Hy vọng Xuân này sẽ mới!
Mỗi năm vào độ Xuân về, chúng ta dọn lòng đón chờ Tết đến mang theo những niềm vui cho năm mới. Xuân nào cũng là Xuân song năm nay, với những dấu hiệu đáng chú ý trong bối cảnh chính trị nước nhà, người Việt có quyền hy vọng rằng: Xuân này có thể sẽ khác những Xuân qua!
Với dân tộc Việt Nam, mùa Xuân đã từng là thời điểm của những trang sử hào hùng lẫn bi tráng. Hai mùa Xuân đáng nhớ là Xuân Kỷ Dậu (1789) Đại Đế Quang Trung với chiến thắng lẫy lừng dẹp tan quân xâm lăng từ phương Bắc, giành lại cho dân tộc ta một nền độc lập đáng tự hào. Và mùa Xuân Ất Mão (1975) với sự chấm dứt cuộc chiến tranh bom đạn tương tàn và tình trạng chia đôi lãnh thổ.
Nhưng sự thống nhất mặc nhiên của đất nước sau ngày 30/04/1975 đã không là khởi đầu cho một tương lai mới tốt đẹp như mùa Xuân chiến thắng đã có trong lịch sử.
Gần bốn thập niên qua, Việt Nam đã kinh qua nhiều thử thách cam go. Từ vị trí của mỗi thành phần dân tộc, chúng ta có những kinh nghiệm và cảm nhận khác nhau về bối cảnh đất nước ở mỗi giai đoạn. Bên thua trận có những nỗi nhục nhằn và vô số khổ đau, mất mát. Những tang thương đó chưa thật sự biến mất hoàn toàn. Và bên thắng trận nắm quyền lãnh đạo cả nước với niềm kiêu hãnh, song quá trình "cải tạo đất nước" cũng đã gây ra vô số thất bại và nỗi đau không che giấu được.
Song thời gian đã hòa nhập các thành phần dân tộc, từ vị trí sinh sống cho đến văn hóa, kinh tế, xã hội, v.v... Nước Việt Nam nay đã là một lãnh thổ thống nhất. Người Việt Nam đã dần dần hòa thành một khối thuần thành hơn. Tình trạng đất liền và biển cả bị phương Bắc xâm chiếm hiện nay đã trở thành mối lo chung. Mặt khác, 'làm sao để hóa giải tình trạng độc tài, tham ô và bất công' đã trở thành ưu tư chung cho người Việt ở trong và ngoài nước, không phân biệt thế hệ, xuất xứ và kể cả chính kiến. Điều còn đáng ưu tư hiện nay là làm sao xây dựng được một nền hòa bình thật sự trong lòng dân tộc -- không phân biệt Cộng sản hay Cộng hòa, ở trong nước hay ngoài nước.
Đoàn kết Quốc dân đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu cho đất nước. Nếu sự bất đồng chính kiến vẫn tiếp tục là một ngăn trở sâu đậm giữa đảng cầm quyền các thành phần dân tộc, thì vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia và xây dựng nhân quyền dân tộc sẽ không thể nào giải quyết được một cách tốt đẹp.
Đối với việc bảo vệ Tổ Quốc, kinh nghiệm lịch sử cho chúng ta thấy là dân tộc Việt chỉ thành công trong các cuộc chống xâm lăng khi toàn dân toàn quân kết chặt được thành một khối. Thiếu sự đoàn kết đó, dân tộc ta sẽ không có đủ sức mạnh để đối đầu với các cường lực xâm lăng một cách hiệu quả. Không những thế, sự chia rẽ còn là yếu tố tiêu cực mà ngoại bang có thể lợi dụng để phân hóa tiềm lực chống xâm lăng của dân tộc ta.
Hoàn cảnh lịch sử đã có nhiều oái ăm, nghịch lý. Sau năm 1975, nhà nước mới đã nhanh chóng gác lại hận thù và các mâu thuẫn chiến lược trong quá khứ để thiết lập bang giao thân thiện với toàn thể các nước thù nghịch trước kia. Nhưng cho đến nay, ranh giới "Quốc-Cộng" vẫn còn hiện diện trong các chính sách, chủ trương của đảng cầm quyền dưới một số hình thức và mức độ nào đó. Chính sách cai trị độc tài đồng thời cũng đã gây ra thêm mâu thuẫn mới giữa đảng cầm quyền và những người yêu chuộng dân chủ tự do.
