Steve Finch - Liệu Việt Nam có thể cải cách?
Steve Finch
Đặng Khương chuyển ngữ
Việt Nam đang đứng trước ngã ba đường chính trị đầy mâu thuẫn. Ranh giới giữa các hoạt động được coi là có thể chấp nhận và bất hợp pháp còn vẫn khó xác định.
Ngay cả theo các tiêu chuẩn gần đây tại Việt Nam, bản án chung thân hôm thứ Hai vừa rồi đối với ông Phan Văn Thu quả là một bản án đầy khắc nghiệt.
Trong vòng một tháng qua, đây là vụ án bao gồm nhiều người liên quan đến cáo buộc lật đổ chính quyền tại nhà nước Cộng sản độc tài này, trong đó 21 người ủng hộ ông Thu đã bị tuyên các bản án từ 10 đến 17 năm tù giam, tiếp theo 5 năm quản chế tại địa phương.
Trong khi đó, giới trí thức, các nhà lãnh đạo tôn giáo và các nhân vật trong quân đội cũng như các quan chức trong đảng đã ký tên vào một bản kiến nghị trực tuyến kêu gọi sửa đổi hiến pháp, và yêu cầu các ngành hành pháp, lập pháp, và tư pháp (tòa án) được hoạt động độc lập và cho phép bầu cử đa đảng.
Sự hỗ trợ cho những thách thức đối với hiện trạng này đang được phát triển một cách đều đặn.
“Khi chúng tôi ký tên vào bản kiến nghị thì chúng tôi quyết định chấp nhận bất cứ điều gì có thể xảy ra”, luật gia Lê Hiếu Đằng nói. Ông cũng là một trong nhiều nhân vật bất đồng chính kiến hàng đầu tại Việt Nam đặt bút ký tên vào bản kiến nghị. Cho đến nay thì chưa có trở ngại gì [từ phía chính quyền], ông nói thêm.
Giữa các cuộc đàn áp những nhân vật bất đồng chính kiến, Việt Nam đang đứng ở ngã ba đường chính trị đầy mâu thuẫn. Ranh giới giữa các hoạt động được coi là có thể chấp nhận và bất hợp pháp vẫn còn khó xác định.
Trong khi đó, ông Thu và những người ủng hộ ông đã bị cáo buộc tội bí mật truyền bá thông tin nhằm lật đổ chính quyền, thì bản kiến nghị là một phản ứng với quá trình lấy ý kiến [hiến pháp] trong vòng ba tháng mà chính phủ đã kêu người dân đóng góp trong lần đề xuất thay đổi Hiến pháp 1992 tại Việt Nam.
Ông Đằng mô tả rằng sự kiện này là cơ hội để Việt Nam thay đổi chính trị kể từ ngày Liên Xô tan rã – đồng minh chính của Hà Nội lúc bấy giờ – và sau khi Bức tường Berlin sụp đổ.
“Khi chính phủ đang thu thập ý kiến công chúng thì đây là thời điểm tốt nhất để nói về dân chủ”, ông Đằng – đảng viên Đảng Cộng sản trong 40 năm qua – cho biết.
Nhưng liệu Việt Nam có bắt đầu quá trình cải cách chính trị có ý nghĩa này không?
Các nhà phê bình Đảng Cộng sản nói rằng những áp lực nội bộ từ bên trong và một phần nào đó đến từ những người ở hải ngoại –nghĩa là chính phủ phải tạo ra một cái gì đó hiện hữu khi bản hiến pháp sửa đổi được đưa ra phê duyệt, nhiều khả năng là sẽ diễn ra vào tháng Mười tới đây.
Gần đây những tiếng nói phê phán Đảng Cộng sản đã tăng cao chưa từng có, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng có nhiều vụ bê bối tham nhũng liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước và các mức chi tiêu quá mức của các quan chức chính phủ.
Mặc dù báo chí vẫn còn hạn chế – tương tự như những nhà hoạt động chính trị – phải hoạt động trong phạm vi hạn hẹp với hoàn cảnh khó khăn, nhưng báo chí thường xuyên ám chỉ đến việc ngày càng có nhiều người công khai không thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, và gần đây họ đã phải cố gắng thiết lập lại kỷ luật và kỷ cương.
