Tòa án Tối cao chạy trốn công chúng Vinh
Nghệ An – Phiên tòa phúc thẩm ba thanh niên Công giáo sẽ diễn ra ngày 26.09.2012, tại thị xã Cửa Lò, thay vì thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An như thường lệ. Đó là thông tin do thân nhân của ba thanh niên bị xét xử này cho VRNs biết.
Ba thanh niên Công giáo bị xét xử lần này là các anh Antôn Đậu Văn Dương, Phêrô Trần Hữu Đức, và Antôn Chu Mạnh Sơn. Ba người này đã bị tòa án sơ thẩm tỉnh Nghệ An giáng cho một bản án nặng nề, tuần tự là 42 tháng tù, 39 tháng và 36 tháng. Một người khác cũng bị xử chung vụ án này, nhưng chỉ bị 24 tháng tù treo. Theo một nguồn tin chưa được VRNs kiểm chứng thì gia đình người thứ tư này đã chạy án.
Trong thành phố Vinh và tại trước cổng TAND tỉnh Nghệ An vào ngày phiên tòa sơ thẩm ngày 24.05.2012 đã diễn ra cuộc biểu tình trên đường phố với nhiều băng rôn, hình ảnh do trẻ em, thanh niên và người lớn tuổi, cả nam lẫn nữ cầm trên tay. “Bạn tôi vô tội”, “Cháu tôi vô tội”, “Con tôi vô tội”, “Trả tự do cho những nhà bất đồng chính kiến”, “Phảnđối việc bách hại những người dân vô tội”.
Trong tòa: ông Chu Văn Nghiêm, bố của anh Chu Mạnh Sơn đã đứng dậy hô lớn rằng: “Các con vô tội, các con hãy can đảm lên. Cha mẹ, anh em, bạn bè, luật sư, công luận và những người tiến bộ đang ủng hộ các con”.
Ngày 25.05.2012, báo điện tử SGGP đăng lại bản tin của TTXVN cho biết: “Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An, khoảng tháng 3-2011, Đậu Văn Dương, Nguyễn Xuân Kim, Trần Hữu Đức gặp Nguyễn Văn Lý tại số nhà 69, đường Phan Đình Phùng, thành phố Huế. Tại đây Nguyễn Văn Lý gợi ý Dương, Kim, Đức rải truyền đơn kêu gọi tẩy chay cuộc bầu cử Quốc hội khoá XIII và HĐND 3 cấp trên địa bàn Nghệ An.
Khoảng 1 giờ ngày 20-5-2011, sau khi chuẩn bị xong, Nguyễn Xuân Kim yêu cầu mọi người tự sắp xếp với nhau thành 3 nhóm. Nhóm Đặng Xuân Tương, Nguyễn Xuân Kim rải trên địa bàn huyện Nghi Lộc. Nhóm Trần Hữu Đức, Trịnh Văn Thương rải trên địa bàn huyện Nam Đàn. Nhóm của Chu Mạnh Sơn, Hoàng Phong rải ở huyện Diễn Châu…
Chiều 21-5-2011, Chu Mạnh Sơn một mình đến huyện Yên Thành tiếp tục rải truyền đơn. Các đối tượng dùng máy ảnh chụp cảnh rải truyền đơn rồi đưa cho Đậu Văn Dương gửi cho Nguyễn Văn Lý. Ngay sau đó, công an các huyện Nam Đàn, Nghi Lộc, Diễn Châu, Yên Thành tổ chức thu gom được 5.150 tờ truyền đơn do các đối tượng này rải”.
Luật bầu cử đại biểu Quốc hội điều 50 và 51 chỉ đề cập đến những tổ chức có trách nhiệm tuyên truyền và vận động tranh cử, mà không hề đưa ra một giới hạn hay ngăn cản nào về người có thể tham gia vận động cho cuộc bầu cử:
“Điều 50: Hội đồng bầu cử chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử trong phạm vi cả nước; Uỷ ban bầu cử chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử tại địa phương.
Điều 51: Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan thông tin báo chí trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền về cuộc bầu cử”.
Do đó, ngoài những tổ chức có trách nhiệm vận động bầu cử thì mọi công dân đề có thể tham gia.
