Header Ads

  • Tin Mới Nhất

    Tại Sao Vấn Đề Cải Tổ Chính Trị Lại Tránh Né Trung Quốc?

    Jonathan Levine

    Kể từ khi Ông John Winthrop phát hành cuốn sách “Thành Phố Trên Đồi” (City on a Hill), người dân Hoa Kỳ đã trở nên quen thuộc với những nhà lãnh đạo quốc gia thường xuyên ca ngợi sự vĩ đại đặc biệt của Hoa Kỳ. Ngay cả trong khi những nhà lãnh đạo hiện nay xem ra phải chạy lung tung để lo đối phó từ cuộc khủng hoảng này sang cuộc khủng hoảng kế tiếp, sự ngụ ý của những hình ảnh này vẫn còn có nhiều sự thật. Những đợt bầu cử liên tục và những sự chuyển tiếp lãnh đạo một cách ôn hòa là một thứ mà hầu hết người dân Hoa Kỳ đã quen và không biết giá trị đúng mức của nó, nhưng thật sự đó là một thành quả ngoạn muc mà đa số những quốc gia khác không được biết tới. Sự quan trọng của những định chế trưởng thành để bảo đảm sự phát triển bền vững được phơi bầy rõ ràng tại Trung Quốc hơn bất cứ nơi nào khác. Sự thất bại của những định chế này tạo ra một thử thách to lớn nhất cho Đảng Cộng Sản đang cai trị Trung Quốc.

    Bức tượng của ông Đặng Tiểu Bình. Nguồn: National Interest

    Sự chuyển giao quyền lực lần thứ hai không đổ máu thành công phần lớn nhờ vào sự phát triển của những định chế chính trị ở Trung Quốc. Từ tình trạng xáo động của thời đại Mao Trạch Đông, những sự chuyển tiếp có vẻ tiên đoán được nhưng không vững vàng. Sự thành công trong một số lãnh vực chỉ làm nổi bật những thất bại rành rành ở những nơi khác. Trong bài diễn văn từ biệt tại Đại Hội Đảng thứ 18, Thủ Tướng sắp ra đi Ôn Gia Bảo đã nói (như nhiều lần trước đây) về sự cần thiết hiện nay của việc cải tổ chính trị.

    Vì ông Đặng Tiểu Bình đã mở đầu một thời đại cải tổ kinh tế lịch sử tại Trung Quốc, những nhà lãnh đạo mới cũng phải đi tiên phong về chính trị -- hoặc là chịu rủi ro về những hậu quả khốc liệt. Tuy nhiên bất cứ cải tổ nào không bao giờ dễ dàng. Ngay cả đối với Ông Đặng Tiểu Bình, một vị anh hùng của cách mạng Trung Quốc với sự lãnh đạo chính thống không có nghi vấn nào cả, việc cải tổ kinh tế là một cuộc tranh đấu không ngừng. Trong 15 năm sau cùng của cuộc đời, ông phải chiến đấu chống lại những đối phương phản động muốn làm hại những cố gắng của ông. Chỉ có sức mạnh về ý chí của ông đã nuôi dưỡng hạt giống của một nước Trung Hoa hiện đại và xây dựng nền tảng cho một quốc gia mà chúng ta biết ngày nay.

    Một cuộc cải tổ chính trị thật sự hầu như sẽ đòi hỏi một cố gắng mạnh mẽ hơn thế. Cải tổ kinh tế cho phép những người chủ trương cải tổ trở nên giầu có hơn, nhưng cải tổ chính trị làm cho những người chủ trương trở nên lỗi thời. Ngày nay không có ai như ông Đặng Tiểu Bình và khi sức mạnh của những cá nhân giảm bớt, nó không được thay thế bởi một quyền lực có cùng một trình độ tương xứng do những định chế đào tạo. Trong lịch sử, sự thay đổi ở Trung Quốc luôn luôn là tầm nhìn của những cá nhân có uy thế lớn, hoặc là những vị hoàng đế trong thời kỳ đế quốc của quá khứ, những ông tướng quốc gia đánh giặc như Ông Tưởng Giới Thạch hoặc là những lãnh tụ Cộng Sản vĩ đại như Ông Mao Trạch Đông. Ngày nay không có những người này trong giới lãnh đạo Trung Quốc và những định chế hướng dẫn những người nhỏ bé hơn như ở Tây Phương không cung cấp đủ che chở cho họ về mặt chính trị.