Nói tóm lại, Việt Nam đã chấm dứt chiến tranh bom đạn và thống nhất lãnh thổ gần bốn thập niên song dân tộc vẫn chưa thực sự có hòa bình và tiến bộ như toàn thể người Việt hằng mong đợi.
Hòa bình không phải chỉ là ngưng tiếng bom, êm tiếng súng... mà phải là một tình trạng hài hòa trong cả tinh thần, tâm lý và tương quan giữa các thành phần liên hệ với cuộc chiến.
Hòa bình không phải là phía thua trận được phe thắng trận nới lỏng chính sách phân biệt đối xử, mà phải là một thực tế thông cảm, bao dung được thể hiện sâu xa trong mọi thái độ và hành động của nhà cầm quyền mới.
Trận chiến bom đạn đã ngưng nhưng cuộc chiến "Quốc-Cộng" vẫn âm ỉ đối chọi trong ý thức và thực tế. Khi cả hai phía không còn nhìn thấy nhu cầu để mặc cảm nữa, dù là tự ti hay tự tôn, cuộc chiến kéo dài này mới có thể chấm dứt thực sự được.
Sự phi lý của giai đoạn huynh đệ tương tàn đang biểu hiện rõ hơn mỗi ngày nhưng thực tế vẫn còn nhiều trở ngại tâm lý để có thể thẳng thắn nhìn nhận nó và có một thái độ làm hòa hợp lý.
Cùng lúc đó, cách nhìn và phản ứng của những người đương quyền lãnh đạo đối với tập thể bất đồng chính kiến vẫn chưa thể hiện sự hài hòa dân tộc và tôn trọng tinh thần dân chủ đúng nghĩa.
Với bối cảnh chính trị hiện nay, mâu thuẫn giữa đảng cầm quyền và các đoàn thể, nhân vật đối lập... có hóa giải được hay không, câu trả lời là ở những người đang nắm quyền lãnh đạo đất nước.
Xuân này có mới hay không là do ở chúng ta: Những người đang khát khao một mùa Xuân thực sự cho dân tộc và đất nước.
Hy vọng Xuân này sẽ mới!
Lâm Thế Nguyên (ĐVDVN)
Tác giả gửi đến VANGANH.INFO
Với dân tộc Việt Nam, mùa Xuân đã từng là thời điểm của những trang sử hào hùng lẫn bi tráng. Hai mùa Xuân đáng nhớ là Xuân Kỷ Dậu (1789) Đại Đế Quang Trung với chiến thắng lẫy lừng dẹp tan quân xâm lăng từ phương Bắc, giành lại cho dân tộc ta một nền độc lập đáng tự hào. Và mùa Xuân Ất Mão (1975) với sự chấm dứt cuộc chiến tranh bom đạn tương tàn và tình trạng chia đôi lãnh thổ.
Nhưng sự thống nhất mặc nhiên của đất nước sau ngày 30/04/1975 đã không là khởi đầu cho một tương lai mới tốt đẹp như mùa Xuân chiến thắng đã có trong lịch sử.
Gần bốn thập niên qua, Việt Nam đã kinh qua nhiều thử thách cam go. Từ vị trí của mỗi thành phần dân tộc, chúng ta có những kinh nghiệm và cảm nhận khác nhau về bối cảnh đất nước ở mỗi giai đoạn. Bên thua trận có những nỗi nhục nhằn và vô số khổ đau, mất mát. Những tang thương đó chưa thật sự biến mất hoàn toàn. Và bên thắng trận nắm quyền lãnh đạo cả nước với niềm kiêu hãnh, song quá trình "cải tạo đất nước" cũng đã gây ra vô số thất bại và nỗi đau không che giấu được.
Song thời gian đã hòa nhập các thành phần dân tộc, từ vị trí sinh sống cho đến văn hóa, kinh tế, xã hội, v.v... Nước Việt Nam nay đã là một lãnh thổ thống nhất. Người Việt Nam đã dần dần hòa thành một khối thuần thành hơn. Tình trạng đất liền và biển cả bị phương Bắc xâm chiếm hiện nay đã trở thành mối lo chung. Mặt khác, 'làm sao để hóa giải tình trạng độc tài, tham ô và bất công' đã trở thành ưu tư chung cho người Việt ở trong và ngoài nước, không phân biệt thế hệ, xuất xứ và kể cả chính kiến. Điều còn đáng ưu tư hiện nay là làm sao xây dựng được một nền hòa bình thật sự trong lòng dân tộc -- không phân biệt Cộng sản hay Cộng hòa, ở trong nước hay ngoài nước.
