Lương khô và thông điệp Chính phủ
Đào Tuấn
Doanh nghiệp đã tự ăn thịt mình, và nay, họ cũng đã xài gần hết thứ “lương khô lạc quan”.
Trả lời phỏng vấn Vnexpress hồi Quốc hội nhóm họp, Chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc đã nhắc đến hai chữ “lương khô”: “Hầu hết doanh nghiệp sống được đến thời điểm này là nhờ “lương khô”, tức là những gì họ tích lũy được từ nhiều năm trước. Và nay thì “Lương khô” có lẽ cũng cạn rồi”- ông nói.
Thứ “lương khô” mà ông Lộc nói tới tức là vốn tích lũy, là tài sản mà phải đổ xương máu nhiều năm DN mới tích lũy được. Có lẽ đó cũng là thứ khiến họ là DN, trong sự phân biệt với người lao động với đồng lương chỉ đủ “vắt mũi đút miệng”.
Đến hôm qua, khi Diễn đàn DNVN năm 2012 được tổ chức vào tháng cuối cùng của năm, người ta còn biết đến một thứ lương khô khác cũng đã được DN “vắt mũi đút miệng” gần hết. Đó là “lương khô lạc quan”.
Kết quả điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2012 với gần 8.200 doanh nghiệp dân doanh và hơn 1.500 doanh nghiệp nước ngoài được công bố đang cho thấy một thực trạng “mức độ lạc quan của doanh nghiệp đã xuống mức thấp nhất kể từ 2005″.
Vài ngày trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trả lời hãng tin Bloomberg đã nhắc đến chỉ số CPI 2012 “thấp nhất trong gần một thập kỷ”. Rồi thì những nhìn nhận đánh giá cho thấy nền Kinh tế Việt Nam vẫn còn có những điểm sáng. Hôm qua, đến lượt Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng nói rất thiết tha: “Chính phủ luôn quan tâm đến doanh nghiệp, coi khó khăn của doanh nghiệp, nhà đầu tư là của mình”.
Là quan chức cao cấp nhất của Chính phủ tham gia Diễn đàn, Phó Thủ tướng cam kết “Sẽ hạn chế tăng chi phí cho doanh nghiệp, cả thuế và phí”. Chính phủ Việt Nam, trong lộ trình cải cách thuế đến 2015 sẽ thực hiện giảm thuế. Trước mắt năm 2013 trình Quốc hội sửa luật thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ xem xét giảm thuế. Đồng thời rà soát phí và lệ phí đảm bảo không tăng chi phí cho doanh nghiệp.
Nhưng tất cả những điều đó, dường như chưa đủ sức, chưa phải là những hành động quyết liệt cần thiết để lấy lại niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, của các nhà đầu tư.
Diễn đàn DNVN 2012, ở một ý nghĩa nào đó, vì thế, giống với một cuộc tố khổ và kêu than tập thể. Và điều có thể nhìn thấy rõ nhất là thứ “lương khô lạc quan”, có lẽ cũng đã cạn.
Lạc quan sao được khi gần 100.000 DN “rời thị trường”. Để tiện so sánh, 100.000 DN này tương đương với một nửa số DN đóng cửa trong vòng 20 năm qua.
Trên sàn chứng khoán, kênh huy động vốn trung và dài hạn, thông tư 165 vừa có hiệu lực từ 1-12 chính thức đặt vấn đề khai tử cho khoảng 100 công ty chứng khoán, những DN đã bị kiểm soát đặc biệt, có lỗ lũy kế đạt trên 50% vốn điều lệ.
Lạc quan sao được khi 70% chưa chết cũng đang hấp hối, đầm đìa trong thua lỗ, đang “tự ăn thịt” để cầu sinh.
Không phải nhìn đâu xa, tình hình sản xuất để cung ứng hàng cho “mùa Tết - mùa tiêu tiền” cũng không khiến DN bớt thận trọng hơn với hiện trạng là một không khí ảm đạm chưa từng thấy, trong khi người tiêu dùng đã hô quyết tâm ôm chặt túi tiền, giờ có lẽ cũng chỉ còn lại vài đồng lẻ.
Mà DN “chết”, có nghĩa ngân sách thâm thủng mà câu chuyện thiếu chỉ năm chục ngàn tỷ để… tăng lương, có lẽ vẫn còn nóng hổi.
Hôm qua, điều thiếu vắng trong thông điệp Chính phủ chỉ là một mốc thời gian. Nhưng đó lại là cái thiếu quan trọng nhất.
Sẽ trình Quốc hội, nhưng sẽ là bao giờ? Trước năm 2015 như lộ trình?
Sẽ giảm bớt chi phí sau khi đã gật đầu với phương án thu phí đường bộ?
Lúc đó, chỉ sợ không còn nhiều DN còn sống để mà giảm.
Thứ lương khô cần nhất bây giờ là niềm tin, là sự lạc quan. Nhưng rõ ràng, niềm tin và sự lạc quan, không phải chỉ tuyên bố vỗ an là được.
