Brunei chủ tịch ASEAN : Trung Quốc khó lòng o ép như đối với Cam Bốt
Arnaud Dubus / Trọng Nghĩa
Năm nay 2013, Brunei chính thức thay Cam Bốt giữ chức chủ tịch ASEAN. Thời kỳ Cam Bốt nắm quyền lãnh đạo Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã diễn ra một cách rất tệ hại cho toàn khối, vì Phnom Penh đã thẳng thừng chiều theo quan điểm của Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông. Theo thông tín viên Arnaud Dubus phụ trách khu vực Đông Nam Á, dù là một nước tí hon, lại có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc, nhưng Brunei sẽ không quỵ lụy Bắc Kinh như Phnom Penh đã làm trong năm vừa qua.
Từ tháng Giêng năm nay 2013, Brunei chính thức lên thay Cam Bốt giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN. Thời kỳ Cam Bốt nắm quyền lãnh đạo Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã diễn ra một cách rất tệ hại cho toàn khối, mà ví dụ điển hình là sự kiện các quốc gia ASEAN đã không công bố được một thông cáo chung nhân Hội nghị Ngoại trưởng vào tháng 7/2012 tại Phnom Penh.
Thất bại đó bắt nguồn từ việc Cam Bốt thẳng thừng chiều theo quan điểm của Trung Quốc trên vấn đề căng thẳng ở Biển Đông.Câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu việc Brunei - quốc gia nhỏ bé, và ít dân cư nhất trong số các nước Đông Nam Á - lên giữ chức chủ tịch có mang lại thay đổi gì hay không ?
Theo thông tín viên Arnaud Dubus phụ trách khu vực Đông Nam Á, dù là một nước tí hon, lại có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc, nhưng Brunei sẽ không quỵ lụy Bắc Kinh như Phnom Penh đã làm trong năm vừa qua. Đánh giá về khả năng Brunei có thể vãn hồi tình hình trong khối ASEAN vốn đã bị nhiệm kỳ chủ tịch của Cam Bốt làm xấu đi đáng kể, Arnaud Dubus có nhận xét tương đối lạc quan :
Arnaud Dubus : Phải nói trước hết là khó có nước nào có thể làm tệ hơn Cam Bốt trong vai trò chủ tịch ASEAN. Trong lịch sử của mình, chưa bao giờ Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á bị suy yếu đi như thế vì lập trường 100% đi theo Trung Quốc của Phnom Penh.
Tình hình chắc chắn sẽ khác hơn đối với Brunei, một trong những nước cũng có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Trung Quốc, cùng với Việt Nam, Philippines và Malaysia. Dĩ nhiên là Brunei không năng động như Hà Nội hay Manila trên vấn đề này, nhưng Brunei đã ủng hộ việc thành lập một bộ quy tắc ứng xử chung mang tính chất răng buộc trong vùng biển có tranh chấp.
Tuy nhiên, sự năng động của Brunei trên hồ sơ tranh chấp Biển Đông trong giai đoạn họ làm chủ tịch có thể bị giới hạn do các quan hệ kinh tế quan trọng mà Bandar Seri Begawan muốn duy trì với Bắc Kinh.
Bắc Kinh là khách hàng rất quan trọng mua khí đốt và dầu hỏa mà Brunei khai thác ngoài khơi của mình. Đây là một yếu tố quan trọng vì năng lượng chiếm đến 90% xuất khẩu của tiểu vương quốc này.
Song song với xuất khẩu, hàng lượng hàng Brunei nhập khẩu từ Trung Quốc cũng gia tăng mạnh mẽ trong thời gian gần đây, và kim ngạch thương mại song phương Trung Quốc-Brunei đã lên đến 1,3 tỷ đô la trong năm 2011. Những tập đoàn lớn của Trung Quốc đã đầu tư vào các đề án khai thác dầu khí hay lọc dầu ở Brunei.