Vận động bầu cử là gì, nếu không phải là thuyết phục cử tri bầu cho người này và đừng bầu cho người kia (có thể lúc vận động bầu cử người ta không nói trắng ra như thế, nhưng bản chất là thế), hoặc vận động đừng bầu ai cả. Lưu ý luật bầu cử không hề cấm vận động tảy chay cuộc bầu cử. Do vậy tự thân cuộc vận động tảy chay bầu cử Quốc hội mà các anh Antôn Đậu Văn Dương, Phêrô Trần Hữu Đức, và Antôn Chu Mạnh Sơn, nếu có, thì cũng không có gì là vi phạm pháp luật.
Giáo sư luật quốc tế Allen S. Weiner, người đã đại diện 17 thanh niên Công giáo và Tin lành khiếu nại nhà nước Việt Nam đã bắt giam người tùy tiện lên Liên Hiệp Quốc, đã viết: “Những hình thức bày tỏ chính trị như vậy được bảo vệ bởi các luật lệ quốc tế về nhân quyền và bởi Hiến pháp Việt Nam. Điều 53 của Hiến pháp bảo đảm công dân “có quyền tham gia vào việc điều hành nhà nước và xã hội, tham gia vào các thảo luận về những vấn đề của cả nước hay của địa phương.” Điều 69 của Hiến pháp Việt Nam xác nhận công dân “có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí” và có “quyền hội họp, lập hội, và biểu tình theo đúng pháp luật”. Tuy nhiên, thay vì bảo vệ các quyền này, chính phủ Việt Nam lại dùng luật để ngăn cấm các quyền tự do căn bản về ngôn luận, hội họp, và lập hội”.
Với việc đưa ba thanh niên Công giáo ra xử phúc thẩm ở thị xã Cửa Lò cho thấy, nhà cầm quyền biết mình làm sai, nhưng vẫn cố làm, nên phải đưa ra xa thành phố, hầu tránh được sự phản đối cách mạnh mẽ của dân chúng. Nhưng với khoảng cách chỉ xa thành phố Vinh 15 km thì không thể ngăn chặn được làn song phản đối của dân chúng, nhất là gần đây, Đức giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã công khai tiếp đón thân nhân 17 thanh niên bị bắt giam cách bất công, và chuyển 50 triệu của những người yêu mến công lý hòa bình cho các gia đình này.
PV. VRNs
Theo Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
Ba thanh niên Công giáo bị xét xử lần này là các anh Antôn Đậu Văn Dương, Phêrô Trần Hữu Đức, và Antôn Chu Mạnh Sơn. Ba người này đã bị tòa án sơ thẩm tỉnh Nghệ An giáng cho một bản án nặng nề, tuần tự là 42 tháng tù, 39 tháng và 36 tháng. Một người khác cũng bị xử chung vụ án này, nhưng chỉ bị 24 tháng tù treo. Theo một nguồn tin chưa được VRNs kiểm chứng thì gia đình người thứ tư này đã chạy án.
Trong thành phố Vinh và tại trước cổng TAND tỉnh Nghệ An vào ngày phiên tòa sơ thẩm ngày 24.05.2012 đã diễn ra cuộc biểu tình trên đường phố với nhiều băng rôn, hình ảnh do trẻ em, thanh niên và người lớn tuổi, cả nam lẫn nữ cầm trên tay. “Bạn tôi vô tội”, “Cháu tôi vô tội”, “Con tôi vô tội”, “Trả tự do cho những nhà bất đồng chính kiến”, “Phảnđối việc bách hại những người dân vô tội”.
Trong tòa: ông Chu Văn Nghiêm, bố của anh Chu Mạnh Sơn đã đứng dậy hô lớn rằng: “Các con vô tội, các con hãy can đảm lên. Cha mẹ, anh em, bạn bè, luật sư, công luận và những người tiến bộ đang ủng hộ các con”.
Ngày 25.05.2012, báo điện tử SGGP đăng lại bản tin của TTXVN cho biết: “Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An, khoảng tháng 3-2011, Đậu Văn Dương, Nguyễn Xuân Kim, Trần Hữu Đức gặp Nguyễn Văn Lý tại số nhà 69, đường Phan Đình Phùng, thành phố Huế. Tại đây Nguyễn Văn Lý gợi ý Dương, Kim, Đức rải truyền đơn kêu gọi tẩy chay cuộc bầu cử Quốc hội khoá XIII và HĐND 3 cấp trên địa bàn Nghệ An.
