Header Ads

  • Tin Mới Nhất

    Đồng tiền không chính chủ, tính sao đây?

    Bùi Văn Bồng
    Dễ thấy nhất là chiếu theo lương quan chức hiện nay, cho dù lương cao như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng nhưng lại thấy có nhiều tài sản giá trị cao vời vợi quá chín tầng mây, mà không có nguồn thu chính đáng, thì chắc chắn đó là đồng tiền 'không chính chủ'. Nhưng điều lệ Đảng cũng như quy định 19 điều đảng viên không được làm lại không cho ai từ cấp chi bộ cơ sở có quyền hỏi về sự bất minh ấy! Còn như trông chờ vào tự khai báo tài sản thì người ta có đủ cách để không phải khai ra hoặc biến tướng những khoản thu không phải 'đồng tiền chính chủ'.
    Theo Nghị định 71, sử dụng xe không chính chủ sẽ bị phạt, và kèm theo là các biện pháp điều tra xác định rõ chính chủ của xe đó là ai? Nguồn gốc xe ở đâu?...

    Nhưng đó chỉ là chiếc xe. Nghĩ về Nghị định 71 quy định về xe chính chủ, khiến người ta không khỏi đặt ra câu hỏi: Vậy, khi một người, một nhóm lợi ích sử dụng đồng tiền không chỉnh chủ thì sao?

    Trước hết, cần xác định rõ: Chính chủ của đồng tiền là ai? Là của nhân dân. Đảng không làm ra tiền, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ không làm ra tiền. Chỉ có nhân dân lao động. Tiền trong kho bạc Nhà nước (ngân khố quốc gia) là của nhân dân, tiền thuế và nộp lãi của các doanh nghiệp, kể cả tiền thuế chợ của người nông dân bán giỏ cua mớ ốc, một bà già bán rau tập tàng thu hái ở vườn, tiền bán lá chuối khô…

    Mới đây, câu chuyện gây xôn xao dư luận cả nước, một số trang mạng nước ngoài cũng đưa tin biểu dương: Chị Lành bán vé số ở Long An đã hẹn để dành cho anh Tuấn làm nghề chở thuê ba gác 20 tờ vé số, chiều tối anh Tuấn chưa đến lấy vé số. Khi đài thông báo kết quả, trong đó những tờ trúng giải trị giá 6 tỉ 6. Chị Lành gọi điện cho anh Tuấn chúc mừng và mời anh đến lấy vé số đi nhận tiền trúng giải. Chị Lành nói: "Đã hẹn người ta rồi, trúng hay trật là của anh ấy". Thế là chị Lành biết 6, 6 tỉ đó anh Tuấn mới là chính chủ. Biết bao gương sáng người nghèo, cán bộ nhân viên nghèo nhặt được của rơi, hoặc nhận tiền dư đã đem trả lại cho chính chủ.

    Mọi đồng tiền không chính đáng đều là không chính chủ, do những hành động tham nhũng, tham ô, ăn cắp, ăn cướp; bằng các thủ đoạn lường gạt, gian dối mà có; làm giả mạo sổ sách, chứng từ, hóa đơn; bịa ra các khoản chi để rút tiền công quỹ, biến của công thành của riêng, đặc quyền đặc lợi, vơ vét tư lợi…Kể cả những doanh nghiệp tự đặt ra các kiểu thưởng, các mức thưởng, tự trả lương cao vọt, hút hết tiền vốn, tiền lãi vào túi riêng rồi kêu lỗ để xin thêm tiền Nhà nước hỗ trợ... Nhiều vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn tham ô, ăn hối lộ cũng thu về những đồng tiền bất chính, coi như không chính chủ.

    Dễ thấy nhất là chiếu theo lương quan chức hiện nay, cho dù lương cao như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng nhưng lại thấy có nhiều tài sản giá trị cao vời vợi quá chín tầng mây, mà không có nguồn thu chính đáng, thì chắc chắn đó là đồng tiền 'không chính chủ'. Nhưng điều lệ Đảng cũng như quy định 19 điều đảng viên không được làm lại không cho ai từ cấp chi bộ cơ sở có quyền hỏi về sự bất minh ấy! Còn như trông chờ vào tự khai báo tài sản thì người ta có đủ cách để không phải khai ra hoặc biến tướng những khoản thu không phải 'đồng tiền chính chủ'.

    Chỉ trong ngày hôm qua (27-11) nhiều phiên tòa đã xử các vụ đồng tiền không chính chủ: Kết thúc phiên sơ thẩm, HĐXX TAND tỉnh Nam Định tuyên phạt Nguyễn Văn Tuyên, nguyên Giám đốc Công ty CP CNTT Hoàng Anh, Công ty con của Vinashin ở Nam Định, mức án 20 năm tù vì tội tham ô tài sản. Bị cáo Đỗ Đình Côn, kế toán trưởng của Hoàng Anh bị tuyên phạt mức án 3 năm 6 tháng tù, do tham nhũng rút 4,5 tỉ đồng tiền tạm ứng cho dự án, cho vào túi riêng.

    Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao ra quyết định khởi tố bị can (cho tại ngoại) đối với ông Nguyễn Văn Hiệp (57 tuổi, Phó chánh án TAND TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) về tội ăn tiền mà ra quyết định trái luật, gây hậu quả nghiêm trọng, gây thiệt hại cho bà Sang 25 lượng vàng.

    TAND TP.Quy Nhơn (Bình Định) mở phiên tòa xét xử vụ án sai phạm tại Trường ĐH Quy Nhơn, nhưng xử vắng mặt bị cáo chính là Trần Tín Kiệt (nguyên Hiệu trưởng), đã cùng với Nguyễn Ngọc Anh (nguyên Trưởng phòng Kế hoạch tài chính) về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”; tự đặt ra các khoản thu trái quy định, số tiền này đã chi cho cán bộ, giảng viên của trường dưới hình thức “bồi dưỡng” với hơn 964,8 triệu đồng.

    Lãnh đạo Ngân hàng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn (Agribank) Ninh Thuận đã ra quyết định đình chỉ công tác đối với ông Hoàng Thanh Liêm, Phó giám đốc Phòng Giao dịch Agribank Nhơn Sơn, thuộc chi nhánh Agribank Ninh Sơn và ông Tô Văn Đắc, cán bộ tín dụng phòng giao dịch này để phục vụ công tác điều tra vụ việc rút ngân quỹ khoảng 2,4 tỉ đồng.

    Công an Ninh Thuận cho biết, đã khởi tố vụ án làm hồ sơ giả để rút ngân quỹ tại Phòng Giao dịch Agribank Nhơn Sơn. Theo nguồn tin từ cơ quan chức năng, từ đầu năm 2012, ông Liêm sử dụng mật mã của ông Tô Văn Đắc, để xâm nhập vào danh sách khách hàng vay vốn do ông Đắc quản lý. Sau đó, ông Liêm tạo dựng 53 hồ sơ vay vốn của khách hàng để giải ngân khoảng 2,4 tỉ đồng vào tài khoản cá nhân của mình. Cơ quan chức năng đang làm rõ mối liên hệ giữa hai cán bộ ngân hàng này trong quá trình làm hồ sơ giả để rút tiền ngân hàng…

    Một ngày mà các địa phương xử lý, giải quyết từng ấy vụ việc liên quan đến đồng tiền không chính chủ cũng thể hiện sự kiên quyết của pháp luật.

    Nhưng, đó chỉ là những vị nhỏ. Nợ xấu ngân hàng, tiền tham nhũng vào công quỹ, gây nợ công lớn, iền khai man, tự nâng giá đầu tư, giá xây dựng lên gấp 3 lần trở lên…mới là tiền không chỉnh chủ với số lượng lớn. Theo báo cáo của Thống đốc Nguyễn Văn Bình, đến 30/6, tổng số nợ cơ cấu lại chỉ khoảng hơn 36.000 tỷ, nhưng đến 30/9, số nợ được cơ cấu lại lên 252.000 tỷ đồng. Với dư nợ tín dụng cỡ 2,7 triệu tỷ đồng, số nợ đã cơ cấu lại đến 30/9 chiếm xấp xỉ 8%. Đó là con số trong báo cáo, một số chuyên gia cho rằng về thực chất nợ xấu ngân hàng chí ít cũng khoảng 400.000 tỉ đồng. Theo tính toán của chuyên gia ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu, nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện lên tới 15% trên tổng dư nợ, tức là tương đương khoảng 375.000 tỉ đồng. Đó là chưa kế các vụ thất thoát lớn ở các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà nước trong mấy năm gần đây. Rõ nhất là: Vinashin, Vinaline, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Xăng dầu, Tổng công ty Sông Đà…

    Quay lại theo dẫn ý đầu bài: Xe không chính chủ thì như thế! Nay thực tế đã thấy một khối lượng tiền quá lớn bị rơi vào không chính chủ (túi cá nhân, nhóm lợi ích do tham nhũng, khai man, gian trá, lừa đảo, báo cáo láo…), làm rỗng ngân khố quốc gia, mất uy tín với đầu tư nước ngaoì vào VN, gây lạm phát trầm trọng dẫn tới suy yếu nền kinh tế, coi như phá hoại sự nghiệp đổi mới đất nước, gây cho đời sống hơn 90 triệu dân gặp khó khăn và hàng loạt hệ lụy nghiêm trọng khác…Thì, tính sao đây?

    Theo blog Bùi Văn Bồng

    Không có nhận xét nào

    Post Top Ad

    ad728

    Post Bottom Ad

    ad728