Theo blog Đào Tuấn
Doanh nghiệp đã tự ăn thịt mình, và nay, họ cũng đã xài gần hết thứ “lương khô lạc quan”.
Trả lời phỏng vấn Vnexpress hồi Quốc hội nhóm họp, Chủ tịch Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc đã nhắc đến hai chữ “lương khô”: “Hầu hết doanh nghiệp sống được đến thời điểm này là nhờ “lương khô”, tức là những gì họ tích lũy được từ nhiều năm trước. Và nay thì “Lương khô” có lẽ cũng cạn rồi”- ông nói.
Thứ “lương khô” mà ông Lộc nói tới tức là vốn tích lũy, là tài sản mà phải đổ xương máu nhiều năm DN mới tích lũy được. Có lẽ đó cũng là thứ khiến họ là DN, trong sự phân biệt với người lao động với đồng lương chỉ đủ “vắt mũi đút miệng”.
Đến hôm qua, khi Diễn đàn DNVN năm 2012 được tổ chức vào tháng cuối cùng của năm, người ta còn biết đến một thứ lương khô khác cũng đã được DN “vắt mũi đút miệng” gần hết. Đó là “lương khô lạc quan”.
Kết quả điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2012 với gần 8.200 doanh nghiệp dân doanh và hơn 1.500 doanh nghiệp nước ngoài được công bố đang cho thấy một thực trạng “mức độ lạc quan của doanh nghiệp đã xuống mức thấp nhất kể từ 2005″.
Vài ngày trước đó, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, trả lời hãng tin Bloomberg đã nhắc đến chỉ số CPI 2012 “thấp nhất trong gần một thập kỷ”. Rồi thì những nhìn nhận đánh giá cho thấy nền Kinh tế Việt Nam vẫn còn có những điểm sáng. Hôm qua, đến lượt Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng nói rất thiết tha: “Chính phủ luôn quan tâm đến doanh nghiệp, coi khó khăn của doanh nghiệp, nhà đầu tư là của mình”.
Là quan chức cao cấp nhất của Chính phủ tham gia Diễn đàn, Phó Thủ tướng cam kết “Sẽ hạn chế tăng chi phí cho doanh nghiệp, cả thuế và phí”. Chính phủ Việt Nam, trong lộ trình cải cách thuế đến 2015 sẽ thực hiện giảm thuế. Trước mắt năm 2013 trình Quốc hội sửa luật thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ xem xét giảm thuế. Đồng thời rà soát phí và lệ phí đảm bảo không tăng chi phí cho doanh nghiệp.
Nhưng tất cả những điều đó, dường như chưa đủ sức, chưa phải là những hành động quyết liệt cần thiết để lấy lại niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp, của các nhà đầu tư.
Diễn đàn DNVN 2012, ở một ý nghĩa nào đó, vì thế, giống với một cuộc tố khổ và kêu than tập thể. Và điều có thể nhìn thấy rõ nhất là thứ “lương khô lạc quan”, có lẽ cũng đã cạn.
Lạc quan sao được khi gần 100.000 DN “rời thị trường”. Để tiện so sánh, 100.000 DN này tương đương với một nửa số DN đóng cửa trong vòng 20 năm qua.
Trên sàn chứng khoán, kênh huy động vốn trung và dài hạn, thông tư 165 vừa có hiệu lực từ 1-12 chính thức đặt vấn đề khai tử cho khoảng 100 công ty chứng khoán, những DN đã bị kiểm soát đặc biệt, có lỗ lũy kế đạt trên 50% vốn điều lệ.
Lạc quan sao được khi 70% chưa chết cũng đang hấp hối, đầm đìa trong thua lỗ, đang “tự ăn thịt” để cầu sinh.
Không phải nhìn đâu xa, tình hình sản xuất để cung ứng hàng cho “mùa Tết - mùa tiêu tiền” cũng không khiến DN bớt thận trọng hơn với hiện trạng là một không khí ảm đạm chưa từng thấy, trong khi người tiêu dùng đã hô quyết tâm ôm chặt túi tiền, giờ có lẽ cũng chỉ còn lại vài đồng lẻ.
Mà DN “chết”, có nghĩa ngân sách thâm thủng mà câu chuyện thiếu chỉ năm chục ngàn tỷ để… tăng lương, có lẽ vẫn còn nóng hổi.
Hôm qua, điều thiếu vắng trong thông điệp Chính phủ chỉ là một mốc thời gian. Nhưng đó lại là cái thiếu quan trọng nhất.
Sẽ trình Quốc hội, nhưng sẽ là bao giờ? Trước năm 2015 như lộ trình?
Sẽ giảm bớt chi phí sau khi đã gật đầu với phương án thu phí đường bộ?
Lúc đó, chỉ sợ không còn nhiều DN còn sống để mà giảm.
Thứ lương khô cần nhất bây giờ là niềm tin, là sự lạc quan. Nhưng rõ ràng, niềm tin và sự lạc quan, không phải chỉ tuyên bố vỗ an là được.
Theo blog Đào Tuấn
Không có nhận xét nào