Thêm một blogger bị chính quyền kiểm soát
Chị Phương Bích vừa bị UBND phường Dịch Vọng gửi giấy mời yêu cầu tham dự cuộc họp bàn đưa đối tượng vào diện quản lý theo nghị định 163/2003/ND-CP do ông Phan Văn Khải ký ngày 19/12/2003.
Đây là hình thức đấu tố của chính quyền như đã từng xảy ra trước đây đối với luật sư Lê Quốc Quân. Chị Phương Bích là một người nổi tiếng trong các cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Mặc Lâm phỏng vấn chị Phương Bích để biết thêm chi tiết, trước tiên chị nói về diễn tiến của việc mời chị:
Âm Thanh - Tải xuống hoặc nghe trực tiếp ở phần cuối bài
"Giấy mời này là do chủ tịch UBND phường ký. Tôi từ chối tham gia nên cũng không rõ về cuộc họp này. Theo như tôi đọc cái nghị định này thì họ nói là sẽ làm theo cái nghị định đó thì có nghĩa là phải có người đề nghị lên. Tôi cũng đang chờ vì tôi không biết ai là người đề nghị. Theo quy định thì họ sẽ có người đề nghị như là một cái công văn đề nghị lên phường là người này cần thiết phải đưa vào diện gọi là cần phải giáo dục lại đấy. Tôi chưa biết họ dựa trên cơ sở nào. Các đoàn thể ở chung cư nhà tôi ở như tổ dân phố, hay Mặt trân Tổ quốc, hay là Phụ nữ v.v. họ có đề nghị lên thì lúc ấy phường họ sẽ họp dựa trên cơ sở mà hồ sơ họ cung cấp.
Nếu nói cho đúng thì họ phải đi xác minh tức là công an họ phải đi xác minh, hoặc kể cả công an họ có đề nghị với bên UBND phường, thì cái hội đồng đó họ sẽ họp và họ sẽ xét việc đưa người mà họ xếp vào diện mà họ gọi là quản lý đó để ra một quyết định. Tôi chờ xem là nếu họ đưa quyết định đó cho tôi thì tôi sẽ biết được đâu là người đề nghị đưa tôi vào diện quản lý hoặc là giáo dục.
Việc này nó gọi là nghị định giáo dục lại công dân đấy. Tôi thì tôi chỉ biết là khi mà họ mời tôi ra và căn cứ trên những sự việc mà tôi đã đi tham gia biểu tình năm lần bảy lượt họ ngăn chận tôi như thế thì tôi đoán rằng họ sẽ đưa tôi vào cái diện quản lý và giáo dục giống như là họ đã làm đối với luật sư Lê Quốc Quân đấy anh ạ. Tôi cũng chỉ đoán phỏng như thế."
Mặc Lâm: Trước tình hình như vậy thì chị cảm thấy thế nào khi bị khép vào diện cần phải quản lý và giáo dục lại, thưa chị?
Phương Bích: "Đây là sự ngạo mạn, bởi vì họ là đầy tớ, họ là công bộc của nhân dân, nhưng họ lại muốn nhăm nhe, trong khi bổn phận của họ thì họ không làm tròn trách nhiệm. Chưa làm tròn trách nhiệm thì họ nhăm nhe việc đi giáo dục lại nhân dân. Như tôi đã nói tôi chỉ là một cá nhân nhỏ bé trong hàng ngũ những người xuống đường đi biểu tình hô lên “đả đảo Trung Quốc xâm lược” và “Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam”. Trong những người hô như thế thì có cả người già lẫn người trẻ, có đủ các thành phần từ người dân đến thành phần trí thức – những người rất đáng kính, nhưng họ lại muốn giáo dục tôi về cái việc tôi đi biểu tình có nghĩa là gián tiếp giáo dục cả những con người đáng kính đó, thì tôi cho rằng đấy là một sự ngạo mạn và vô lễ của những người mệnh danh là công bộc là đầy tớ của nhân dân."
Chỉ thị từ đâu?
Mặc Lâm: Theo chị thì đây là quyết định của UBND phường Dịch Vọng hay do chỉ thị từ cấp cao hơn ạ?
Phương Bích: "Họ làm cũng chỉ để gọi là làm cho có chuyện thôi anh ạ. Thực tế theo tôi biết thì đối với phường Dịch Vọng họ rất kính trọng gia đình tôi. Họ luôn luôn cử cán bộ vào trong gia đình tôi chúc mừng cụ nhà tôi mà anh. Tất nhiên, đối với tôi thì họ phải cố làm, làm cho xong việc đối với cấp trên, qua cái việc đó để nói với cấp trên của họ, chứ còn thực tế ra tôi cũng không muốn căng thẳng với phường nhà tôi."