Trong tháng Giêng vừa rồi, Vietweek, một ấn phẩm tiếng Anh của báo Than Niên, đã đăng những câu chuyện nhắm đến cục du lịch vì đã đưa ra những con số nghi ngờ về lượng du khách đến Việt Nam và thậm chí nhạo báng chính quyền trung ương đã thông qua các luật “phi lý” về quy định hành vi của các quan chức nhà nước.
Theo các quy định mới thì công chức ở Việt Nam bị cấm chơi gôn, không được uống bia vào giờ ăn trưa và không được phép dự tang lễ với hơn 30 vòng hoa.
“Nếu các quy định như vậy được soạn thảo chỉ để được trưng ra và không có cách nào để thi hành thì chúng sẽ trở thành một trò cười”, Sài Gòn Tiếp Thị viết trong một bài xã luận gần đây.
Trong khi đó một số các nhóm nhân quyền nói rằng Việt Nam hiện đang bị bỏ lại phía sau trong khu vực khi nói đến các quyền tự do chính trị và dân sự.
Theo Freedom House, trong năm 2010 Miến Điện từng được xếp hạng thấp hơn Việt Nam về dân chủ, nhưng kể từ đó “Miến Điện đã vượt qua Việt Nam khi nói đến các quyền chính trị”, bà Sarah Cook, nhà nghiên cứu cấp cao Đông Á có trụ sở Washington D.C. cho biết.
Trong khu vực ASEAN, chỉ có Lào là nước duy nhất có điểm kém tương đương như Việt Nam về quyền chính trị, và theo Freedom House, với hai nước láng giềng cộng sản này đều nhận được điểm thấp nhất mới mức bảy điểm, còn Miến Điện đã tiến bộ lên mức sáu điểm sau năm 2012.
Kể từ khi Miến Điện công bố quốc hội mới vào đầu năm 2011, họ đã thông qua những cải cách bao gồm cả quyền biểu tình, đình công, công đoàn và xuất bản tài liệu mà không cần phải bị kiểm duyệt trước khi công bố, ông Phil Robertson – Phó Giám đốc Human Rights Watch (Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế) tại Châu Á nói. Cho đến nay vẫn không có quyền tự do như vậy tồn tại ở Việt Nam, tuy nhiên, HRW ghi nhận trong bản báo cáo hàng năm công bố hồi tuần trước rằng Việt Nam đã có “những bước thụt lùi” hồi năm ngoái.
“Ngày càng có nhiều công nhận trong giới chính phủ Việt Nam rằng trò chơi đã diễn xong và họ không còn có thể tiếp tục ẩn đằng sau Miến Điện nữa”, ông Robertson nói. “Liệu những nhận thức này có lần lượt dẫn đến những cải cách hay không thì hiện vẫn còn khó nói, nhưng chắc chắn rằng nếu có bất kỳ sự cải thiện nào đối với các quyền cơ bản trong quá trình cải cách hiến pháp thì Việt Nam sẽ cố gắng cho thế giới thấy rằng họ đang cải cách”.
Theo một số điều lệ sửa đổi mà họ đưa ra để lấy ý kiến công chúng trước ngày 31 tháng Ba thì hiến pháp mới của Việt Nam dự kiến sẽ đề cập nhiều đến các từ như dân chủ và nhân quyền, cũng như thêm vào một số quyền hạn của chủ tịch nước. Theo truyền thông nhà nước thì các điều lệ mới cũng có thể cho phép người dân thành lập các hiệp hội lao động và đình công.
Nhưng liệu bản hiến pháp mới có giúp Việt Nam xây dựng nền tảng chính trị vững vàng hơn hay không thì vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, cho đến nay thì có nhiều ý kiến lẫn lộn nhau.
Lê Quang Bình, Giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi trường và cũng là người ủng hỗ quyền của các nhóm thiểu số, cho biết hiện có nhiều dấu hiệu tích cực sau khi trao đổi ý kiến với các quan chức soạn thảo hiến pháp tại Hà Nội.
Ông Bình nói rằng sự tham gia đã diễn ra sâu rộng hơn so với bất kỳ sự kiện nào khác từ trước tới nay ở Việt Nam, và đây cũng cơ hội đầu tiên để công chúng có thể nói lên các ý kiến của họ về hiến pháp.