Đoàn kết Quốc dân đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu cho đất nước. Nếu sự bất đồng chính kiến vẫn tiếp tục là một ngăn trở sâu đậm giữa đảng cầm quyền các thành phần dân tộc, thì vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia và xây dựng nhân quyền dân tộc sẽ không thể nào giải quyết được một cách tốt đẹp.
Đối với việc bảo vệ Tổ Quốc, kinh nghiệm lịch sử cho chúng ta thấy là dân tộc Việt chỉ thành công trong các cuộc chống xâm lăng khi toàn dân toàn quân kết chặt được thành một khối. Thiếu sự đoàn kết đó, dân tộc ta sẽ không có đủ sức mạnh để đối đầu với các cường lực xâm lăng một cách hiệu quả. Không những thế, sự chia rẽ còn là yếu tố tiêu cực mà ngoại bang có thể lợi dụng để phân hóa tiềm lực chống xâm lăng của dân tộc ta.
Hoàn cảnh lịch sử đã có nhiều oái ăm, nghịch lý. Sau năm 1975, nhà nước mới đã nhanh chóng gác lại hận thù và các mâu thuẫn chiến lược trong quá khứ để thiết lập bang giao thân thiện với toàn thể các nước thù nghịch trước kia. Nhưng cho đến nay, ranh giới "Quốc-Cộng" vẫn còn hiện diện trong các chính sách, chủ trương của đảng cầm quyền dưới một số hình thức và mức độ nào đó. Chính sách cai trị độc tài đồng thời cũng đã gây ra thêm mâu thuẫn mới giữa đảng cầm quyền và những người yêu chuộng dân chủ tự do.
Nói tóm lại, Việt Nam đã chấm dứt chiến tranh bom đạn và thống nhất lãnh thổ gần bốn thập niên song dân tộc vẫn chưa thực sự có hòa bình và tiến bộ như toàn thể người Việt hằng mong đợi.
Hòa bình không phải chỉ là ngưng tiếng bom, êm tiếng súng... mà phải là một tình trạng hài hòa trong cả tinh thần, tâm lý và tương quan giữa các thành phần liên hệ với cuộc chiến.
Hòa bình không phải là phía thua trận được phe thắng trận nới lỏng chính sách phân biệt đối xử, mà phải là một thực tế thông cảm, bao dung được thể hiện sâu xa trong mọi thái độ và hành động của nhà cầm quyền mới.
Trận chiến bom đạn đã ngưng nhưng cuộc chiến "Quốc-Cộng" vẫn âm ỉ đối chọi trong ý thức và thực tế. Khi cả hai phía không còn nhìn thấy nhu cầu để mặc cảm nữa, dù là tự ti hay tự tôn, cuộc chiến kéo dài này mới có thể chấm dứt thực sự được.
Sự phi lý của giai đoạn huynh đệ tương tàn đang biểu hiện rõ hơn mỗi ngày nhưng thực tế vẫn còn nhiều trở ngại tâm lý để có thể thẳng thắn nhìn nhận nó và có một thái độ làm hòa hợp lý.
Cùng lúc đó, cách nhìn và phản ứng của những người đương quyền lãnh đạo đối với tập thể bất đồng chính kiến vẫn chưa thể hiện sự hài hòa dân tộc và tôn trọng tinh thần dân chủ đúng nghĩa.
Với bối cảnh chính trị hiện nay, mâu thuẫn giữa đảng cầm quyền và các đoàn thể, nhân vật đối lập... có hóa giải được hay không, câu trả lời là ở những người đang nắm quyền lãnh đạo đất nước.
Xuân này có mới hay không là do ở chúng ta: Những người đang khát khao một mùa Xuân thực sự cho dân tộc và đất nước.
Hy vọng Xuân này sẽ mới!
Lâm Thế Nguyên (ĐVDVN)
Tác giả gửi đến VANGANH.INFO
Không có nhận xét nào