Vì sao Nhật lại mua quần đảo Senkaku?
Chính phủ Nhật vừa quyết định bỏ tiền mua lại quần đảo Senkaku hiện đang được công dân Nhật đứng tên chủ quyền hợp pháp.
Hành động này nhằm chính danh hơn chủ quyền của Senkaku trên phạm vi quốc gia nhằm đối phó với sự tranh chấp với Trung Quốc. Mặc Lâm phỏng vấn nhà báo Đỗ Thông Minh hiện sống và làm việc tại Tokyo nhằm làm sáng tỏ hơn về vấn đề này.
Phần âm thanh - Tải xuống hoặc nghe trực tiếp ở phần cuối bài.
Để có biện pháp mạnh?
Trước tiên nhà báo Đỗ Thông Minh cho biết về sự kiện lịch sử của quần đảo này:
Đỗ Thông Minh: Vâng, quần đảo Senkaku đó là nói theo âm Nhật, còn gọi tên tiếng Anh là Pinnacle Islands, tức Tiêm Các, mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Đây là quần đảo thuộc xứ Lưu Cầu. Xứ Lưu Cầu là xứ gồm có đảo chính là Okinawa và các đảo chung quanh. Ngày xưa Lưu Cầu là một xứ riêng, có vua riêng và đã thần phục nhà Thanh, nhưng sau này coi như là thuộc Nhật Bản, cho nên sau này hiệp ước San Francisco năm 1951 Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ trả lại độc lập cho Nhật Bản thì trên nguyên tắc thì Lưu Cầu Vẫn là thuộc Nhật Bản.
Mặc Lâm: Thưa anh, theo như anh nói thì Nhật rất tự tin trong những chứng cứ lịch sử về chủ quyền của đảo Senkaku, vậy sự kiện chính phủ quyết định bỏ một số tiến lớn trả cho người dân trên đảo thì nhằm mục đích gì, thưa anh?
Đỗ Thông Minh: Dạ vâng, quần đảo Tiêm Các gồm có tất cả 8 đảo nhỏ và tổng số diện tích cở 5,56 cây số vuông, trong đó đảo lớn nhất đối với Nhật Bản thì gọi là Ngư Điếu. Trong số 8 đảo tất cả đều là đảo không có người ở và chính vì không có người ở cho nên nó mới dẫn đến sự tranh chấp như ngày hôm nay. Nhưng vì có 3 đảo thuộc chủ quyền của tư nhân và ông này là ông Kurihara sinh sống ở Saitama, phía Bắc Tokyo, cho nên nếu để tư nhân quản lý thì có vẻ trách nhiệm của nhà nước chưa rõ rệt và nhất là coi như tạo một ấn tượng đối với quần chúng và thế giới chưa có rõ ràng.
Cho nên trước đây vào tháng 4 năm nay 2012, lúc đó Đô trưởng Tokyo là ông Isihara đang ở Hoa Kỳ có tuyên bố rằng “Chúng tôi đã điều đình với người chủ đất và đang tiến hành việc mua lại”, sau đó ngày 7 tháng 7, Thủ tướng Noda cũng cho rằng nhà nước nên mua lại quần đảo này, vì vậy cho nên cả hai bên cùng có tiếp xúc với người chủ của đảo để mua, và cái giá bây giờ hai bên đã đồng ý và lên tới 2 tỷ 50 triệu yen, tức là tăng gấp 10 lần giá ban đầu và tương đương 30 triệu đôla.
Trước đó Tòa Đô Chánh Tokyo cũng đã đứng ra quyên tiền dân để mua lại đảo này và số tiền quyên góp được khoảng 1 tỷ 400 triệu yen. Ông Isihara cho biết sẵn sàng mua và trao lại cho chính phủ để quản lý. Bây giờ số tiền ông quyên được giao lại cho chính phủ và yêu cầu chính phủ phải có biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ, chứ không thể nói sợ Trung Quốc rồi có những hành động yếu ớt như ngày hôm nay.
Mặc Lâm: Xin anh cho biết những hoạt động của các chính trị gia, giới truyền thông nói chung và đặc biệt là nhóm người Nhật cực hữu đối với vấn đề tranh chấp đảo Senkaku như thế nào?
Đỗ Thông Minh: Đương nhiên là mỗi nước đều bênh vực cho quan điểm của mình. Từ năm 1996 ở Hồng Kông đã có những tổ chức đứng lên đòi chủ quyền và ngay năm đó họ đã cử người đổ bộ lên đảo Tiêm Các để cắm cờ và có một người khi bơi vào bờ đã bị chết đuối. Cho cho tới nay họ đã 7 lần đổ bộ lên đảo này. Phía Nhật Bản thì cũng vậy, cũng có một số người cực hữu hoặc những dân biểu thuộc các thành phố lân cận như Ishigaki là một quần đảo gần đó, hoặc thuộc Okinawa, hoặc Kagoshima v.v. thỉnh thoảng người Nhật cũng lên đảo này.