Việc lấy ý kiến về hiến pháp đúng ra thì cần phải có thời hạn dài hơn ba tháng, ông nói thêm, đặc biệt là khi việc này diễn ra trong kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng các quan chức soạn thảo hiến pháp đã có các cuộc thảo luận hồi tháng trước bàn về nhiều vấn đề nhạy cảm như vai trò của Đảng Cộng sản. “Tôi nghĩ rằng họ [Đảng Cộng sản] muốn lắng nghe ý kiến của mọi người”, ông cho biết thêm.
Các giới phê bình cảnh báo rằng bản hiến pháp sửa đổi ít nhiều sẽ như đinh đóng cột sau nhiều tháng soạn thảo cẩn thận trước khi được đưa ra cho công chúng vào ngày 01 tháng Một.
Luật gia Lê Hiếu Đằng, người đã tham gia cuộc họp với các thành viên trong nhóm soạn thảo hiến pháp hồi tháng trước, cho biết ông vẫn còn rất thận trọng, ít nhất là trong thời gian ngắn hạn.
Ông Đằng lưu ý rằng các quan chức soạn thảo hiến pháp được sự chỉ đạo chặt chẽ từ các cấp cao nhất trong Đảng Cộng sản, và ông cũng dự đoán chính phủ sẽ bỏ qua bản kiến nghị trực tuyến gần đây mà ông là một trong hàng nghìn người khác đã đặt bút ký.
Mặc dù về lâu dài, việc kêu gọi công chúng nói ý kiến của họ nghĩa là chúng không thể đảo ngược vấn đề được nữa, ông Đằng nói. Hiện có quá nhiều nhân vật hàng đầu tại Việt Nam ủng hộ và kêu gọi dân chủ hóa đất nước.
“Đây là những thành viên cao cấp trong đảng đã ký,” ông nói về bản kiến nghị trực tuyến. “Vì vậy, dần dần chính phủ cũng sẽ chấp nhận các quan điểm trên”.
Steve Finch là một nhà báo tự do có trụ sở tại Bangkok. Các bài viết của ông đã đăng trên Washington Post, Foreign Policy, TIME, The Independent, Toronto Star và Bangkok Post và một số các tạp chí khác.
Steve Finch
Đặng Khương chuyển ngữ
Nguồn: Despite Crackdown on Dissent, Can Vietnam Reform? - The Diplomat
Đặng Khương chuyển ngữ
Việt Nam đang đứng trước ngã ba đường chính trị đầy mâu thuẫn. Ranh giới giữa các hoạt động được coi là có thể chấp nhận và bất hợp pháp còn vẫn khó xác định.
Ngay cả theo các tiêu chuẩn gần đây tại Việt Nam, bản án chung thân hôm thứ Hai vừa rồi đối với ông Phan Văn Thu quả là một bản án đầy khắc nghiệt.
Trong vòng một tháng qua, đây là vụ án bao gồm nhiều người liên quan đến cáo buộc lật đổ chính quyền tại nhà nước Cộng sản độc tài này, trong đó 21 người ủng hộ ông Thu đã bị tuyên các bản án từ 10 đến 17 năm tù giam, tiếp theo 5 năm quản chế tại địa phương.
Trong khi đó, giới trí thức, các nhà lãnh đạo tôn giáo và các nhân vật trong quân đội cũng như các quan chức trong đảng đã ký tên vào một bản kiến nghị trực tuyến kêu gọi sửa đổi hiến pháp, và yêu cầu các ngành hành pháp, lập pháp, và tư pháp (tòa án) được hoạt động độc lập và cho phép bầu cử đa đảng.
Sự hỗ trợ cho những thách thức đối với hiện trạng này đang được phát triển một cách đều đặn.
“Khi chúng tôi ký tên vào bản kiến nghị thì chúng tôi quyết định chấp nhận bất cứ điều gì có thể xảy ra”, luật gia Lê Hiếu Đằng nói. Ông cũng là một trong nhiều nhân vật bất đồng chính kiến hàng đầu tại Việt Nam đặt bút ký tên vào bản kiến nghị. Cho đến nay thì chưa có trở ngại gì [từ phía chính quyền], ông nói thêm.
Giữa các cuộc đàn áp những nhân vật bất đồng chính kiến, Việt Nam đang đứng ở ngã ba đường chính trị đầy mâu thuẫn. Ranh giới giữa các hoạt động được coi là có thể chấp nhận và bất hợp pháp vẫn còn khó xác định.