Mặc Lâm: Được biết ông cụ thân sinh của chị là một nhà cách mạng lão thành, ý kiến của ông thế nào khi chị tham gia vào các cuộc biểu tình chống TQ và rồi bị bắt hay những hoạt động khác của chị đã gây sự phản ứng của chính quyền như vậy, thưa chị ?
Phương Bích: "Thực tế là bố tôi hiểu và bố tôi vẫn ủng hộ, nhưng mà cụ nhà tôi đã 90 tuổi, cũng yếu cơ thể và nhất là cụ đang bệnh tật. Tâm lý của người già mà đang bệnh tật lại sống với con, và nhất là tôi lại là phụ nữ anh ạ. Một lần khi tôi bị bắt vào Hỏa Lò, rồi một lần tôi bị chở đi từ sáng tới tối mới về, thì nói chung tâm lý của người cha già cũng thấy thương con gái lận đận cho nên cũng chỉ muốn cho con mình bình yên mà thôi, cho con mình và cho cả bản thân mình nữa. Nhưng cụ vẫn hiểu, cho nên khi tôi viết những bài này tôi đều đưa cho cụ đọc và cụ vẫn đồng tình anh ạ. Tôi nghĩ là bố tôi yên tâm. Nếu như bố tôi cảm thấy con mình không làm gì sai thì bố hiểu rằng họ có bắt con mình thì trước sau họ cũng phải thả. Cũng giống như Bùi Hằng đấy, bài học Bùi Hằng là bài học nhãn tiền đối với họ, thì đối với con (Phương Bích) con chưa thể so với Bùi Hằng được đâu! Thế thì đối với cụ nhà tôi, khi tôi động viên như thế thì cụ lạc quan trở lại."
Mặc Lâm: Chị có nghĩ rằng do tham gia các cuộc biểu tình chống TQ, hay là phản đối những hành vi đánh chết người của công an, hoặc là lên tiếng về các vụ tham nhũng mà chính quyền xem chị là người bất đồng chính kiến cần phải đặt trong vòng kiểm soát hay không ạ?
Phương Bích: "Cái gì mà tôi biết rõ thì tôi tham gia. Vụ nhà cô Kim Tiến con ông Trịnh Xuân Tùng thì việc đó tôi đọc báo biết rõ thì tôi viết về trường hợp đó. Mỗi lần tòa xử tay trung tá đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng thì tôi có đi tham gia, nhưng thực tế việc tham gia của tôi chỉ là đứng ở ngoài chứ mình đâu có được vô trong tòa đâu. Chỉ phân tích những điều đơn giản như thế chứ thật tôi chưa dám đi sâu vào cái chuyện thủ tục tố tụng người ta làm như thế nào, có đúng thủ tục không, thì tôi vẫn chưa dám nói.
Còn cái chuyện tham nhũng thì tôi nói anh nghe, tôi cũng chỉ nghe như thế và bày tỏ ý kiến của tôi thôi, chứ còn chuyện đúng là mình phải nắm được cái sự việc như thế nào thì mình mới có thể nói được. Tôi ủng hộ quá trình chống tham nhũng của tất cả những người mà người ta có căn cứ chứ còn tôi thì tôi không dám đi sâu vào các chuyện đó."
Mặc Lâm: Trong những ngày sắp tới chị sẽ đối phó với những sức ép từ chính quyền như thế nào? Chị sẽ chống lại bằng cách kiện cáo hay bằng những bài viết lên tiếng sự đàn áp qua hình thức quản lý này?
Phương Bích: "Tôi vẫn chọn biện pháp ôn hòa, anh ạ, bởi vì anh thừa hiểu bây giờ mình muốn tồn tại thì ít ra mình cũng phải đấu tranh để cho mình tồn tại, chứ còn nếu mà mình làm những biện pháp mạnh, hoặc là xuống đường v.v. thì họ có thể bắt giữ mình như với lý do “gây rối trật tự công cộng” rồi họ tống mình vào trại, chẳng hạn như thế, thì hiệu quả sẽ không được như mình ở ngoài để mình đấu tranh. Tôi sẽ viết đơn tố cáo, hoặc đơn khiếu nại phản đối, đồng thời tôi vẫn viết blog."