Mặc Lâm: Theo anh thì sau khi mua lại đảo Senkaku rồi thì chính phủ sẽ có những động thái nào khác so với trước đây, chẳng hạn như sẽ xây dựng một cột mốc hay biều tượng gì đó trên đảo?
Đỗ Thông Minh: Trên thực chất gọi là chi phối, thì Nhật Bản chi phối bằng những tàu và máy bay tuần thám để giữ gìn đảo mà thôi chứ thực sự không có người ở. Cho nên mới đây, trong trường hợp có mua lại đi chăng nữa thì chính phủ cũng chưa có dự định như là sẽ lập ngọn hải đăng hay là làm bến cảng cho thuyền đánh cá lánh nạn. v.v. Nhưng mà ông cựu thủ tướng Abe của Đảng Tự Do Dân Chủ thì cho rằng nên cử viên chức thường xuyên ở trên đảo này để giữ chủ quyền, thưa anh.
Tinh thần dân tộc
Mặc Lâm: Riêng về thái độ của dân chúng thì sao? Tinh thần dân tộc nổi tiếng của họ theo như tôi nhận thấy thì họ khá kềm chế sau đại chiến thứ hai, anh có thấy như vậy hay không, thưa anh?
Đỗ Thông Minh: Dạ vâng, thời trước Thế Chiến II thì Nhật Bản đã trải qua cuộc Nhật Bản Duy Tân rất là thành công, mà trước đó thì họ đã phải ký những hiệp ước bất bình đảng với các đại cường, sau đó vào năm 1911 coi như các đại cường đồng ý hủy bỏ tất cả những hiệp ước đó. Và sau đó như chúng ta đã biết, họ đã từng hai lần thắng hạm đội nhà Thanh, hai lần thắng hạm đội Liên Xô, và xưng là Đại Đế Quốc Nhật Bản, cái vị thế của họ lúc đó rất là cao và người Nhật có tinh thần sẵn sàng chết vì nước, sẵn sàng chết vì Thần Đạo hay vì Thiên Hoàng.
Nhưng cái tinh thần vung tay quá trán như vậy khiến họ phải trả một cái giá quá đắt trong Thế Chiến II, tức là trên 3 triệu người chết và đất nước tan hoang mà không được gì cả. Cho nên sau đó bản Hiến Pháp của họ, tuy do Hoa Kỳ ép buộc, nhưng mà người Nhật bây giờ họ quay sang tinh thần xây dựng đất nước bằng mọi giá trong hòa bình. Vì vậy mà hiện có những tranh chấp 4 đảo với Liên Bang Nga, tranh chấp Trúc Đảo/Dokdo với Hàn Quốc, tranh chấp Tiêm Các/Điếu Ngư với Trung Quốc, thì người Nhật hầu hết dùng biện pháp hòa bình.
Cho nên chúng ta thấy ngay cả việc Hàn Quốc chiếm đảo thì người Nhật cũng không dùng biện pháp vũ lực để lấy lại. Hoặc những thuyền trưởng Trung Quốc cố tình đâm vào tàu tuần duyên của Nhật thì người Nhật cũng chỉ bắt giữ họ rồi sau đó thả họ về nước. Lần mới đây nhất là người Hồng Kông đổ bộ lên đảo Senkaku thì người Nhật cũng chỉ bắt giữ họ hai ngày mà thôi.
Về tinh thần thì đương nhiên người dân Nhật vẫn muốn bảo vệ chủ quyền đảo của họ, bằng cớ là họ đã quyên được 1 tỷ 400 triệu yen để sẵn sàng mua lại đảo mà lúc đó ước khoảng 200 triệu thôi. Nhưng mà người Nhật không đến độ quá khích trong hành động chống Trung Quốc, Hàn Quốc, hoặc Liên Bang Nga.
Mặc Lâm: Còn giới doanh nhân của Nhật thì hình như có những nhận định cho rằng giới này đã tỏ thái độ sẽ rút đầu tư của họ tại TQ để chống lại việc đòi hỏi chủ quyền với Nhật, tin tức này có đáng tin cậy và có cơ sở hay không, thưa anh?
Đỗ Thông Minh: Chúng ta nhớ là từ năm 1978 khi Trung Quốc và Nhật Bản ký hiệp ước hòa bình thì cho tới nay Trung Quốc đã nhận được viện trợ của nước Nhật suốt 30 năm trời khoảng 40 tỷ đô la, và hiện có khoảng 20 ngàn công ty Nhật đặt cơ sở sản xuất tại Trung Quốc.