Trong khi đó, ông Thu và những người ủng hộ ông đã bị cáo buộc tội bí mật truyền bá thông tin nhằm lật đổ chính quyền, thì bản kiến nghị là một phản ứng với quá trình lấy ý kiến [hiến pháp] trong vòng ba tháng mà chính phủ đã kêu người dân đóng góp trong lần đề xuất thay đổi Hiến pháp 1992 tại Việt Nam.
Ông Đằng mô tả rằng sự kiện này là cơ hội để Việt Nam thay đổi chính trị kể từ ngày Liên Xô tan rã – đồng minh chính của Hà Nội lúc bấy giờ – và sau khi Bức tường Berlin sụp đổ.
“Khi chính phủ đang thu thập ý kiến công chúng thì đây là thời điểm tốt nhất để nói về dân chủ”, ông Đằng – đảng viên Đảng Cộng sản trong 40 năm qua – cho biết.
Nhưng liệu Việt Nam có bắt đầu quá trình cải cách chính trị có ý nghĩa này không?
Các nhà phê bình Đảng Cộng sản nói rằng những áp lực nội bộ từ bên trong và một phần nào đó đến từ những người ở hải ngoại –nghĩa là chính phủ phải tạo ra một cái gì đó hiện hữu khi bản hiến pháp sửa đổi được đưa ra phê duyệt, nhiều khả năng là sẽ diễn ra vào tháng Mười tới đây.
Gần đây những tiếng nói phê phán Đảng Cộng sản đã tăng cao chưa từng có, đặc biệt trong bối cảnh ngày càng có nhiều vụ bê bối tham nhũng liên quan đến các doanh nghiệp nhà nước và các mức chi tiêu quá mức của các quan chức chính phủ.
Mặc dù báo chí vẫn còn hạn chế – tương tự như những nhà hoạt động chính trị – phải hoạt động trong phạm vi hạn hẹp với hoàn cảnh khó khăn, nhưng báo chí thường xuyên ám chỉ đến việc ngày càng có nhiều người công khai không thừa nhận sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, và gần đây họ đã phải cố gắng thiết lập lại kỷ luật và kỷ cương.
Trong tháng Giêng vừa rồi, Vietweek, một ấn phẩm tiếng Anh của báo Than Niên, đã đăng những câu chuyện nhắm đến cục du lịch vì đã đưa ra những con số nghi ngờ về lượng du khách đến Việt Nam và thậm chí nhạo báng chính quyền trung ương đã thông qua các luật “phi lý” về quy định hành vi của các quan chức nhà nước.
Theo các quy định mới thì công chức ở Việt Nam bị cấm chơi gôn, không được uống bia vào giờ ăn trưa và không được phép dự tang lễ với hơn 30 vòng hoa.
“Nếu các quy định như vậy được soạn thảo chỉ để được trưng ra và không có cách nào để thi hành thì chúng sẽ trở thành một trò cười”, Sài Gòn Tiếp Thị viết trong một bài xã luận gần đây.
Trong khi đó một số các nhóm nhân quyền nói rằng Việt Nam hiện đang bị bỏ lại phía sau trong khu vực khi nói đến các quyền tự do chính trị và dân sự.
Theo Freedom House, trong năm 2010 Miến Điện từng được xếp hạng thấp hơn Việt Nam về dân chủ, nhưng kể từ đó “Miến Điện đã vượt qua Việt Nam khi nói đến các quyền chính trị”, bà Sarah Cook, nhà nghiên cứu cấp cao Đông Á có trụ sở Washington D.C. cho biết.
Trong khu vực ASEAN, chỉ có Lào là nước duy nhất có điểm kém tương đương như Việt Nam về quyền chính trị, và theo Freedom House, với hai nước láng giềng cộng sản này đều nhận được điểm thấp nhất mới mức bảy điểm, còn Miến Điện đã tiến bộ lên mức sáu điểm sau năm 2012.
Kể từ khi Miến Điện công bố quốc hội mới vào đầu năm 2011, họ đã thông qua những cải cách bao gồm cả quyền biểu tình, đình công, công đoàn và xuất bản tài liệu mà không cần phải bị kiểm duyệt trước khi công bố, ông Phil Robertson – Phó Giám đốc Human Rights Watch (Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Quốc tế) tại Châu Á nói. Cho đến nay vẫn không có quyền tự do như vậy tồn tại ở Việt Nam, tuy nhiên, HRW ghi nhận trong bản báo cáo hàng năm công bố hồi tuần trước rằng Việt Nam đã có “những bước thụt lùi” hồi năm ngoái.