Mặc Lâm: Xin một lần nữa cám ơn chị Phương Bích.
Phương Bích: "Dạ vâng. Cảm ơn anh."
© Mặc Lâm, biên tập viên RFA
------------------
Chị Phương Bích được thả ra từ Hỏa Lò hôm 25/8/2011 do biểu tình chống Trung Quốc trước đó. |
Âm Thanh - Tải xuống hoặc nghe trực tiếp ở phần cuối bài
"Giấy mời này là do chủ tịch UBND phường ký. Tôi từ chối tham gia nên cũng không rõ về cuộc họp này. Theo như tôi đọc cái nghị định này thì họ nói là sẽ làm theo cái nghị định đó thì có nghĩa là phải có người đề nghị lên. Tôi cũng đang chờ vì tôi không biết ai là người đề nghị. Theo quy định thì họ sẽ có người đề nghị như là một cái công văn đề nghị lên phường là người này cần thiết phải đưa vào diện gọi là cần phải giáo dục lại đấy. Tôi chưa biết họ dựa trên cơ sở nào. Các đoàn thể ở chung cư nhà tôi ở như tổ dân phố, hay Mặt trân Tổ quốc, hay là Phụ nữ v.v. họ có đề nghị lên thì lúc ấy phường họ sẽ họp dựa trên cơ sở mà hồ sơ họ cung cấp.
Nếu nói cho đúng thì họ phải đi xác minh tức là công an họ phải đi xác minh, hoặc kể cả công an họ có đề nghị với bên UBND phường, thì cái hội đồng đó họ sẽ họp và họ sẽ xét việc đưa người mà họ xếp vào diện mà họ gọi là quản lý đó để ra một quyết định. Tôi chờ xem là nếu họ đưa quyết định đó cho tôi thì tôi sẽ biết được đâu là người đề nghị đưa tôi vào diện quản lý hoặc là giáo dục.
Việc này nó gọi là nghị định giáo dục lại công dân đấy. Tôi thì tôi chỉ biết là khi mà họ mời tôi ra và căn cứ trên những sự việc mà tôi đã đi tham gia biểu tình năm lần bảy lượt họ ngăn chận tôi như thế thì tôi đoán rằng họ sẽ đưa tôi vào cái diện quản lý và giáo dục giống như là họ đã làm đối với luật sư Lê Quốc Quân đấy anh ạ. Tôi cũng chỉ đoán phỏng như thế."
Mặc Lâm: Trước tình hình như vậy thì chị cảm thấy thế nào khi bị khép vào diện cần phải quản lý và giáo dục lại, thưa chị?
Phương Bích: "Đây là sự ngạo mạn, bởi vì họ là đầy tớ, họ là công bộc của nhân dân, nhưng họ lại muốn nhăm nhe, trong khi bổn phận của họ thì họ không làm tròn trách nhiệm. Chưa làm tròn trách nhiệm thì họ nhăm nhe việc đi giáo dục lại nhân dân. Như tôi đã nói tôi chỉ là một cá nhân nhỏ bé trong hàng ngũ những người xuống đường đi biểu tình hô lên “đả đảo Trung Quốc xâm lược” và “Hoàng Sa – Trường Sa – Việt Nam”. Trong những người hô như thế thì có cả người già lẫn người trẻ, có đủ các thành phần từ người dân đến thành phần trí thức – những người rất đáng kính, nhưng họ lại muốn giáo dục tôi về cái việc tôi đi biểu tình có nghĩa là gián tiếp giáo dục cả những con người đáng kính đó, thì tôi cho rằng đấy là một sự ngạo mạn và vô lễ của những người mệnh danh là công bộc là đầy tớ của nhân dân."
Chỉ thị từ đâu?
Người biểu tình chống Trung Quốc bị đàn áp hôm 21/8/2011. AFP photo |
Phương Bích: "Họ làm cũng chỉ để gọi là làm cho có chuyện thôi anh ạ. Thực tế theo tôi biết thì đối với phường Dịch Vọng họ rất kính trọng gia đình tôi. Họ luôn luôn cử cán bộ vào trong gia đình tôi chúc mừng cụ nhà tôi mà anh. Tất nhiên, đối với tôi thì họ phải cố làm, làm cho xong việc đối với cấp trên, qua cái việc đó để nói với cấp trên của họ, chứ còn thực tế ra tôi cũng không muốn căng thẳng với phường nhà tôi."
