Mỹ sẽ triển khai lá chắn tên lửa ở Châu Á như thế nào?
Mới đây bộ quốc phòng Mỹ cho biết Hoa Kỳ và Nhật đang bàn thảo việc mở rộng lá chắn tên lửa của Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương.
Ngăn chặn các mối đe dọa
Âm thanh - Tải xuống hoặc nghe trực tiếp ở phần cuối bài
Tờ Wall Street Journal trích lời của một giới chức Mỹ cho biết hệ thống lá chắn này có mục đích ngăn chặn các mối đe dọa từ Bắc Hàn và Trung Quốc. Trước đó, vào ngày 24 tháng 7, Trung Quốc lần đầu tiên phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm xa mới DF-41 tại trung tâm thử nghiệm vũ trụ và tên lửa Ngũ Trại thuộc tỉnh Sơn Tây, miền Đông Trung Quốc. Các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng đây là loại tên lửa có thể mang 10 đầu đạn hạt nhân và bắn đến nhiều vị trí khác nhau trên lãnh thổ Mỹ. Tên lửa này, theo các nhà quan sát Mỹ, là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia Mỹ. Để tìm hiểu thêm về kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ tại châu Á trước những diễn tiến mới từ Trung Quốc. Việt Hà phỏng vấn ông Tetsuo Kotani, chuyên gia cao cấp về an ninh hàng hải thuộc viện Quan hệ Quốc tế của Nhật Bản.
Trước hết đánh giá về tính khả thi của hệ thống lá chắn tên lửa mới, ông Tetsuo Kotani cho biết:
Tetsuo Kotani: Theo tôi đây là một kế hoạch hoàn toàn khả thi. Mỹ và Nhật Bản đang đàm phán việc mở rộng radar thứ hai ở miền nam nước Nhật. Theo tôi thì đây là một kế hoạch hoàn toàn khả thi và có thể đi vào hiện thực trong vòng vài tháng tới. Vấn đề bây giờ chỉ là địa điểm để lắp đặt hệ thống này. Địa điểm lý tưởng là ở Okinawa để có thể bao trùm được toàn bộ khu vực có tên lửa của Trung Quốc. Tuy nhiên vì những căng thẳng tại Okinawa liên quan đến căn cứ quân sự Mỹ tại đây cho nên có thể là hệ thống radar này sẽ được đặt ở Kyushu thay vì ở Okinawa. Kyushu là cũng ở phía nam Nhật Bản. Và tại đây thì sự hợp tác rất tốt cho nên theo tôi việc lắp đặt radar tại miền nam Nhật sẽ sớm thành hình.
Việt Hà: Theo ông thì ngoài Nhật Bản, liệu Mỹ có thể triển khai hệ thống lá chắn này tại các nước nào khác ở châu Á, ví dụ như Philippines hay Australia chẳng hạn?
Tetsuo Kotani: Theo tôi thì Philippines sẽ là một nước được lựa chọn chứ không phải là Australia vì chúng ta cần phải theo dõi được toàn bộ khu vực có triển khai tên lửa của Trung Quốc ngay trong lãnh thổ Trung Quốc. Úc ở quá xa vì vậy chúng ta phải đặt hệ thống radar ở dãy đảo thứ nhất. Tại Nhật Bản, chúng ta đã có một hệ thống radar ở miền bắc Nhật. Chúng ta sẽ đặt một hệ thống khác ở miền nam Nhật Bản, và lý tưởng hơn nữa là một hệ thống tại Philippines. Và như vậy lá chắn này sẽ bao trùm được toàn bộ Trung Quốc.
Việt Hà: Vậy ông đánh giá thế nào về khả năng triển khai một hệ thống tương tự tại Philippines?
Tetsuo Kotani: Tôi không biết thế nào vì tình hình sẽ rất khó khăn.
Nếu hệ thống radar này được đặt tại Philippines thì Trung Quốc sẽ rất tức giận và tôi không chắc là chính phủ Philippines có thể sẵn sàng cho kế hoạch này hay không vì họ sẽ phải đối đầu với căng thẳng gia tăng với Trung Quốc. Theo tôi thì khó có thể đặt được hệ thống này tại Philippines.
Việt Hà: Vậy nếu hệ thống lá chắn này không được đặt tại Philippines thì hiệu quả kiểm soát tấn công về tên lửa (nếu có) từ Trung Quốc sẽ ra sao?
Tetsuo Kotani: Nếu như có thể đặt hệ thống radar này ở Philippines thì có thể bao phủ được toàn bộ miền Nam Trung Quốc. Nhưng thậm chí trong trường hợp xấu hơn, chỉ có hai hệ thống radar tại Nhật thì chúng ta vẫn có thể bao trùm được phần lớn lãnh thổ Trung Quốc. Thêm vào đó thì hải quân Mỹ đang triển khai hệ thống radar di động trên các tàu của mình và nếu họ triển khai hệ thống tàu này, kết hợp với các radar tại Nhật, thì hệ thống này có thể bao trùm được toàn bộ Trung Quốc. cho nên ngay cả khi không triển khai được hệ thống radar tại Philippines thì chúng ta vẫn có những lựa chọn khác.
