Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc và Đài Loan không có cơ sở trong các hiệp định quốc tế
Tranh chấp tai biển phía nam Trung Hoa gây bất ổn và bất an
Nguyễn Tường
PARIS, Pháp - Một bài báo mới đây, “Tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền Biển Nam Trung Hoa: khi chính trị và pháp luật chạm trán,”(1) đăng trên Diễn đàn Đông Á, nhận xét rằng sự bất ổn và bất an do các tuyên bố của Trung Quốc gây ra ở biển Nam Trung Hoa hiện trên các tựa báo trong vùng Đông Nam Á, mặc dù những tuyên bố đó không có cơ sở pháp lý vững chắc trong luật pháp quốc tế.
Sự nhầm lẫn về tính hợp pháp của những tuyên bố chủ quyền lãnh thổ bắt đầu với Hiệp ước hòa bình San Francisco, được ký kết vào năm 1951, chính thức kết thúc chiến tranh thế giới thứ II và vị trí đế quốc của Nhật Bản. Lúc đó, cả Trung Quốc lẫn Đài Loan đã không có mặt vì các nước tham dự hội nghị hòa bình không đạt được đồng thuận ai là chính phủ hợp pháp của Trung Quốc. Hiệp ước hòa bình San Francisco, như đã ký kết không xác định quốc gia nào có chủ quyền hợp pháp trên các quần đảo trên biển phía Nam Trung Hoa mà trước đây thuộc lãnh thổ của Nhật Bản.
Đài Loan và Trung Quốc đều muốn Nhật Bản trả lại các đảo của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho họ. Điều này đưa đến chuyện có hai tấm bản đồ, của Đài Loan thì “đường 11 đoạn” trong khi của Trung Quốc thì “đường 9 đoạn”. Hiệp ước Đài Bắc 1952 giữa Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc không chỉ định chủ quyền lãnh thổ tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa(2). Cộng sản Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trên hai quần đảo này.
Vì vậy, những tuyên bố hiện nay của cả Trung Quốc và Đài Loan đều không có cơ sở trong các hiệp định quốc tế, và trên thực tế, là bất hợp pháp. Trung Quốc đã mâu thuẫn trong việc không công nhận chủ quyền lãnh thổ của Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ II đồng thời lại dùng những tuyên bố chủ quyền đó để khẳng định chủ quyền của mình trên lãnh thổ cũ của Nhật Bản.
Trên trường quốc tế, tình trạng chính trị và pháp lý của Đài Loan vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Do đó, tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc dựa trên chủ quyền của Đài Loan, là một trong nhiều vấn đề chưa được giải quyết giữa hai nước.
Tranh chấp về chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) đã có trước Chiến tranh Thế giới lần thứ II. Mọi thoả thuận hoặc tuyên bố chủ quyền đơn phương hoặc song phương trong những tranh chấp đa phương là không hợp lệ.
Công ước LHQ về Luật Biển, UNCLOS, ký kết năm 1982 của Liên hiệp quốc xác định quyền và trách nhiệm của các quốc gia trong việc sử dụng của các đại dương của thế giới. Trong số các điều khoản của UNCLOS là những quy tắc cho việc thiết lập giới hạn lãnh thổ và cung cấp phương tiện để giải quyết các tranh chấp về chủ quyền ven biển. Tất cả các quốc gia quanh Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), ngoại trừ Bắc Triều Tiên, đều nằm trong trong số 162 quốc gia đã phê chuẩn công ước UNCLOS. Thượng viện Hoa Kỳ đã chưa phê chuẩn hiệp ước này.
Theo luật quốc tế, cuộc khủng hoảng hiện nay nên được đưa ra trước Công ước LHQ về Luật Biển [Liên hiệp quốc] để giải quyết các tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines và những quốc khác về chủ quyên lãnh thổ trên hơn 40 hòn đảo trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).
Trong số những tranh chấp lãnh thổ hiện nay tại vùng biển phía nam Trung Hoa, Công ước LHQ về Luật Biển có thể minh định đâu là khu vực tranh chấp và khu vực nào không có tranh chấp. Thí dụ, tháng 5 năm 2009, Malaysia và Việt Nam phối hợp đệ trình với Ủy ban LHQ về giới hạn của thềm lục địa [của hai nước] để thực thi Công ước LHQ về Luật Biển.