Khoảng 1 giờ ngày 20-5-2011, sau khi chuẩn bị xong, Nguyễn Xuân Kim yêu cầu mọi người tự sắp xếp với nhau thành 3 nhóm. Nhóm Đặng Xuân Tương, Nguyễn Xuân Kim rải trên địa bàn huyện Nghi Lộc. Nhóm Trần Hữu Đức, Trịnh Văn Thương rải trên địa bàn huyện Nam Đàn. Nhóm của Chu Mạnh Sơn, Hoàng Phong rải ở huyện Diễn Châu…
Chiều 21-5-2011, Chu Mạnh Sơn một mình đến huyện Yên Thành tiếp tục rải truyền đơn. Các đối tượng dùng máy ảnh chụp cảnh rải truyền đơn rồi đưa cho Đậu Văn Dương gửi cho Nguyễn Văn Lý. Ngay sau đó, công an các huyện Nam Đàn, Nghi Lộc, Diễn Châu, Yên Thành tổ chức thu gom được 5.150 tờ truyền đơn do các đối tượng này rải”.
Luật bầu cử đại biểu Quốc hội điều 50 và 51 chỉ đề cập đến những tổ chức có trách nhiệm tuyên truyền và vận động tranh cử, mà không hề đưa ra một giới hạn hay ngăn cản nào về người có thể tham gia vận động cho cuộc bầu cử:
“Điều 50: Hội đồng bầu cử chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử trong phạm vi cả nước; Uỷ ban bầu cử chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử tại địa phương.
Điều 51: Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan thông tin báo chí trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền về cuộc bầu cử”.
Do đó, ngoài những tổ chức có trách nhiệm vận động bầu cử thì mọi công dân đề có thể tham gia.
Vận động bầu cử là gì, nếu không phải là thuyết phục cử tri bầu cho người này và đừng bầu cho người kia (có thể lúc vận động bầu cử người ta không nói trắng ra như thế, nhưng bản chất là thế), hoặc vận động đừng bầu ai cả. Lưu ý luật bầu cử không hề cấm vận động tảy chay cuộc bầu cử. Do vậy tự thân cuộc vận động tảy chay bầu cử Quốc hội mà các anh Antôn Đậu Văn Dương, Phêrô Trần Hữu Đức, và Antôn Chu Mạnh Sơn, nếu có, thì cũng không có gì là vi phạm pháp luật.
Giáo sư luật quốc tế Allen S. Weiner, người đã đại diện 17 thanh niên Công giáo và Tin lành khiếu nại nhà nước Việt Nam đã bắt giam người tùy tiện lên Liên Hiệp Quốc, đã viết: “Những hình thức bày tỏ chính trị như vậy được bảo vệ bởi các luật lệ quốc tế về nhân quyền và bởi Hiến pháp Việt Nam. Điều 53 của Hiến pháp bảo đảm công dân “có quyền tham gia vào việc điều hành nhà nước và xã hội, tham gia vào các thảo luận về những vấn đề của cả nước hay của địa phương.” Điều 69 của Hiến pháp Việt Nam xác nhận công dân “có quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí” và có “quyền hội họp, lập hội, và biểu tình theo đúng pháp luật”. Tuy nhiên, thay vì bảo vệ các quyền này, chính phủ Việt Nam lại dùng luật để ngăn cấm các quyền tự do căn bản về ngôn luận, hội họp, và lập hội”.
Với việc đưa ba thanh niên Công giáo ra xử phúc thẩm ở thị xã Cửa Lò cho thấy, nhà cầm quyền biết mình làm sai, nhưng vẫn cố làm, nên phải đưa ra xa thành phố, hầu tránh được sự phản đối cách mạnh mẽ của dân chúng. Nhưng với khoảng cách chỉ xa thành phố Vinh 15 km thì không thể ngăn chặn được làn song phản đối của dân chúng, nhất là gần đây, Đức giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã công khai tiếp đón thân nhân 17 thanh niên bị bắt giam cách bất công, và chuyển 50 triệu của những người yêu mến công lý hòa bình cho các gia đình này.
PV. VRNs
Theo Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
Không có nhận xét nào