Tóm lại, ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc rất lớn đối với Brunei, đúng vào lúc mà đất nước này chuần bị đối phó với một viễn cảnh kinh tế không sáng sủa khi mà trữ lượng dầu khí của họ có nguy cơ cạn kiệt.
Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là Brunei sẽ tuân theo các chỉ thị của Trung Quốc.
RFI : Brunei là quốc gia nhỏ bé nhất ASEAN, cho dù đó là một nước tương đối giàu có nếu tính trên thu nhập bình quân theo đầu người. Nhưng trên hồ sơ tranh chấp chủ quyền ngoài Biển Đông, liệu tình hình rắc rối hiện nay sẽ vượt quá tầm kiểm soát của Brunei ?
Arnaud Dubus : Dĩ nhiên là Brunei không phải là một thành viên nặng ký của ASEAN, không chỉ là vì dân số quá ít – không đầy 400.000 dân - mà còn là vì Brunei không phải là nước sáng lập khối Đông Nam Á, họ chỉ gia nhập ASEAN vào năm 1984, tức là 17 năm sau khi Hiệp hội được thành lập.
Tuy nhiên, nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên của Brunei này có thể là một cơ hội để tiểu vương quốc này khẳng định thế đứng của mình một cách mạnh mẽ hơn trong khu vực. Đây là một cơ hội lý tưởng cho Brunei vì nhiệm kỳ chủ tịch của Cam Bốt trước đó đã có kết quả quá tồi tệ.
Quốc vương Brunei, người đứng đầu một chế độ quân chủ chuyên chế duy nhất trong vùng, cần chứng tỏ uy tín chính trị của ông, không những đối với dân chúng Brunei, mà cả đối với khu vực.
Ngoài ra, cũng cần phải ghi nhận rằng cho dù quan hệ kinh tế Brunei - Trung Quốc rất chặt chẽ, nhưng đó không phải là một sự thống trị kinh tế của Bắc Kinh như đối với Cam Bốt, nước đã được hưởng rất nhiều khoản tín dụng đặc biệt ưu đãi và những khoản tiền cho không của Trung Quốc.
Hiện đã có nhiều dấu hiệu rất đáng khích lệ. Khi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang viếng thăm Brunei vào tháng 11 năm ngoái (2012), quốc vương Brunei đã khẳng định trở lại hậu thuẫn của ông đối với bản Tuyên bố Ứng xử ở Biển Đông (DOC) mà ASEAN và Trung Quốc đã ký năm 2002, cũng như đối với một bộ Quy tắc ứng xử trong vùng.
Bandar Seri Begawan do đó hoàn toàn có thể là sẽ đưa ra bàn bạc trở lại vấn đề thiết lập bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc ở Biển Đông, điều mà Hà Nội và Jakarta đã từng làm trước nhiệm kỳ chủ tịch của Phnom Penh.
RFI : Trung Quốc sẽ phải xử sự như thế nào với Brunei khi mà Tiểu vương quốc này đã làm chủ tịch ASEAN ?
Arnaud Dubus : Rõ ràng là Bắc Kinh không thể chờ đợi việc Brunei đóng vai người thừa lệnh như Cam Bốt đã làm vào năm ngoái. Vì vậy, Trung Quốc sẽ phải vận động để gây áp lực một cách khéo léo, chứ không thể nào thẳng tay đối với Brunei, vì những quốc gia khác, nhất là Việt Nam, Philippines sẽ có phản ứng. Nhất là khi những bài học rút ra từ nhiệm kỳ chủ tịch của Phnom Penh vẫn còn in đậm trong tâm trí mọi người.
Cũng phải ghi nhận rằng dù Brunei nhỏ bé, nhưng nước này lại nằm trong một thực thể rộng lớn hơn của khu vực văn hóa, ngôn ngữ Mã Lai, trải rộng từ Malaysia, Indonesia cho đến miền Nam Philippines. Bandar Seri Begawan có thể dựa vào hậu thuẫn của Jakarta chẳng hạn, nếu Trung Quốc gây sức ép quá đáng. Cần phải nhớ là quan hệ Trung Quốc - Indonesia chưa bao giờ đằm thắm hoàn toàn.
