Người Việt dùng nhiều hình thức để bày tỏ sự chống đối Trung Quốc
Marianne Brown
HÀ NỘI — Trong lúc đối mặt với sự hạn chế ngày càng tăng của nhà cầm quyền Việt Nam đối với tự do ngôn luận, những người biểu tình chống Trung Quốc đang tìm kiếm nhiều phương thức khác nhau để bày tỏ quan điểm của mình.
Trong lúc các tin tức về áo ngực độc và táo độc của Trung Quốc tràn ngập trên các cơ quan truyền thông ở Việt Nam, nhiều người đã tránh không mua các mặt hàng do Trung Quốc sản xuất. Tuy nhiên, một số người đã nâng việc này lên một mức cao hơn và đang dùng sự lựa chọn của người tiêu thụ như một cách để bày tỏ quan điểm chính trị.
Ông Paulo Nguyễn Thành quản lý trang mạng 'No China Shop' để các nhà sản xuất có uy tín ở địa phương rao bán nhiều loại sản phẩm làm trong nước, từ bóp xách tay cho tới rau trái hữu cơ. Ông Thành cho biết ông có hai loại khách hàng: những người quan tâm tới ảnh hưởng của các mặt hàng kém chất lượng và những người muốn bày tỏ lòng yêu nước.
Ông Thành nói rằng trang mạng độc đáo này được nhiều người ưa chuộng và chỉ trong hai ngày trang này đã bán được khoảng 4.000 sản phẩm.
Ông Thành cho biết: "... Hiện tại hàng Trung Quốc chiếm hết 90... 95% thị trường ở Việt Nam, mà trong đó lẫn lộn rất nhiều hàng độc hại, và ảnh hưởng đến sức khỏe của rất nhiều người thì xu hướng càng ngày người ta càng tẩy chay hàng Trung Quốc, nhưng mà cuối cùng người ta không có một giải pháp thay thế hàng Trung Quốc vì đi đâu mua cũng đụng hàng Trung Quốc"
Một trong những mặt hàng mới nhất được bán trên trang mạng của ông Thanh là phong bao lì xì.
Bên cạnh những lời chúc truyền thống, phong bao này còn in bản đồ Việt Nam với hàng chữ 'Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam'.
Ông Thành là một trong những người đã tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc hồi tháng 6.
"Tại vì nó xuất phát từ cái việc mà em đi siêu thị và em đi những nơi khác em đi vòng vòng mua hàng thì em thấy phong bao lì xì hình như là 99% là nhập từ Trung Quốc mà chưa nói vấn đề là sản phẩm của Trung Quốc, mà mình nói tới vấn đề là cái Tết dù sao là Tết ở Việt Nam thì những thông điệp ghi trên bao lì xì tối thiểu thì phải ghi bằng tiếng Việt chứ không phải ghi bằng tiếng Tàu, không phải ghi bằng tiếng Trung Quốc, em thấy một cái cách nào đó hình như một phong bao lì xì mà mình cũng phải lệ thuộc vào Trung Quốc, phải nhập từ Trung Quốc mà còn phải bị luôn vấn đề là bị ghi chữ Trung Quốc trên đó nữa, thì nó mất hết hoàn toàn ý nghĩa của Tết Việt Nam."
Ông Jonathan London, một chuyên gia về Việt Nam của Đại học Thành phố Hồng Kông, cho biết sự than phiền về việc Trung Quốc phá hoại kinh tế Việt Nam đã có từ cả nghìn năm rồi, nhưng phong trào tẩy chay hàng Trung Quốc hồi gần đây một phần là phát xuất từ chính sách ngoại giao hung hãn của Bắc Kinh.
Trong vài tháng qua, nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt giữ những người biểu tình tại một cuộc mít tinh chống Trung Quốc, bỏ tù 13 nhà hoạt động Thiên chúa giáo và bắt giam luật sư Lê Quốc Quân – một nhà tranh đấu nhân quyền nổi tiếng. Những hành động vừa kể được một số người xem là nằm trong chiến dịch đàn áp tự do ngôn luận.
Giáo sư London nói rằng trong hoàn cảnh bị nhiều hạn chế như vậy, tiêu thụ là một cách để người dân Việt Nam bày tỏ quan điểm của mình.
"Trên cơ bản thì nhà nước không thể quản lý sự tiêu thụ của dân chúng một cách chặt chẽ như họ có thể quản lý sự công khai bày tỏ ý kiến của dân chúng. Người dân Việt Nam đã bị dồn tới một chỗ mà phong trào dựa trên tiêu thụ là một trong những lựa chọn hiếm hoi mà họ có được."