Cũng trong tháng năm 2009, lần đầu tiên Trung Quốc đệ trình bản đồ “đường 9 gạch” kèm theo một công hàm gởi đến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tìm cách bác bỏ những tuyên bố chủ quyền của Việt Nam và Malaysia và làm rõ yêu sách của mình. Mặc dù tuyên bố chủ quyền trong bản đồ của Trung Quốc không rõ ràng, đệ trình của Trun Quốc được coi là một cột mốc quan trọng trong tranh chấp tại vùng biển phía nam Trung Hoa.
Vì đó là lần đầu tiên cộng đồng quốc tế chính thức biết đến tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc như ghi trên bản đồ có 9 gạch, Việt Nam đã ngay lập tức gửi công hàm đến Tổng thư ký LHQ để bác bỏ tuyên bố chủ quyền của của Trung Quốc. Những tài liệu này không xác định rõ các khu vực tranh chấp, nhưng đó là những văn bản pháp luật và có giá trị cho các thủ tục giải quyết tranh chấp.
Phillipines, một quốc gia tiên phong trong việc giải quyết vấn đề trên Biển Nam Trung Quốc, gần đây đã đề xuất một giải pháp dựa trên một Khu vực Hòa bình, Hữu nghị, Tự do và Hợp tác. Giải pháp này đòi hỏi phải có một phân định rõ ràng về những khu vực đang có tranh chấp và không có tranh chấp phù hợp với Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc trước khi theo đuổi một cách hòa bình công cuộc phát triển chung như đã nêu trong đề nghị của Trung Quốc.
Philippines đề nghị tách rời khu vực không có tranh chấp khỏi những vùng đang có tranh chấp. Việt Nam hỗ trợ đề nghị của Philippines về một Khu vực Hòa bình, Hữu nghị, Tự do và Hợp tác trong khi Trung Quốc phủ nhận nó và ép những quốc gia khác trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á không tham gia vào các cuộc thảo luận về ddeff nghị của Philippines.
Không có gì đáng ngạc nhiên, vì Trung Quốc chưa bao giờ rõ ràng về tuyên bố chủ quyền lãnh thổ bằng cái gọi là “đường 9 đoạn” bao trùm gần 90% mặt biển phía nam Trung Hoa, khái niệm dựa theo luật này đã cho thấy sự thiếu chính xác của phương pháp giải quyết của Trung Quốc. Tư thế quyết đoán của Trung Quốc đã làm cộng đồng quốc tế lo ngại về tiềm năng của một cuộc xung đột trong khu vực biển phía nam Trung Hoa. Các bước đi của Bắc Kinh ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) có vẻ kiên định và hung hăng hơn bao giờ hết, tạo ra một tương lai đáng ngại vì sự căng thẳng đang leo thang trong khu vực. Bước đầu tiên trong việc giải quyết các tranh chấp là những cuộc đàm phán hòa bình dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế để tất cả các bên có thể phát biểu về chủ quyền lãnh thổ của mình một cách rõ rệt.
Nguyễn Tường [Paris] là một bỉnh bút tự do về các vấn đề hàng hải.
Theo DCVOnline
Nguồn: South China Sea conflict generates uncertainty and insecurity - Claims by China and Taiwan have no basis in international accords. By Tuong Nguyen. GlobalPost, August 24, 2012.
DCVOnline lược dịch, minh họa, chú thích và đề tựa.
(1) China’s South China Sea jurisdictional claims: when politics and law collide East Asia Forum. Author: Sourabh Gupta, Samuels International. July 29th, 2012.
(2) Điều II của Hòa ước 1952 (Taipei) giữa Đài Loan và Nhật bản chiếu Điều 2 của Hòa ước 1951 (San Francisco) ghi rõ Nhật Bản đã từ bỏ chủ quyền tại đảo Đài Loan, và các quần đảo Bành Hồ (the Pescadores), Hoàng Sa và Trường Sa. Điều II của Hòa ước Đài Bắc 1952 không xác định Hoàng Sa và Trường thuộc chủ quyền của quốc gia nào. [Treaty of Peace between the Republic of China and Japan. Signed at Taipei, 28 April 1952. Ratified July 8, 1952 Ratifications exchanged at Taipei, August 5, 1952. Entered into force, August 5, 1952. Promulgated, August 5, 1952.]
