Quốc hội và hai chữ “giá như”
Đào Tuấn
Có thể việc họp kín của QH là bình thường. Nhưng việc người dân không được biết có lẽ lại không phải là bình thường.
Ít năm trước, tâm sự với Pháp luật TPHCM về chuyện truyền hình trực tiếp các phiên họp của Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm VPQH Vũ Mão kể lại chuyện Bộ trưởng Trần Xuân Giá. Dù là người “thiết tha đổi mới” nhưng ông Giá không thích trả lời chất vấn có truyền hình trực tiếp. “Anh Giá nói khá gay gắt, lẽ nào các bộ trưởng chừng này tuổi rồi mà vẫn phải đứng trước ống kính truyền hình trả lời như trả bài vậy…”.
Năm 1994, đề án truyền hình trực tiếp một số phiên họp của QH, dù được Ủy ban thường vụ QH thảo luận và Bộ Chính trị tán thành nhưng vẫn “căng thẳng đến phút chót”. Quanh đi quanh lại vẫn là câu chuyện “Trước nay chưa từng làm”; “Sợ lộ bí mật quốc gia”; “Sợ mất uy tín người trả lời chất vấn”. Thậm chí, lời ông Vũ Mão: “Có người còn cho rằng nước ta chỉ một đảng thì không nên đặt nặng vấn đề giám sát”. Thậm chí, đích thân Chủ tịch QH bấy giờ là ông Nông Đức Mạnh và Phó Thủ tướng thường trực Phan Văn Khải ngay trước phiên truyền hình quyết định “ngay trước giờ G”.
QH đã đúng khi công khai trực tiếp cho dân nghe, dân biết những vấn đề của đất nước. Bởi nỗi lo mất thể diện của một Bộ trưởng không thể quan trọng hơn quyền được biết của người dân. Bởi đối với dân, thật khó có thể nói điều gì cần phải bí mật.
Vạn sự khởi đầu nan. Năm 2004, tức là sau 10 năm “truyền hình trực tiếp”, Thủ tướng Phan Văn Khải là cũng là vị thủ tướng đầu tiên “trả bài” trước Quốc hội, mở ra một thông lệ tuyệt vời về việc công khai nghĩa vụ và trách nhiệm của người đứng đầu Chính phủ trước QH, trước cử tri, trước nhân dân. 5 năm trước, khi các phiên các phiên họp toàn thể tại Hội trường thảo luận về tình hình KTXH của đất nước truyền hình trực tiếp, cử tri đã quan tâm theo dõi không kém các phiên trả lời chất vấn. Và tại kỳ họp thứ 4, QH khóa XIII vừa kết thúc, một kỷ lục mới về quá trình dân chủ hóa các hoạt động nghị trường được thiết lập với cả thảy 12 phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp. Trực tiếp phiên thảo luật kinh tế xã hội. Trực tiếp Luật PCTN. Trực tiếp giám sát khiếu tố đất đai. Trực tiếp hiến pháp. Và đặc biệt, phiên chất vấn, theo thông lệ vẫn được truyền hình trực tiếp.
Không cần phải khảo sát, đánh giá cũng có thể thấy, sự công khai tại Quốc hội làm thỏa mãn rất nhiều nhu cầu thông tin. Người dân tự nghe, tự biết, tự đánh giá và đó chính là những “nguyên liệu của lòng tin” tạo nên sự tin tưởng giữa người dân và QH, cơ quan đại diện cho họ. Những phiên truyền hình trực tiếp đó chính là những tấm gương để Thủ tướng, cũng như các vị Bộ trưởng điều chỉnh hoạt động điều hành của mình sao cho phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của người dân.
Tất cả những điều đó sẽ thật là tốt đẹp, nếu như không có hai chữ “giá như”.
Trả lời phỏng vấn báo chí sau khi QH bế mạc, Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng việc “Quốc hội họp kín về Biển Đông là điều rất bình thường”. Ông cũng nói thêm rằng:“ Khi các ĐBQH tiếp xúc cử tri, nếu nắm được chắc các nội dung cụ thể về Biển Đông thì sẽ trả lời cho cử tri. Bản thân tôi nếu được cử tri hỏi thì mình sẽ trả lời”. Vấn đề thời sự mà người dân đang quan tâm là những tấm hộ chiếu Trung Quốc in bản đồ lưỡi bò mà họ gọi là “Hộ chiếu lưỡi bò”. Điều mà họ muốn biết là các dân biểu sẽ nghe gì, bàn gì, nói gì về những điều trướng tai gai mắt đó.
Có thể việc họp kín của QH, không chỉ ở Việt Nam, là bình thường. Nhưng việc người dân không được biết có lẽ lại không phải là bình thường.