Hầu hết những người tiêu thụ quan tâm nhiều hơn về vấn đề chất lượng so với vấn đề chính sách đối ngoại.
Tại một ngôi chợ lộ thiên đông người ở Hà Nội, một người bán hàng tên Ngọc nói rằng nhiều người Việt Nam không thích mua hàng Trung Quốc, đặc biệt là gà vịt, trái cây và các loại rau. Nhưng người phụ nữ này nói thêm rằng bà và bạn bè của bà không có ý kiến về các vấn đề chính trị.
"Người Việt Nam bây giờ cũng sợ hàng Trung Quốc, nghĩa là trước đây là không biết thì mới ăn nhiều, bây giờ người ta biết rồi người ta không ăn nữa sợ không tốt cho sức khỏe mà vì ăn những cái đây là... trực tiếp người ta có chất bảo quản nhiều nên người dân sợ."
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, với lượng mậu dịch song phương lên tới 41 tỉ đô la trong năm 2012, tăng đáng kể từ mức gần 36 tỉ của năm trước đó. Sự phụ thuộc của kinh tế Việt Nam đối với Trung Quốc khiến cho nước này ở vào một vị thế khó khăn về mặt chính trị.
Một phong trào tẩy chay hàng hóa Nhật ở Trung Quốc sau khi quan hệ Trung-Nhật bị căng thẳng vì một vụ tranh chấp chủ quyền đã gây ra những thiệt hại đáng kể cho lợi nhuận của các công ty Nhật Bản.
Tuy nhiên, giáo sư London nói rằng có phần chắc là một phong trào tẩy chay hàng Trung Quốc ở Việt Nam sẽ không có ảnh hưởng lớn.
"Nếu cuộc tẩy chay này có được đà tiến và được chú ý một cách rộng rãi ở Trung Quốc thì tôi nghĩ rằng nó có thể có ảnh hưởng lớn, nhưng tôi cảm thấy là vào lúc này nó chỉ là một sự bày tỏ ý kiến bất đồng và sự bất mãn đối với chính sách về Trung Quốc bên trong Việt Nam."
Giáo sư London cho rằng từ xưa cho tới nay và trong tương lai, sự thích ứng với Trung Quốc lúc nào cũng là điều kiện sống còn của Việt Nam. Bất chấp các áp lực từ nhà cầm quyền, nhiều người ở Việt Nam có phần chắc sẽ tiếp tục tìm kiếm những phương thức có tính chất sáng tạo để bày tỏ quan điểm của mình.
Theo VOA
--------------------------------------
Bản tiếng Anh: In Vietnam, Anti-China Protests Get Creative
HÀ NỘI — Trong lúc đối mặt với sự hạn chế ngày càng tăng của nhà cầm quyền Việt Nam đối với tự do ngôn luận, những người biểu tình chống Trung Quốc đang tìm kiếm nhiều phương thức khác nhau để bày tỏ quan điểm của mình.
Trường Sa - Hoàng Sa - Việt Nam |
Ông Paulo Nguyễn Thành quản lý trang mạng 'No China Shop' để các nhà sản xuất có uy tín ở địa phương rao bán nhiều loại sản phẩm làm trong nước, từ bóp xách tay cho tới rau trái hữu cơ. Ông Thành cho biết ông có hai loại khách hàng: những người quan tâm tới ảnh hưởng của các mặt hàng kém chất lượng và những người muốn bày tỏ lòng yêu nước.
Ông Thành nói rằng trang mạng độc đáo này được nhiều người ưa chuộng và chỉ trong hai ngày trang này đã bán được khoảng 4.000 sản phẩm.
Ông Thành cho biết: "... Hiện tại hàng Trung Quốc chiếm hết 90... 95% thị trường ở Việt Nam, mà trong đó lẫn lộn rất nhiều hàng độc hại, và ảnh hưởng đến sức khỏe của rất nhiều người thì xu hướng càng ngày người ta càng tẩy chay hàng Trung Quốc, nhưng mà cuối cùng người ta không có một giải pháp thay thế hàng Trung Quốc vì đi đâu mua cũng đụng hàng Trung Quốc"
Một trong những mặt hàng mới nhất được bán trên trang mạng của ông Thanh là phong bao lì xì.
Bên cạnh những lời chúc truyền thống, phong bao này còn in bản đồ Việt Nam với hàng chữ 'Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam'.
Ông Thành là một trong những người đã tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc hồi tháng 6.