Phản ứng của Trung Quốc?
Việt Hà: Theo ông thì Trung Quốc sẽ có phản ứng thế nào trước việc Mỹ và Nhật triển khai hệ thống lá chắn này?
Tetsuo Kotani: Theo tôi thì Trung Quốc sẽ rất tức giận trước việc triển khai hệ thống lá chắn tên lửa này, cũng giống như Nga tức giận với hệ thống lá chắn tên lửa tại châu Âu và điều này sẽ làm ảnh hưởng xấu đến quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc, Trung quốc với Nhật và Trung Quốc với các nước khác. Đây là một vấn đề rất nghiệm trọng vì nếu chúng ta có thể triển khai được hệ thống radar này, thì chúng ta có thể làm giảm khả năng tấn công hạt nhân của Trung Quốc. Đây là vấn đề chiến lược cho nên chắc chắn là Trung Quốc sẽ hết sức tức giận. Họ sẽ có những phản ứng cứng rắn về mặt ngoại giao, thậm chí họ có thể có các biện pháp về kinh tế và họ còn có thể thực hiện các cuộc tập trận trong các vùng biển lân cận. Đó là những phản ứng mà theo tôi Trung Quốc sẽ có.
Việt Hà: Vậy thì những phản ứng của Trung Quốc sẽ cản trở thế nào đối với kế hoạch lá chắn tên lửa này của Mỹ?
Tetsuo Kotani: Theo tôi thì Nhật Bản và Mỹ sẽ vẫn tiếp tục bàn thảo kế hoạch này và thực hiện kế hoạch triển khai hệ thống radar bởi vì đây vấn đề quan trọng đối với Mỹ trong việc giám sát khả năng tên lửa của Trung Quốc.
Việt Hà: Gần đây căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc đang gia tăng xung quanh các tranh chấp tại biển Hoa Đông. Theo ông thì việc Nhật xúc tiến thảo luận kế hoạch lá chắn tên lửa mới với Mỹ sẽ có ảnh hưởng thế nào tới mối quan hệ đang rất căng thẳng giữa hai nước, và liệu điều này có khiến chính phủ Nhật phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn?
Tetsuo Kotani: Tất nhiên là chính phủ Nhật không muốn làm cho căng thẳng trên biển Hoa Đông tăng cao và tôi tin là Trung Quốc cũng muốn làm giảm căng thẳng này. Tuy nhiên vấn đề hiện tại giữa hai nước chính là tinh thần dân tộc đang lên cao ở cả hai quốc gia. Vì vậy mà chính phủ hai nước không thể có lời lẽ nhẹ nhàng hơn được. Còn đối với kế hoạch lá chắn tên lửa thì đây là vấn đề hoàn toàn tách rời khỏi vấn đề biển Hoa Đông. Đàm phán giữa Nhật Bản và Mỹ đã bắt đầu từ trước khi căng thẳng tại khu vực này tăng cao. Tất nhiên chính phủ Nhật Bản sẽ phải cẩn thậ nhưng đây là vấn đề chiến lược, vấn đề về hạt nhân và nó rất quan trọng quan trọng hơn vấn đề chủ quyền. Do đó tôi nghĩ chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục đàm phán với Mỹ về kế hoạch này.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này.
© Việt Hà, phóng viên RFA
----------
Ngăn chặn các mối đe dọa
Sơ đồ quy trình hoạt động của hệ thống lá chắn tên lửa. AFP |
Tờ Wall Street Journal trích lời của một giới chức Mỹ cho biết hệ thống lá chắn này có mục đích ngăn chặn các mối đe dọa từ Bắc Hàn và Trung Quốc. Trước đó, vào ngày 24 tháng 7, Trung Quốc lần đầu tiên phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa tầm xa mới DF-41 tại trung tâm thử nghiệm vũ trụ và tên lửa Ngũ Trại thuộc tỉnh Sơn Tây, miền Đông Trung Quốc. Các chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng đây là loại tên lửa có thể mang 10 đầu đạn hạt nhân và bắn đến nhiều vị trí khác nhau trên lãnh thổ Mỹ. Tên lửa này, theo các nhà quan sát Mỹ, là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với an ninh quốc gia Mỹ. Để tìm hiểu thêm về kế hoạch lá chắn tên lửa của Mỹ tại châu Á trước những diễn tiến mới từ Trung Quốc. Việt Hà phỏng vấn ông Tetsuo Kotani, chuyên gia cao cấp về an ninh hàng hải thuộc viện Quan hệ Quốc tế của Nhật Bản.
Trước hết đánh giá về tính khả thi của hệ thống lá chắn tên lửa mới, ông Tetsuo Kotani cho biết:
Theo tôi đây là một kế hoạch hoàn toàn khả thi, Mỹ và Nhật Bản đang đàm phán việc mở rộng radar thứ hai ở miền nam nước Nhật.