Hoàng Khải Nghiêu (Huang Chi-yao), một người nghiên cứu tại Viện Max Planck, cũng biện luận rằng Hòa ước Taipei không hề giao chủ quyền lãnh thổ cho Đài Loan [Treaty of Taipei had no claim to sovereignty. Huang Chi-yao (tác giả), Drew Camaron (người dịch sang Anh ngữ).
Nguyễn Tường
PARIS, Pháp - Một bài báo mới đây, “Tuyên bố của Trung Quốc về chủ quyền Biển Nam Trung Hoa: khi chính trị và pháp luật chạm trán,”(1) đăng trên Diễn đàn Đông Á, nhận xét rằng sự bất ổn và bất an do các tuyên bố của Trung Quốc gây ra ở biển Nam Trung Hoa hiện trên các tựa báo trong vùng Đông Nam Á, mặc dù những tuyên bố đó không có cơ sở pháp lý vững chắc trong luật pháp quốc tế.
Bản đồ cuả Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với “đường 9 đoạn” trên biển Nguồn ảnh: OntheNet |
Đài Loan và Trung Quốc đều muốn Nhật Bản trả lại các đảo của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cho họ. Điều này đưa đến chuyện có hai tấm bản đồ, của Đài Loan thì “đường 11 đoạn” trong khi của Trung Quốc thì “đường 9 đoạn”. Hiệp ước Đài Bắc 1952 giữa Nhật Bản và Trung Hoa Dân Quốc không chỉ định chủ quyền lãnh thổ tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa(2). Cộng sản Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trên hai quần đảo này.
Vì vậy, những tuyên bố hiện nay của cả Trung Quốc và Đài Loan đều không có cơ sở trong các hiệp định quốc tế, và trên thực tế, là bất hợp pháp. Trung Quốc đã mâu thuẫn trong việc không công nhận chủ quyền lãnh thổ của Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ II đồng thời lại dùng những tuyên bố chủ quyền đó để khẳng định chủ quyền của mình trên lãnh thổ cũ của Nhật Bản.
Trên trường quốc tế, tình trạng chính trị và pháp lý của Đài Loan vẫn còn là một vấn đề gây tranh cãi. Do đó, tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc dựa trên chủ quyền của Đài Loan, là một trong nhiều vấn đề chưa được giải quyết giữa hai nước.
Tranh chấp về chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) đã có trước Chiến tranh Thế giới lần thứ II. Mọi thoả thuận hoặc tuyên bố chủ quyền đơn phương hoặc song phương trong những tranh chấp đa phương là không hợp lệ.
Công ước LHQ về Luật Biển, UNCLOS, ký kết năm 1982 của Liên hiệp quốc xác định quyền và trách nhiệm của các quốc gia trong việc sử dụng của các đại dương của thế giới. Trong số các điều khoản của UNCLOS là những quy tắc cho việc thiết lập giới hạn lãnh thổ và cung cấp phương tiện để giải quyết các tranh chấp về chủ quyền ven biển. Tất cả các quốc gia quanh Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), ngoại trừ Bắc Triều Tiên, đều nằm trong trong số 162 quốc gia đã phê chuẩn công ước UNCLOS. Thượng viện Hoa Kỳ đã chưa phê chuẩn hiệp ước này.
Theo luật quốc tế, cuộc khủng hoảng hiện nay nên được đưa ra trước Công ước LHQ về Luật Biển [Liên hiệp quốc] để giải quyết các tranh chấp giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines và những quốc khác về chủ quyên lãnh thổ trên hơn 40 hòn đảo trong Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông).
Trong số những tranh chấp lãnh thổ hiện nay tại vùng biển phía nam Trung Hoa, Công ước LHQ về Luật Biển có thể minh định đâu là khu vực tranh chấp và khu vực nào không có tranh chấp. Thí dụ, tháng 5 năm 2009, Malaysia và Việt Nam phối hợp đệ trình với Ủy ban LHQ về giới hạn của thềm lục địa [của hai nước] để thực thi Công ước LHQ về Luật Biển.
Cũng trong tháng năm 2009, lần đầu tiên Trung Quốc đệ trình bản đồ “đường 9 gạch” kèm theo một công hàm gởi đến Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tìm cách bác bỏ những tuyên bố chủ quyền của Việt Nam và Malaysia và làm rõ yêu sách của mình. Mặc dù tuyên bố chủ quyền trong bản đồ của Trung Quốc không rõ ràng, đệ trình của Trun Quốc được coi là một cột mốc quan trọng trong tranh chấp tại vùng biển phía nam Trung Hoa.