    Vào giai đoạn đầu của sự nghiệp, Đức Hồng Y Richelieu, vị bộ trưởng nổi tiếng đầu tiên của Vua Pháp Louis XIII và là một trong những nhà kiến trúc của chính trị dựa trên căn bản “quyền lợi quốc gia” đã dùng Ông Francois Le Clerc du Tremblay, một nhà tu thuộc dòng Franciscan, làm cố vấn. Ông thầy dòng yên lặng và khiêm tốn này phát triển một quan hệ cá nhân gần gũi với Đức Hồng Y. Do đó ông thầy dòng Tremblay có biệt hiệu là “Eminence Grise” [eminence là giáo chủ; grise là mầu xám] – áo choàng của thầy tu dòng Franciscan cũng được đặt tên như vậy. Biệt hiệu của thầy dòng xâm nhập vào tự điển và có nghĩa là bất cứ ai có ảnh hưởng làm việc bí mật đàng sau những trung tâm quyền lực chính thức. Ngày nay, những định chế yếu ớt của Trung Quốc truyền lại không phải chỉ một mà tới vài chục quân sư (Eminence Grise).

    Vào tháng 11 vừa qua, tờ báo New York Times đã trình bầy một biểu đồ tác động qua lại khá thú vị (2). Biểu đồ này cho thấy vấn đề bằng phương pháp tượng hình. Quyền lực của những cá nhân tại Trung Quốc giảm mỗi lần có thế hệ lãnh đạo mới. Thay vì tập trung vào văn phòng của những nhân vật lãnh đạo này, quyền hành lại được ủy thác và phân tán ra tất cả những người này. Ngày càng có nhiều nhiều đảng viên già về hưu, mỗi người có những quyền lợi cá nhân và cái tôi. Họ sử dụng thế lực của họ từ hậu trường. Ông Tập Cận Bình, cũng như Ông Hồ Cẩm Đào người tiền nhiệm, sẽ phải cai trị theo sự đồng thuận không phải chỉ với Ban Thường Trực hiện nay, mà còn với tất cả những thành viên của những Ban Thường Trực trước ẩn náu ở phía sau. Ngoại trừ một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, làm cho đoàn xiệc gồm những tiểu hoàng đế hài lòng sẽ tạo ra sự trì trệ ghê gớm. Sự trì trệ này hầu như chắc chắn sẽ bóp chết cuộc cải tổ chính trị từ trên xuống trong một tương lai gần có thể thấy trước được.

    Người ta nói rằng Ông Đặng Tiểu Bình đã riêng tư gọi Ông Mikhai Gorbachev là một kẻ ngu đần. Ông Đặng Tiểu Bình lập luận rằng chương trình minh bạch hóa (Glasnost) của Ông Gorbachev là liều lĩnh một cách dại dột và nguy hiểm vì đã không hoàn tất tái cấu trúc kinh tế toàn bộ trước hết. Trong sự sáng sáng suốt của một người già có một cái gì hơn là sự thật nhỏ bé.

    Trong thập niên 1990, hàng triệu công nhân bị cho nghỉ việc khi Thủ Tướng Chu Dung Cơ (Zhu Rongji) bắt đầu thực hiện cuộc tái cấu trúc đầu tiên các doanh nghiệp nhà nước đang hấp hối. Không dễ để chuyển đổi một nền kinh tế chỉ huy sang một nền kinh tế thị trường. Môt hệ thống khế ước xã hội bảo đảm việc làm của Ông Mao Trạch Đông được gọi là “bát cơm sắt” (iron rice bowl), yếu đuối và vô hiệu quả trầm trọng, đã bị hủy bỏ. Sự bình đẳng về nghèo đói trong 30 năm của Trung Quốc được thay thế bẳng sự tham lợi và phú quí. Trong khi tại những nước dân chủ hơn, những cuộc phản đối bạo lực ở ngoài dường và những viên chức theo phái mị dân được bầu lên có thể làm hỏng chương trình cải tổ khó khăn, nhưng sự cấm đoán tự do phát biểu tại Trung Quốc đã bảo đảm sự hoàn tất của những cải tổ và sự liên tục của lãnh đạo.

    Để vấn đề đạo đức qua một bên, việc chuyển tiếp kinh tế tại Trung Quốc đã tiếp diễn một cách trôi chảy hơn những xã hội hậu Cộng Sản khác. Sự nguy hiểm ngày nay là Trung Quốc sẽ không hoàn tất phương trình mà Ông Đặng Tiểu Bình đã hình dung. Ở thời điểm nào Trung Quốc sẽ sẳn sàng cho cuộc cải tổ chính trị? Một cách tự nhiên đây không thể là một câu hỏi, nhưng rửi ro của một cuộc cải tổ chính trị quá sớm ngày càng xem ra ít hơn so với rủi ro của một cuộc cải tổ chậm trễ. Dân Trung Quốc muốn biết liệu những nhà lãnh đạo của họ đang trì hoãn vì Trung Quốc chưa sẵn sàng – hay Đảng Cộng Sản chưa sẵn sàng.