Tuy nhiên có một dấu hiệu đáng ngại là dường như chưa có một cuộc hội ý nào trong nội bộ ASEAN về cách thức tránh lập lại thất bại tháng 7/2012, cũng như phương thức giúp đỡ Brunei trong nhiệm vụ khó khăn của mình. Và cũng như thường khi với ASEAN, rất có thể khối nước này lại để lâm vào tình trạng « tùy cơ ứng biến ».
Theo RFI
Logo của ASEAN 2013 tại Brunei |
Từ tháng Giêng năm nay 2013, Brunei chính thức lên thay Cam Bốt giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN. Thời kỳ Cam Bốt nắm quyền lãnh đạo Hiệp hội các nước Đông Nam Á đã diễn ra một cách rất tệ hại cho toàn khối, mà ví dụ điển hình là sự kiện các quốc gia ASEAN đã không công bố được một thông cáo chung nhân Hội nghị Ngoại trưởng vào tháng 7/2012 tại Phnom Penh.
Thất bại đó bắt nguồn từ việc Cam Bốt thẳng thừng chiều theo quan điểm của Trung Quốc trên vấn đề căng thẳng ở Biển Đông.Câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu việc Brunei - quốc gia nhỏ bé, và ít dân cư nhất trong số các nước Đông Nam Á - lên giữ chức chủ tịch có mang lại thay đổi gì hay không ?
Thông tín viên Arnaud Dubus tại Bangkok 10/02/2013 by Trọng Nghĩa |
Arnaud Dubus : Phải nói trước hết là khó có nước nào có thể làm tệ hơn Cam Bốt trong vai trò chủ tịch ASEAN. Trong lịch sử của mình, chưa bao giờ Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á bị suy yếu đi như thế vì lập trường 100% đi theo Trung Quốc của Phnom Penh.
Tình hình chắc chắn sẽ khác hơn đối với Brunei, một trong những nước cũng có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Trung Quốc, cùng với Việt Nam, Philippines và Malaysia. Dĩ nhiên là Brunei không năng động như Hà Nội hay Manila trên vấn đề này, nhưng Brunei đã ủng hộ việc thành lập một bộ quy tắc ứng xử chung mang tính chất răng buộc trong vùng biển có tranh chấp.
Tuy nhiên, sự năng động của Brunei trên hồ sơ tranh chấp Biển Đông trong giai đoạn họ làm chủ tịch có thể bị giới hạn do các quan hệ kinh tế quan trọng mà Bandar Seri Begawan muốn duy trì với Bắc Kinh.
Bắc Kinh là khách hàng rất quan trọng mua khí đốt và dầu hỏa mà Brunei khai thác ngoài khơi của mình. Đây là một yếu tố quan trọng vì năng lượng chiếm đến 90% xuất khẩu của tiểu vương quốc này.
Song song với xuất khẩu, hàng lượng hàng Brunei nhập khẩu từ Trung Quốc cũng gia tăng mạnh mẽ trong thời gian gần đây, và kim ngạch thương mại song phương Trung Quốc-Brunei đã lên đến 1,3 tỷ đô la trong năm 2011. Những tập đoàn lớn của Trung Quốc đã đầu tư vào các đề án khai thác dầu khí hay lọc dầu ở Brunei.
Tóm lại, ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc rất lớn đối với Brunei, đúng vào lúc mà đất nước này chuần bị đối phó với một viễn cảnh kinh tế không sáng sủa khi mà trữ lượng dầu khí của họ có nguy cơ cạn kiệt.
Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là Brunei sẽ tuân theo các chỉ thị của Trung Quốc.
RFI : Brunei là quốc gia nhỏ bé nhất ASEAN, cho dù đó là một nước tương đối giàu có nếu tính trên thu nhập bình quân theo đầu người. Nhưng trên hồ sơ tranh chấp chủ quyền ngoài Biển Đông, liệu tình hình rắc rối hiện nay sẽ vượt quá tầm kiểm soát của Brunei ?