Tetsuo Kotani
|
Việt Hà: Theo ông thì ngoài Nhật Bản, liệu Mỹ có thể triển khai hệ thống lá chắn này tại các nước nào khác ở châu Á, ví dụ như Philippines hay Australia chẳng hạn?
Tetsuo Kotani: Theo tôi thì Philippines sẽ là một nước được lựa chọn chứ không phải là Australia vì chúng ta cần phải theo dõi được toàn bộ khu vực có triển khai tên lửa của Trung Quốc ngay trong lãnh thổ Trung Quốc. Úc ở quá xa vì vậy chúng ta phải đặt hệ thống radar ở dãy đảo thứ nhất. Tại Nhật Bản, chúng ta đã có một hệ thống radar ở miền bắc Nhật. Chúng ta sẽ đặt một hệ thống khác ở miền nam Nhật Bản, và lý tưởng hơn nữa là một hệ thống tại Philippines. Và như vậy lá chắn này sẽ bao trùm được toàn bộ Trung Quốc.
Việt Hà: Vậy ông đánh giá thế nào về khả năng triển khai một hệ thống tương tự tại Philippines?
Tetsuo Kotani: Tôi không biết thế nào vì tình hình sẽ rất khó khăn.
Quân đội thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đứng cạnh một bệ phóng tên lửa đánh chặn được triển khai tại một căn cứ ở thành phố Akita, miền bắc Nhật Bản vào ngày 31 tháng 3 năm 2009. AFP PHOTO. |
Việt Hà: Vậy nếu hệ thống lá chắn này không được đặt tại Philippines thì hiệu quả kiểm soát tấn công về tên lửa (nếu có) từ Trung Quốc sẽ ra sao?
Tetsuo Kotani: Nếu như có thể đặt hệ thống radar này ở Philippines thì có thể bao phủ được toàn bộ miền Nam Trung Quốc. Nhưng thậm chí trong trường hợp xấu hơn, chỉ có hai hệ thống radar tại Nhật thì chúng ta vẫn có thể bao trùm được phần lớn lãnh thổ Trung Quốc. Thêm vào đó thì hải quân Mỹ đang triển khai hệ thống radar di động trên các tàu của mình và nếu họ triển khai hệ thống tàu này, kết hợp với các radar tại Nhật, thì hệ thống này có thể bao trùm được toàn bộ Trung Quốc. cho nên ngay cả khi không triển khai được hệ thống radar tại Philippines thì chúng ta vẫn có những lựa chọn khác.
Phản ứng của Trung Quốc?
Việt Hà: Theo ông thì Trung Quốc sẽ có phản ứng thế nào trước việc Mỹ và Nhật triển khai hệ thống lá chắn này?
Theo tôi thì TQ sẽ rất tức giận trước việc triển khai hệ thống lá chắn tên lửa này, cũng giống như Nga tức giận với hệ thống lá chắn tên lửa tại châu Âu.
Tetsuo Kotani
|
Việt Hà: Vậy thì những phản ứng của Trung Quốc sẽ cản trở thế nào đối với kế hoạch lá chắn tên lửa này của Mỹ?
Tetsuo Kotani: Theo tôi thì Nhật Bản và Mỹ sẽ vẫn tiếp tục bàn thảo kế hoạch này và thực hiện kế hoạch triển khai hệ thống radar bởi vì đây vấn đề quan trọng đối với Mỹ trong việc giám sát khả năng tên lửa của Trung Quốc.
Việt Hà: Gần đây căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc đang gia tăng xung quanh các tranh chấp tại biển Hoa Đông. Theo ông thì việc Nhật xúc tiến thảo luận kế hoạch lá chắn tên lửa mới với Mỹ sẽ có ảnh hưởng thế nào tới mối quan hệ đang rất căng thẳng giữa hai nước, và liệu điều này có khiến chính phủ Nhật phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn?
Tetsuo Kotani: Tất nhiên là chính phủ Nhật không muốn làm cho căng thẳng trên biển Hoa Đông tăng cao và tôi tin là Trung Quốc cũng muốn làm giảm căng thẳng này. Tuy nhiên vấn đề hiện tại giữa hai nước chính là tinh thần dân tộc đang lên cao ở cả hai quốc gia. Vì vậy mà chính phủ hai nước không thể có lời lẽ nhẹ nhàng hơn được. Còn đối với kế hoạch lá chắn tên lửa thì đây là vấn đề hoàn toàn tách rời khỏi vấn đề biển Hoa Đông. Đàm phán giữa Nhật Bản và Mỹ đã bắt đầu từ trước khi căng thẳng tại khu vực này tăng cao. Tất nhiên chính phủ Nhật Bản sẽ phải cẩn thậ nhưng đây là vấn đề chiến lược, vấn đề về hạt nhân và nó rất quan trọng quan trọng hơn vấn đề chủ quyền. Do đó tôi nghĩ chính phủ Nhật Bản sẽ tiếp tục đàm phán với Mỹ về kế hoạch này.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn này.
© Việt Hà, phóng viên RFA
----------
Không có nhận xét nào