    Sự trễ nải xẩy ra đúng ngay lúc mà những cuộc cải tổ nguy kịch trở nên cần thiết hơn. Những chính sách trì hoãn quyết định để hi vọng vấn đề sẽ qua đi của Ông Hồ Cẩm Đào sẽ không thể kéo dài thêm một thập niên nữa. Internet, và đặc biệt là sự phát triển tuyệt vời của Weibo (một sản phẩm của Trung Quốc giống như Twitter), đã giúp cho những thường dân Trung Quốc một khả năng chưa từng có để tố giác những hành vi phi pháp của những viên chức trong chánh quyền. Trong trường hợp không có một đảng thứ hai, phương cách đặc thù này đã chứng tỏ là một cách chữa trị có khả năng nhất đối với tai họa tham nhũng kinh niên trong giới chức chính quyền.

    Nhưng Đảng Cộng Sản đã thực hiện những biện pháp để giới hạn những công dân sử dụng Internet. Có những luật lệ mới đòi hỏi họ phải ghi danh với tên thật với Weibo và chánh quyền đã gia tăng mạnh mẽ việc kiểm duyệt toàn bộ Internet. (Đặc biệt, dịch vụ Gmail của Google, trong khi không bị ngăn chặn, nhưng đã trở nên khó sử dụng tại Trung Quốc đến nỗi tác giả thỉnh thoảng phải cần trên 10 phút để gửi những điện thư).

    Tại một cuộc họp báo vào tháng 1, 2003, Thủ Tướng lúc đó Chu Dung Cơ được hỏi là khi nào Trung Quốc trù tính mở rộng những cuộc bầu cử trực tiếp thành công với nhiều ứng cử viên ở cấp thấp nhất của hệ thống chính trị tới những cấp bang, tỉnh và quốc gia. Ông trả lời: “Càng sớm càng tốt.”

    Mười năm sau, Trung Quốc vẫn còn chờ đợi. Mỗi năm cách biệt lợi tức (thu nhập) gia tăng, những tai nạn ảnh hưởng đến đại chúng nhiều hơn và tham nhũng lại phát triển thêm. Gần đây, một nhóm những nhà trí thức Trung Quốc nổi tiếng đã cảnh báo nhà nước trong một thỉnh nguyện thư mạnh bạo và công khai rằng cuộc cách mạng bạo lực có thể xẩy ra nếu không tiến hành sớm cuộc cải tổ chính trị đã bị đình trệ lâu nay. Dù sao, hồi chuông báo động của nhóm trí thức này rất bảo thủ. Những cuộc thử nghiệm cấp tiến về chủ nghĩa tư bản nhà nước đã đạt được nhiều kết quả lớn lao trong nhiều năm qua, nhưng nếu cải tổ [chinh tri] tiếp tục bị tránh né, tương lai sẽ ảm đạm.

    Nguyễn Quốc Khải chuyển ngữ


    Nguồn: Why Reform Eludes China - National Interest

    Chú thích:

    (1) Chú thích của người dịch.

    (2) Biểu đồ trình bầy số lãnh tụ có ảnh hưởng ngày càng nhiều tại Trung Quốc:
    http://www.nytimes.com/interactive/2012/11/14/world/asia/the-politburos-growing-number-of-influential-leaders.html

    Về tác giả: Ông Johnathan Levin là một giảng viên về nghiên cứu Hoa Kỳ và Anh ngữ của Đại Học Tsinghua tại Bắc Kinh và một phân tách gia tại Wikistrat, một nhóm tham vấn về chiến lược địa lý. Liên lạc qua Twitter tại @levineJonathan.

    Về người dịch: Ông Nguyễn Quốc Khải nguyên là tham vấn và chuyên viên kinh tế tại Ngân Hàng Thế Giới (World Bank). Ông cũng là cựu tham vấn của Đài Phát Thanh Á Châu Tự Do, cựu giáo sư thỉnh giảng tại Johns Hopkins University và cựu phó giảng viên tại University of Florida.

    Không có nhận xét nào

    Post Top Ad

    ad728

    Post Bottom Ad

    ad728