Giá như QH sẽ không còn những phiên họp kín. Giá như “nội giao” cũng được đối xử mềm mỏng như “ngoại giao”. Giá như “nội giao” được “tin cậy”, thay vì “tế nhị”- như một năm trước đây, ĐBQH Dương Trung Quốc đã từng nói.
______________________
Theo blog Đào Tuấn
Có thể việc họp kín của QH là bình thường. Nhưng việc người dân không được biết có lẽ lại không phải là bình thường.
Ít năm trước, tâm sự với Pháp luật TPHCM về chuyện truyền hình trực tiếp các phiên họp của Quốc hội, nguyên Chủ nhiệm VPQH Vũ Mão kể lại chuyện Bộ trưởng Trần Xuân Giá. Dù là người “thiết tha đổi mới” nhưng ông Giá không thích trả lời chất vấn có truyền hình trực tiếp. “Anh Giá nói khá gay gắt, lẽ nào các bộ trưởng chừng này tuổi rồi mà vẫn phải đứng trước ống kính truyền hình trả lời như trả bài vậy…”.
ảnh minh họa |
QH đã đúng khi công khai trực tiếp cho dân nghe, dân biết những vấn đề của đất nước. Bởi nỗi lo mất thể diện của một Bộ trưởng không thể quan trọng hơn quyền được biết của người dân. Bởi đối với dân, thật khó có thể nói điều gì cần phải bí mật.
Vạn sự khởi đầu nan. Năm 2004, tức là sau 10 năm “truyền hình trực tiếp”, Thủ tướng Phan Văn Khải là cũng là vị thủ tướng đầu tiên “trả bài” trước Quốc hội, mở ra một thông lệ tuyệt vời về việc công khai nghĩa vụ và trách nhiệm của người đứng đầu Chính phủ trước QH, trước cử tri, trước nhân dân. 5 năm trước, khi các phiên các phiên họp toàn thể tại Hội trường thảo luận về tình hình KTXH của đất nước truyền hình trực tiếp, cử tri đã quan tâm theo dõi không kém các phiên trả lời chất vấn. Và tại kỳ họp thứ 4, QH khóa XIII vừa kết thúc, một kỷ lục mới về quá trình dân chủ hóa các hoạt động nghị trường được thiết lập với cả thảy 12 phiên họp được truyền hình, phát thanh trực tiếp. Trực tiếp phiên thảo luật kinh tế xã hội. Trực tiếp Luật PCTN. Trực tiếp giám sát khiếu tố đất đai. Trực tiếp hiến pháp. Và đặc biệt, phiên chất vấn, theo thông lệ vẫn được truyền hình trực tiếp.
Không cần phải khảo sát, đánh giá cũng có thể thấy, sự công khai tại Quốc hội làm thỏa mãn rất nhiều nhu cầu thông tin. Người dân tự nghe, tự biết, tự đánh giá và đó chính là những “nguyên liệu của lòng tin” tạo nên sự tin tưởng giữa người dân và QH, cơ quan đại diện cho họ. Những phiên truyền hình trực tiếp đó chính là những tấm gương để Thủ tướng, cũng như các vị Bộ trưởng điều chỉnh hoạt động điều hành của mình sao cho phù hợp với tâm tư, nguyện vọng của người dân.
Tất cả những điều đó sẽ thật là tốt đẹp, nếu như không có hai chữ “giá như”.
Trả lời phỏng vấn báo chí sau khi QH bế mạc, Chủ nhiệm VPQH Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng việc “Quốc hội họp kín về Biển Đông là điều rất bình thường”. Ông cũng nói thêm rằng:“ Khi các ĐBQH tiếp xúc cử tri, nếu nắm được chắc các nội dung cụ thể về Biển Đông thì sẽ trả lời cho cử tri. Bản thân tôi nếu được cử tri hỏi thì mình sẽ trả lời”. Vấn đề thời sự mà người dân đang quan tâm là những tấm hộ chiếu Trung Quốc in bản đồ lưỡi bò mà họ gọi là “Hộ chiếu lưỡi bò”. Điều mà họ muốn biết là các dân biểu sẽ nghe gì, bàn gì, nói gì về những điều trướng tai gai mắt đó.
Có thể việc họp kín của QH, không chỉ ở Việt Nam, là bình thường. Nhưng việc người dân không được biết có lẽ lại không phải là bình thường.
Giá như QH sẽ không còn những phiên họp kín. Giá như “nội giao” cũng được đối xử mềm mỏng như “ngoại giao”. Giá như “nội giao” được “tin cậy”, thay vì “tế nhị”- như một năm trước đây, ĐBQH Dương Trung Quốc đã từng nói.
______________________
Theo blog Đào Tuấn
Không có nhận xét nào