Trung Quốc có được bộ mặt ngày hôm nay là nhờ tiếp xúc với thế giới nhưng mà quan trọng nhất là sự giúp đỡ của Nhật Bản, đặc biệt trước đây dưới thời cựu thủ tướng Tanaka, cho nên nếu Trung Quốc có thái độ quá cứng rắn thì coi như sẽ mất sự hỗ trợ của Nhật. Bây giờ người Nhật không lên tiếng mạnh mẽ nhưng đương nhiên trong lòng họ cảm thấy bất bình. Trước đây họ thấy Trung Quốc yếu và họ đưa tay ra cứu giúp, nhưng bây giờ Trung Quốc mạnh lên và có thái độ cứng rắn với Nhật Bản thì đương nhiên họ sẽ mất cảm tình rất nhiều, và sự đầu tư từ từ nó sẽ chậm lại và trong một số trường hợp có lẽ họ sẽ rời bỏ Trung Quốc.
Mặc Lâm: Một lần nữa xin cám ơn nhà báo Đỗ Thông Minh
© Mặc Lâm, biên tập viên RFA
------------------------
Hành động này nhằm chính danh hơn chủ quyền của Senkaku trên phạm vi quốc gia nhằm đối phó với sự tranh chấp với Trung Quốc. Mặc Lâm phỏng vấn nhà báo Đỗ Thông Minh hiện sống và làm việc tại Tokyo nhằm làm sáng tỏ hơn về vấn đề này.
Phần âm thanh - Tải xuống hoặc nghe trực tiếp ở phần cuối bài.
Bản đồ khu vực đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc. |
Trước tiên nhà báo Đỗ Thông Minh cho biết về sự kiện lịch sử của quần đảo này:
Vì có 3 đảo thuộc chủ quyền của tư nhân, cho nên nếu để tư nhân quản lý thì có vẻ trách nhiệm của nhà nước chưa rõ rệt.
Đỗ Thông Minh
|
Mặc Lâm: Thưa anh, theo như anh nói thì Nhật rất tự tin trong những chứng cứ lịch sử về chủ quyền của đảo Senkaku, vậy sự kiện chính phủ quyết định bỏ một số tiến lớn trả cho người dân trên đảo thì nhằm mục đích gì, thưa anh?
Đỗ Thông Minh: Dạ vâng, quần đảo Tiêm Các gồm có tất cả 8 đảo nhỏ và tổng số diện tích cở 5,56 cây số vuông, trong đó đảo lớn nhất đối với Nhật Bản thì gọi là Ngư Điếu. Trong số 8 đảo tất cả đều là đảo không có người ở và chính vì không có người ở cho nên nó mới dẫn đến sự tranh chấp như ngày hôm nay. Nhưng vì có 3 đảo thuộc chủ quyền của tư nhân và ông này là ông Kurihara sinh sống ở Saitama, phía Bắc Tokyo, cho nên nếu để tư nhân quản lý thì có vẻ trách nhiệm của nhà nước chưa rõ rệt và nhất là coi như tạo một ấn tượng đối với quần chúng và thế giới chưa có rõ ràng.
Ngày 15/08/2012, một toán người Hoa mang cờ Trung Quốc và cờ Đài Loan tìm cách đổ bộ lên một hòn đảo mà cả Bắc Kinh lẫn Tokyo đều nói chủ quyền là của họ. AFP photo. |
Trước đó Tòa Đô Chánh Tokyo cũng đã đứng ra quyên tiền dân để mua lại đảo này và số tiền quyên góp được khoảng 1 tỷ 400 triệu yen. Ông Isihara cho biết sẵn sàng mua và trao lại cho chính phủ để quản lý. Bây giờ số tiền ông quyên được giao lại cho chính phủ và yêu cầu chính phủ phải có biện pháp mạnh mẽ để bảo vệ, chứ không thể nói sợ Trung Quốc rồi có những hành động yếu ớt như ngày hôm nay.
Mặc Lâm: Xin anh cho biết những hoạt động của các chính trị gia, giới truyền thông nói chung và đặc biệt là nhóm người Nhật cực hữu đối với vấn đề tranh chấp đảo Senkaku như thế nào?
Đỗ Thông Minh: Đương nhiên là mỗi nước đều bênh vực cho quan điểm của mình. Từ năm 1996 ở Hồng Kông đã có những tổ chức đứng lên đòi chủ quyền và ngay năm đó họ đã cử người đổ bộ lên đảo Tiêm Các để cắm cờ và có một người khi bơi vào bờ đã bị chết đuối. Cho cho tới nay họ đã 7 lần đổ bộ lên đảo này. Phía Nhật Bản thì cũng vậy, cũng có một số người cực hữu hoặc những dân biểu thuộc các thành phố lân cận như Ishigaki là một quần đảo gần đó, hoặc thuộc Okinawa, hoặc Kagoshima v.v. thỉnh thoảng người Nhật cũng lên đảo này.