Vì đó là lần đầu tiên cộng đồng quốc tế chính thức biết đến tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc như ghi trên bản đồ có 9 gạch, Việt Nam đã ngay lập tức gửi công hàm đến Tổng thư ký LHQ để bác bỏ tuyên bố chủ quyền của của Trung Quốc. Những tài liệu này không xác định rõ các khu vực tranh chấp, nhưng đó là những văn bản pháp luật và có giá trị cho các thủ tục giải quyết tranh chấp.
Phillipines, một quốc gia tiên phong trong việc giải quyết vấn đề trên Biển Nam Trung Quốc, gần đây đã đề xuất một giải pháp dựa trên một Khu vực Hòa bình, Hữu nghị, Tự do và Hợp tác. Giải pháp này đòi hỏi phải có một phân định rõ ràng về những khu vực đang có tranh chấp và không có tranh chấp phù hợp với Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc trước khi theo đuổi một cách hòa bình công cuộc phát triển chung như đã nêu trong đề nghị của Trung Quốc.
Philippines đề nghị tách rời khu vực không có tranh chấp khỏi những vùng đang có tranh chấp. Việt Nam hỗ trợ đề nghị của Philippines về một Khu vực Hòa bình, Hữu nghị, Tự do và Hợp tác trong khi Trung Quốc phủ nhận nó và ép những quốc gia khác trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á không tham gia vào các cuộc thảo luận về ddeff nghị của Philippines.
Không có gì đáng ngạc nhiên, vì Trung Quốc chưa bao giờ rõ ràng về tuyên bố chủ quyền lãnh thổ bằng cái gọi là “đường 9 đoạn” bao trùm gần 90% mặt biển phía nam Trung Hoa, khái niệm dựa theo luật này đã cho thấy sự thiếu chính xác của phương pháp giải quyết của Trung Quốc. Tư thế quyết đoán của Trung Quốc đã làm cộng đồng quốc tế lo ngại về tiềm năng của một cuộc xung đột trong khu vực biển phía nam Trung Hoa. Các bước đi của Bắc Kinh ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) có vẻ kiên định và hung hăng hơn bao giờ hết, tạo ra một tương lai đáng ngại vì sự căng thẳng đang leo thang trong khu vực. Bước đầu tiên trong việc giải quyết các tranh chấp là những cuộc đàm phán hòa bình dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế để tất cả các bên có thể phát biểu về chủ quyền lãnh thổ của mình một cách rõ rệt.
Nguyễn Tường [Paris] là một bỉnh bút tự do về các vấn đề hàng hải.
Theo DCVOnline
Nguồn: South China Sea conflict generates uncertainty and insecurity - Claims by China and Taiwan have no basis in international accords. By Tuong Nguyen. GlobalPost, August 24, 2012.
DCVOnline lược dịch, minh họa, chú thích và đề tựa.
(1) China’s South China Sea jurisdictional claims: when politics and law collide East Asia Forum. Author: Sourabh Gupta, Samuels International. July 29th, 2012.
(2) Điều II của Hòa ước 1952 (Taipei) giữa Đài Loan và Nhật bản chiếu Điều 2 của Hòa ước 1951 (San Francisco) ghi rõ Nhật Bản đã từ bỏ chủ quyền tại đảo Đài Loan, và các quần đảo Bành Hồ (the Pescadores), Hoàng Sa và Trường Sa. Điều II của Hòa ước Đài Bắc 1952 không xác định Hoàng Sa và Trường thuộc chủ quyền của quốc gia nào. [Treaty of Peace between the Republic of China and Japan. Signed at Taipei, 28 April 1952. Ratified July 8, 1952 Ratifications exchanged at Taipei, August 5, 1952. Entered into force, August 5, 1952. Promulgated, August 5, 1952.]
Hoàng Khải Nghiêu (Huang Chi-yao), một người nghiên cứu tại Viện Max Planck, cũng biện luận rằng Hòa ước Taipei không hề giao chủ quyền lãnh thổ cho Đài Loan [Treaty of Taipei had no claim to sovereignty. Huang Chi-yao (tác giả), Drew Camaron (người dịch sang Anh ngữ).
Không có nhận xét nào