"Tại vì nó xuất phát từ cái việc mà em đi siêu thị và em đi những nơi khác em đi vòng vòng mua hàng thì em thấy phong bao lì xì hình như là 99% là nhập từ Trung Quốc mà chưa nói vấn đề là sản phẩm của Trung Quốc, mà mình nói tới vấn đề là cái Tết dù sao là Tết ở Việt Nam thì những thông điệp ghi trên bao lì xì tối thiểu thì phải ghi bằng tiếng Việt chứ không phải ghi bằng tiếng Tàu, không phải ghi bằng tiếng Trung Quốc, em thấy một cái cách nào đó hình như một phong bao lì xì mà mình cũng phải lệ thuộc vào Trung Quốc, phải nhập từ Trung Quốc mà còn phải bị luôn vấn đề là bị ghi chữ Trung Quốc trên đó nữa, thì nó mất hết hoàn toàn ý nghĩa của Tết Việt Nam."
Ông Jonathan London, một chuyên gia về Việt Nam của Đại học Thành phố Hồng Kông, cho biết sự than phiền về việc Trung Quốc phá hoại kinh tế Việt Nam đã có từ cả nghìn năm rồi, nhưng phong trào tẩy chay hàng Trung Quốc hồi gần đây một phần là phát xuất từ chính sách ngoại giao hung hãn của Bắc Kinh.
Tại chợ ở Hà Nội, nhiều khách hàng quan tâm đến phẩm chất hàng hơn là chính trị |
Giáo sư London nói rằng trong hoàn cảnh bị nhiều hạn chế như vậy, tiêu thụ là một cách để người dân Việt Nam bày tỏ quan điểm của mình.
"Trên cơ bản thì nhà nước không thể quản lý sự tiêu thụ của dân chúng một cách chặt chẽ như họ có thể quản lý sự công khai bày tỏ ý kiến của dân chúng. Người dân Việt Nam đã bị dồn tới một chỗ mà phong trào dựa trên tiêu thụ là một trong những lựa chọn hiếm hoi mà họ có được."
Hầu hết những người tiêu thụ quan tâm nhiều hơn về vấn đề chất lượng so với vấn đề chính sách đối ngoại.
Tại một ngôi chợ lộ thiên đông người ở Hà Nội, một người bán hàng tên Ngọc nói rằng nhiều người Việt Nam không thích mua hàng Trung Quốc, đặc biệt là gà vịt, trái cây và các loại rau. Nhưng người phụ nữ này nói thêm rằng bà và bạn bè của bà không có ý kiến về các vấn đề chính trị.
"Người Việt Nam bây giờ cũng sợ hàng Trung Quốc, nghĩa là trước đây là không biết thì mới ăn nhiều, bây giờ người ta biết rồi người ta không ăn nữa sợ không tốt cho sức khỏe mà vì ăn những cái đây là... trực tiếp người ta có chất bảo quản nhiều nên người dân sợ."
Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, với lượng mậu dịch song phương lên tới 41 tỉ đô la trong năm 2012, tăng đáng kể từ mức gần 36 tỉ của năm trước đó. Sự phụ thuộc của kinh tế Việt Nam đối với Trung Quốc khiến cho nước này ở vào một vị thế khó khăn về mặt chính trị.
Một phong trào tẩy chay hàng hóa Nhật ở Trung Quốc sau khi quan hệ Trung-Nhật bị căng thẳng vì một vụ tranh chấp chủ quyền đã gây ra những thiệt hại đáng kể cho lợi nhuận của các công ty Nhật Bản.
Tuy nhiên, giáo sư London nói rằng có phần chắc là một phong trào tẩy chay hàng Trung Quốc ở Việt Nam sẽ không có ảnh hưởng lớn.
"Nếu cuộc tẩy chay này có được đà tiến và được chú ý một cách rộng rãi ở Trung Quốc thì tôi nghĩ rằng nó có thể có ảnh hưởng lớn, nhưng tôi cảm thấy là vào lúc này nó chỉ là một sự bày tỏ ý kiến bất đồng và sự bất mãn đối với chính sách về Trung Quốc bên trong Việt Nam."
Giáo sư London cho rằng từ xưa cho tới nay và trong tương lai, sự thích ứng với Trung Quốc lúc nào cũng là điều kiện sống còn của Việt Nam. Bất chấp các áp lực từ nhà cầm quyền, nhiều người ở Việt Nam có phần chắc sẽ tiếp tục tìm kiếm những phương thức có tính chất sáng tạo để bày tỏ quan điểm của mình.
Theo VOA
--------------------------------------
Bản tiếng Anh: In Vietnam, Anti-China Protests Get Creative
Không có nhận xét nào