Mặc Lâm: Được biết ông cụ thân sinh của chị là một nhà cách mạng lão thành, ý kiến của ông thế nào khi chị tham gia vào các cuộc biểu tình chống TQ và rồi bị bắt hay những hoạt động khác của chị đã gây sự phản ứng của chính quyền như vậy, thưa chị ?
Phương Bích: "Thực tế là bố tôi hiểu và bố tôi vẫn ủng hộ, nhưng mà cụ nhà tôi đã 90 tuổi, cũng yếu cơ thể và nhất là cụ đang bệnh tật. Tâm lý của người già mà đang bệnh tật lại sống với con, và nhất là tôi lại là phụ nữ anh ạ. Một lần khi tôi bị bắt vào Hỏa Lò, rồi một lần tôi bị chở đi từ sáng tới tối mới về, thì nói chung tâm lý của người cha già cũng thấy thương con gái lận đận cho nên cũng chỉ muốn cho con mình bình yên mà thôi, cho con mình và cho cả bản thân mình nữa. Nhưng cụ vẫn hiểu, cho nên khi tôi viết những bài này tôi đều đưa cho cụ đọc và cụ vẫn đồng tình anh ạ. Tôi nghĩ là bố tôi yên tâm. Nếu như bố tôi cảm thấy con mình không làm gì sai thì bố hiểu rằng họ có bắt con mình thì trước sau họ cũng phải thả. Cũng giống như Bùi Hằng đấy, bài học Bùi Hằng là bài học nhãn tiền đối với họ, thì đối với con (Phương Bích) con chưa thể so với Bùi Hằng được đâu! Thế thì đối với cụ nhà tôi, khi tôi động viên như thế thì cụ lạc quan trở lại."
Mặc Lâm: Chị có nghĩ rằng do tham gia các cuộc biểu tình chống TQ, hay là phản đối những hành vi đánh chết người của công an, hoặc là lên tiếng về các vụ tham nhũng mà chính quyền xem chị là người bất đồng chính kiến cần phải đặt trong vòng kiểm soát hay không ạ?
Phương Bích: "Cái gì mà tôi biết rõ thì tôi tham gia. Vụ nhà cô Kim Tiến con ông Trịnh Xuân Tùng thì việc đó tôi đọc báo biết rõ thì tôi viết về trường hợp đó. Mỗi lần tòa xử tay trung tá đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng thì tôi có đi tham gia, nhưng thực tế việc tham gia của tôi chỉ là đứng ở ngoài chứ mình đâu có được vô trong tòa đâu. Chỉ phân tích những điều đơn giản như thế chứ thật tôi chưa dám đi sâu vào cái chuyện thủ tục tố tụng người ta làm như thế nào, có đúng thủ tục không, thì tôi vẫn chưa dám nói.
Còn cái chuyện tham nhũng thì tôi nói anh nghe, tôi cũng chỉ nghe như thế và bày tỏ ý kiến của tôi thôi, chứ còn chuyện đúng là mình phải nắm được cái sự việc như thế nào thì mình mới có thể nói được. Tôi ủng hộ quá trình chống tham nhũng của tất cả những người mà người ta có căn cứ chứ còn tôi thì tôi không dám đi sâu vào các chuyện đó."
Mặc Lâm: Trong những ngày sắp tới chị sẽ đối phó với những sức ép từ chính quyền như thế nào? Chị sẽ chống lại bằng cách kiện cáo hay bằng những bài viết lên tiếng sự đàn áp qua hình thức quản lý này?
Phương Bích: "Tôi vẫn chọn biện pháp ôn hòa, anh ạ, bởi vì anh thừa hiểu bây giờ mình muốn tồn tại thì ít ra mình cũng phải đấu tranh để cho mình tồn tại, chứ còn nếu mà mình làm những biện pháp mạnh, hoặc là xuống đường v.v. thì họ có thể bắt giữ mình như với lý do “gây rối trật tự công cộng” rồi họ tống mình vào trại, chẳng hạn như thế, thì hiệu quả sẽ không được như mình ở ngoài để mình đấu tranh. Tôi sẽ viết đơn tố cáo, hoặc đơn khiếu nại phản đối, đồng thời tôi vẫn viết blog."
Mặc Lâm: Xin một lần nữa cám ơn chị Phương Bích.
Phương Bích: "Dạ vâng. Cảm ơn anh."
© Mặc Lâm, biên tập viên RFA
------------------
Không có nhận xét nào