước, thì “quyền học tập” mới trở thành thực quyền. Kèm theo quyền đi học cụ thể, mới là trách nhiệm đi học cụ thể. (Việc học cho đến bậc PTCS là miễn phí và bắt buộc đối với trể em?). Ở nhiều nước tiên tiến, việc học phổ thông là hoàn toàn miễn phí, thậm chí có nước còn cho ăn miễn phí ở trường.
Chiểu theo một luật học miễn phí như trên, việc thu học phí bắt buộc ở tiểu học sẽ là phạm pháp. Nhà trường và giáo viên chỉ có quyền thu học phí cho các hoạt động học ngoại khóa tình nguyện mà học sinh không bị bắt buộc tham dự.
- Tư nhân có quyền hạn gì trong việc cung cấp dịch vụ giáo dục tư (thay thế hoặc bổ sung cho chương trình học ở trường công)?
- Đại học có quyền tự quản và tự do học thuật đến mức nào?
- Những mảng nào trong giáo dục phải được nhà nước ưu tiên đầu tư? v.v. (Hiến pháp không thể bắt tư nhân ưu tiên đầu tư, mà chỉ có thể bắt nhà nước ưu tiên đầu tư, và có chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư, những mảng nào đó).
Tất nhiên, hiến pháp không phải là nơi viết toàn bộ các luật về giáo dục – đấy là việc của bộ luật giáo dục – mà chỉ là nơi ghi một số ít các luật giáo dục cơ bản nhất.
Chỉ xét riêng một vấn đề, là vấn đề về giáo dục, và xét các điều khoản trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp về vấn đề đó, đã thấy dự thảo hiến pháp có nhiều chỗ lủng củng, thiếu tính logic, pháp lý. Tình trạng của dự thảo đối với các vấn đề khác cũng tương tự.
Khi một hiến pháp thiếu tính logic, pháp lý, khó thực thi, thì nó sẽ có nguy cơ bị biến thành cái người ta gọi là “façade constitution” (hiến pháp giả hiệu), và đây là một điều rất nguy hiểm.
Lấy thêm một ví dụ khác: Các điều khoản có nói đến Đảng Cộng Sản trong dự thảo hiến pháp 01/2013. Chỉ có tổng cộng 2 điều, là Điều 4 và Điều 70.
Điều 4 (sửa đổi, bổ sung Điều 4).
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
2. Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.
3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Điều 70 (sửa đổi, bổ sung Điều 45)
Lực lượng vũ trang nhân dân phải tuyệt đối trung thành với Đảng cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân, có nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa, cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Điều 4.1 giao quyền lãnh đạo toàn đất nước cho ĐCS, điều 70 có thể hiểu là Đảng nắm quân đội. Nhưng Đảng không chịu sự kiểm soát thực tế của bất kỳ ai theo hiến pháp. Điều 4.2 có nói ĐCS “chịu sự giám sát của nhân dân”, nhưng toàn bộ hiến pháp không hề có điều khoản nào về cơ chế nào cho việc giám sát này. Tương tự như vậy, điều 4.3 nói “tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” nhưng Hiến pháp không hề có qui định cụ thể gì về hoạt động của tổ chức Đảng (không có qui định gì về pháp luật, thì làm gì cũng đúng, cũng không thể phạm pháp).
Như vậy, tuy về mặt danh nghĩa, hiến pháp có nói 2 câu về quan hệ giữa Đảng với pháp luật và sự giám sát của nhân dân, nhưng vì hiến pháp giao toàn bộ quyền lãnh đạo cho Đảng và không có bất kỳ cơ chế pháp luật cụ thể nào để kiểm soát Đảng, nên trên thực tế, lỗ hổng logic này đã đặt Đảng lên trên và ra ngoài vòng kiểm soát của hiến pháp và pháp luật. Trên thực tế, Đảng “làm gì cũng đúng”, ai phê phán thì có thể bị kết tội “bêu xấu chế độ”. Tất nhiên, khi có một quyền lực tối cao nằm trên hiến pháp, thì hiến pháp bị giảm tính pháp trị mà thay vào đó là “lực lượng tối cao” trị, ở trường hợp này có nghĩa là Đảng trị.
Bản thân Điều 4.1 phía trên rất dài dòng, vì thay vì viết “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” thì thêm vào đoạn mô tả rất dài về các tính chất theo định nghĩa của ĐCS. Đoạn mô tả đó dài dòng khó hiểu với nhân dân (vì chẳng hạn rất hiếm ai hiểu thực sự thế nào là chủ nghĩa Mác-Lênin được nói đến ở đây – trong chủ nghĩa Mác-Lênin “chính thống” làm gì có kinh tế thị trường được nói đến trong hiến pháp) mà không làm thay đổi bản chất của điều luật 4.1. có thể viết gọn lại.
Theo blog Zetamu
Không có nhận xét nào