Arnaud Dubus : Dĩ nhiên là Brunei không phải là một thành viên nặng ký của ASEAN, không chỉ là vì dân số quá ít – không đầy 400.000 dân - mà còn là vì Brunei không phải là nước sáng lập khối Đông Nam Á, họ chỉ gia nhập ASEAN vào năm 1984, tức là 17 năm sau khi Hiệp hội được thành lập.
Tuy nhiên, nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên của Brunei này có thể là một cơ hội để tiểu vương quốc này khẳng định thế đứng của mình một cách mạnh mẽ hơn trong khu vực. Đây là một cơ hội lý tưởng cho Brunei vì nhiệm kỳ chủ tịch của Cam Bốt trước đó đã có kết quả quá tồi tệ.
Quốc vương Brunei, người đứng đầu một chế độ quân chủ chuyên chế duy nhất trong vùng, cần chứng tỏ uy tín chính trị của ông, không những đối với dân chúng Brunei, mà cả đối với khu vực.
Ngoài ra, cũng cần phải ghi nhận rằng cho dù quan hệ kinh tế Brunei - Trung Quốc rất chặt chẽ, nhưng đó không phải là một sự thống trị kinh tế của Bắc Kinh như đối với Cam Bốt, nước đã được hưởng rất nhiều khoản tín dụng đặc biệt ưu đãi và những khoản tiền cho không của Trung Quốc.
Hiện đã có nhiều dấu hiệu rất đáng khích lệ. Khi Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang viếng thăm Brunei vào tháng 11 năm ngoái (2012), quốc vương Brunei đã khẳng định trở lại hậu thuẫn của ông đối với bản Tuyên bố Ứng xử ở Biển Đông (DOC) mà ASEAN và Trung Quốc đã ký năm 2002, cũng như đối với một bộ Quy tắc ứng xử trong vùng.
Bandar Seri Begawan do đó hoàn toàn có thể là sẽ đưa ra bàn bạc trở lại vấn đề thiết lập bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc ở Biển Đông, điều mà Hà Nội và Jakarta đã từng làm trước nhiệm kỳ chủ tịch của Phnom Penh.
RFI : Trung Quốc sẽ phải xử sự như thế nào với Brunei khi mà Tiểu vương quốc này đã làm chủ tịch ASEAN ?
Arnaud Dubus : Rõ ràng là Bắc Kinh không thể chờ đợi việc Brunei đóng vai người thừa lệnh như Cam Bốt đã làm vào năm ngoái. Vì vậy, Trung Quốc sẽ phải vận động để gây áp lực một cách khéo léo, chứ không thể nào thẳng tay đối với Brunei, vì những quốc gia khác, nhất là Việt Nam, Philippines sẽ có phản ứng. Nhất là khi những bài học rút ra từ nhiệm kỳ chủ tịch của Phnom Penh vẫn còn in đậm trong tâm trí mọi người.
Cũng phải ghi nhận rằng dù Brunei nhỏ bé, nhưng nước này lại nằm trong một thực thể rộng lớn hơn của khu vực văn hóa, ngôn ngữ Mã Lai, trải rộng từ Malaysia, Indonesia cho đến miền Nam Philippines. Bandar Seri Begawan có thể dựa vào hậu thuẫn của Jakarta chẳng hạn, nếu Trung Quốc gây sức ép quá đáng. Cần phải nhớ là quan hệ Trung Quốc - Indonesia chưa bao giờ đằm thắm hoàn toàn.
Tuy nhiên có một dấu hiệu đáng ngại là dường như chưa có một cuộc hội ý nào trong nội bộ ASEAN về cách thức tránh lập lại thất bại tháng 7/2012, cũng như phương thức giúp đỡ Brunei trong nhiệm vụ khó khăn của mình. Và cũng như thường khi với ASEAN, rất có thể khối nước này lại để lâm vào tình trạng « tùy cơ ứng biến ».
Theo RFI
Không có nhận xét nào