“Ngày càng có nhiều công nhận trong giới chính phủ Việt Nam rằng trò chơi đã diễn xong và họ không còn có thể tiếp tục ẩn đằng sau Miến Điện nữa”, ông Robertson nói. “Liệu những nhận thức này có lần lượt dẫn đến những cải cách hay không thì hiện vẫn còn khó nói, nhưng chắc chắn rằng nếu có bất kỳ sự cải thiện nào đối với các quyền cơ bản trong quá trình cải cách hiến pháp thì Việt Nam sẽ cố gắng cho thế giới thấy rằng họ đang cải cách”.
Theo một số điều lệ sửa đổi mà họ đưa ra để lấy ý kiến công chúng trước ngày 31 tháng Ba thì hiến pháp mới của Việt Nam dự kiến sẽ đề cập nhiều đến các từ như dân chủ và nhân quyền, cũng như thêm vào một số quyền hạn của chủ tịch nước. Theo truyền thông nhà nước thì các điều lệ mới cũng có thể cho phép người dân thành lập các hiệp hội lao động và đình công.
Nhưng liệu bản hiến pháp mới có giúp Việt Nam xây dựng nền tảng chính trị vững vàng hơn hay không thì vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, cho đến nay thì có nhiều ý kiến lẫn lộn nhau.
Lê Quang Bình, Giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi trường và cũng là người ủng hỗ quyền của các nhóm thiểu số, cho biết hiện có nhiều dấu hiệu tích cực sau khi trao đổi ý kiến với các quan chức soạn thảo hiến pháp tại Hà Nội.
Ông Bình nói rằng sự tham gia đã diễn ra sâu rộng hơn so với bất kỳ sự kiện nào khác từ trước tới nay ở Việt Nam, và đây cũng cơ hội đầu tiên để công chúng có thể nói lên các ý kiến của họ về hiến pháp.
Việc lấy ý kiến về hiến pháp đúng ra thì cần phải có thời hạn dài hơn ba tháng, ông nói thêm, đặc biệt là khi việc này diễn ra trong kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng các quan chức soạn thảo hiến pháp đã có các cuộc thảo luận hồi tháng trước bàn về nhiều vấn đề nhạy cảm như vai trò của Đảng Cộng sản. “Tôi nghĩ rằng họ [Đảng Cộng sản] muốn lắng nghe ý kiến của mọi người”, ông cho biết thêm.
Các giới phê bình cảnh báo rằng bản hiến pháp sửa đổi ít nhiều sẽ như đinh đóng cột sau nhiều tháng soạn thảo cẩn thận trước khi được đưa ra cho công chúng vào ngày 01 tháng Một.
Luật gia Lê Hiếu Đằng, người đã tham gia cuộc họp với các thành viên trong nhóm soạn thảo hiến pháp hồi tháng trước, cho biết ông vẫn còn rất thận trọng, ít nhất là trong thời gian ngắn hạn.
Ông Đằng lưu ý rằng các quan chức soạn thảo hiến pháp được sự chỉ đạo chặt chẽ từ các cấp cao nhất trong Đảng Cộng sản, và ông cũng dự đoán chính phủ sẽ bỏ qua bản kiến nghị trực tuyến gần đây mà ông là một trong hàng nghìn người khác đã đặt bút ký.
Mặc dù về lâu dài, việc kêu gọi công chúng nói ý kiến của họ nghĩa là chúng không thể đảo ngược vấn đề được nữa, ông Đằng nói. Hiện có quá nhiều nhân vật hàng đầu tại Việt Nam ủng hộ và kêu gọi dân chủ hóa đất nước.
“Đây là những thành viên cao cấp trong đảng đã ký,” ông nói về bản kiến nghị trực tuyến. “Vì vậy, dần dần chính phủ cũng sẽ chấp nhận các quan điểm trên”.
Steve Finch là một nhà báo tự do có trụ sở tại Bangkok. Các bài viết của ông đã đăng trên Washington Post, Foreign Policy, TIME, The Independent, Toronto Star và Bangkok Post và một số các tạp chí khác.
Steve Finch
Đặng Khương chuyển ngữ
Nguồn: Despite Crackdown on Dissent, Can Vietnam Reform? - The Diplomat
Không có nhận xét nào