Mặc Lâm: Theo anh thì sau khi mua lại đảo Senkaku rồi thì chính phủ sẽ có những động thái nào khác so với trước đây, chẳng hạn như sẽ xây dựng một cột mốc hay biều tượng gì đó trên đảo?
Nếu Trung Quốc có thái độ quá cứng rắn thì coi như sẽ mất sự hỗ trợ của Nhật.
Đỗ Thông Minh
|
Tinh thần dân tộc
Mặc Lâm: Riêng về thái độ của dân chúng thì sao? Tinh thần dân tộc nổi tiếng của họ theo như tôi nhận thấy thì họ khá kềm chế sau đại chiến thứ hai, anh có thấy như vậy hay không, thưa anh?
Đỗ Thông Minh: Dạ vâng, thời trước Thế Chiến II thì Nhật Bản đã trải qua cuộc Nhật Bản Duy Tân rất là thành công, mà trước đó thì họ đã phải ký những hiệp ước bất bình đảng với các đại cường, sau đó vào năm 1911 coi như các đại cường đồng ý hủy bỏ tất cả những hiệp ước đó. Và sau đó như chúng ta đã biết, họ đã từng hai lần thắng hạm đội nhà Thanh, hai lần thắng hạm đội Liên Xô, và xưng là Đại Đế Quốc Nhật Bản, cái vị thế của họ lúc đó rất là cao và người Nhật có tinh thần sẵn sàng chết vì nước, sẵn sàng chết vì Thần Đạo hay vì Thiên Hoàng.
Nhưng cái tinh thần vung tay quá trán như vậy khiến họ phải trả một cái giá quá đắt trong Thế Chiến II, tức là trên 3 triệu người chết và đất nước tan hoang mà không được gì cả. Cho nên sau đó bản Hiến Pháp của họ, tuy do Hoa Kỳ ép buộc, nhưng mà người Nhật bây giờ họ quay sang tinh thần xây dựng đất nước bằng mọi giá trong hòa bình. Vì vậy mà hiện có những tranh chấp 4 đảo với Liên Bang Nga, tranh chấp Trúc Đảo/Dokdo với Hàn Quốc, tranh chấp Tiêm Các/Điếu Ngư với Trung Quốc, thì người Nhật hầu hết dùng biện pháp hòa bình.
Biểu tình chống Nhật Bản tại Hàng Châu, Trung Quốc ngày 19/8/2012. AFP photo. |
Về tinh thần thì đương nhiên người dân Nhật vẫn muốn bảo vệ chủ quyền đảo của họ, bằng cớ là họ đã quyên được 1 tỷ 400 triệu yen để sẵn sàng mua lại đảo mà lúc đó ước khoảng 200 triệu thôi. Nhưng mà người Nhật không đến độ quá khích trong hành động chống Trung Quốc, Hàn Quốc, hoặc Liên Bang Nga.
Mặc Lâm: Còn giới doanh nhân của Nhật thì hình như có những nhận định cho rằng giới này đã tỏ thái độ sẽ rút đầu tư của họ tại TQ để chống lại việc đòi hỏi chủ quyền với Nhật, tin tức này có đáng tin cậy và có cơ sở hay không, thưa anh?
Đỗ Thông Minh: Chúng ta nhớ là từ năm 1978 khi Trung Quốc và Nhật Bản ký hiệp ước hòa bình thì cho tới nay Trung Quốc đã nhận được viện trợ của nước Nhật suốt 30 năm trời khoảng 40 tỷ đô la, và hiện có khoảng 20 ngàn công ty Nhật đặt cơ sở sản xuất tại Trung Quốc.
Trung Quốc có được bộ mặt ngày hôm nay là nhờ tiếp xúc với thế giới nhưng mà quan trọng nhất là sự giúp đỡ của Nhật Bản, đặc biệt trước đây dưới thời cựu thủ tướng Tanaka, cho nên nếu Trung Quốc có thái độ quá cứng rắn thì coi như sẽ mất sự hỗ trợ của Nhật. Bây giờ người Nhật không lên tiếng mạnh mẽ nhưng đương nhiên trong lòng họ cảm thấy bất bình. Trước đây họ thấy Trung Quốc yếu và họ đưa tay ra cứu giúp, nhưng bây giờ Trung Quốc mạnh lên và có thái độ cứng rắn với Nhật Bản thì đương nhiên họ sẽ mất cảm tình rất nhiều, và sự đầu tư từ từ nó sẽ chậm lại và trong một số trường hợp có lẽ họ sẽ rời bỏ Trung Quốc.
Mặc Lâm: Một lần nữa xin cám ơn nhà báo Đỗ Thông Minh
© Mặc Lâm, biên tập viên RFA
------------------------
Không có nhận xét nào