Ghi lại bên lề (trận đấu Thủ tướng vs Quan Làm Báo)
1. Văn bản 7169 của Văn phòng Chính phủ truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vấn đề xử lý thông tin có nội dung chống Đảng và Nhà nước của một số website có nêu đích danh 3 tên: Quan làm báo, Dân làm báo và Biển đông. Trang Dân làm báo đã tồn tại mấy năm nay rồi, không hiểu sao tới bây giờ Thủ tướng mới chỉ đạo xử lý. Trang Biển Đông không ai biết thực sự là trang nào. Nếu là trang biendong.net thì không rõ tại sao Thủ tướng lại chỉ đạo xử lý? Trang Quan làm báo thực sự chỉ chống một bộ phận lãnh đạo và quan chức của Đảng và Nhà nước.
2. Một số báo chí chính thống có bài viết đả phá trang Quan làm báo như báo Petro Times (“Quan làm báo” đã bịa đặt như thế nào?, Thủ đoạn “ném đá giấu tay” của “Quan làm báo”) hay báo Quân đội nhân dân (Cơn bão “vi rút độc” từ web, blog "đen"). Các báo này đều thừa nhận trang Quan làm báo đưa tin có một phần sự thật, cụ thể hơn lên đến 50%-70% sự thật như báo Quân đội nhân dân thừa nhận. Tuy nhiên không tờ báo nào chỉ ra 50%-70% sự thật đó là sự thật nào. Trên bình diện khác, chính báo Quân đội nhân dân sáng tác hoàn toàn một bài phỏng vấn giả với nhà văn Nguyên Ngọc. Vậy báo Quân đội nhân dân đã sử dụng nghiệp vụ báo chí nào, có được đến 50%-70% sự thật như Quan làm báo không? Đây chính là điểm mà cao dao Việt Nam từng có câu; Chân mình cứt lấm bê bê / Lại còn đốt đuốc đi rê chân người.
3. Trong các bài viết kể trên có nhấn mạnh tới tính ẩn danh của trang Quan làm báo. Nhưng các bài viết đó quên mất bài viết của nhà báo Huy Đức, hoàn toàn công khai danh tính người viết. Tính ẩn danh của nguồn tin không phải là tiêu chí quan trọng cho thông tin. Điểm quan trọng của thông tin là tính chính xác và nội dung của nó. Hiện nay chưa có một bài báo chính thống nào có thể bác bỏ bài viết của Huy Đức. Với tư cách là độc giả, công chúng hoàn toàn có thể cho rằng thông tin trong bài viết của Huy Đức là sự thật, cho đến khi có bài báo khác đưa ra những bằng chứng khả tín để bác bỏ.
4. Công chúng hiện nay quan tâm đến những vấn đề gì? Đó là những câu hỏi: nhóm lợi ích là nhóm lợi ích nào, bộ phận không nhỏ là bộ phận nào, bầy sâu là bầy sâu nào, ai cõng rắn cắn nhà gà? Nếu truyền thông chính thống không trả lời được những câu hỏi này thì tất nhiên dân chúng sẽ tìm đọc những nơi cung cấp được câu trả lời cho những câu hỏi trên. Đó là lý do tại sao trang Quan làm báo dù đưa tin thất thiệt, viết không chặt chẽ nhưng vẫn được người dân tìm đọc, bởi vì nó đáp ứng được nhu cầu thông tin, nguyện vọng biết sự thật của người dân. Thà chắt lọc được 50%-70% sự thật từ thông tin ẩn danh, không nguồn, đồn đại, còn hơn là không chắt lọc được zero phần trăm sự thật nào từ truyền thông chính thống.
5. Cho đến nay báo chí chính thống vẫn chỉ biết nài nỉ xin thông tin từ chính quyền Thông tin trung thực, khách quan tình hình đất nước. Đó không phải là một nền truyền thông đích thực. Một nền truyền thông đích thực không phải là nền truyền thông chỉ biết nài nỉ chờ sự ban phát thông tin từ chính quyền. Một nền truyền thông đích thực phải là nền truyền thông đi tìm, điều tra, khám phá ra những câu trả lời cho những vấn đề mà công chúng quan tâm. Với tiêu chí này, rất mỉa mai, trang Quan làm báo lại tỏ ra có khả năng đáp ứng được những câu hỏi mà dư luận quan tâm, và do vậy nó lại là truyền thông đích thực hơn cả 700 tờ báo của Việt Nam. Ngay câu hỏi đơn giản nhất trang Biển Đông trong văn bản 7169 của Văn phòng Chính phủ là trang nào và tại sao nó có mặt trong văn bản 7169, truyền thông chính thống cũng không trả lời được. Vậy ai thèm đọc những trang báo chính thống làm gì.
© Đông A
Theo blog Đông A
(trận đấu Thủ tướng vs Quan Làm Báo) |
3. Trong các bài viết kể trên có nhấn mạnh tới tính ẩn danh của trang Quan làm báo. Nhưng các bài viết đó quên mất bài viết của nhà báo Huy Đức, hoàn toàn công khai danh tính người viết. Tính ẩn danh của nguồn tin không phải là tiêu chí quan trọng cho thông tin. Điểm quan trọng của thông tin là tính chính xác và nội dung của nó. Hiện nay chưa có một bài báo chính thống nào có thể bác bỏ bài viết của Huy Đức. Với tư cách là độc giả, công chúng hoàn toàn có thể cho rằng thông tin trong bài viết của Huy Đức là sự thật, cho đến khi có bài báo khác đưa ra những bằng chứng khả tín để bác bỏ.
4. Công chúng hiện nay quan tâm đến những vấn đề gì? Đó là những câu hỏi: nhóm lợi ích là nhóm lợi ích nào, bộ phận không nhỏ là bộ phận nào, bầy sâu là bầy sâu nào, ai cõng rắn cắn nhà gà? Nếu truyền thông chính thống không trả lời được những câu hỏi này thì tất nhiên dân chúng sẽ tìm đọc những nơi cung cấp được câu trả lời cho những câu hỏi trên. Đó là lý do tại sao trang Quan làm báo dù đưa tin thất thiệt, viết không chặt chẽ nhưng vẫn được người dân tìm đọc, bởi vì nó đáp ứng được nhu cầu thông tin, nguyện vọng biết sự thật của người dân. Thà chắt lọc được 50%-70% sự thật từ thông tin ẩn danh, không nguồn, đồn đại, còn hơn là không chắt lọc được zero phần trăm sự thật nào từ truyền thông chính thống.
5. Cho đến nay báo chí chính thống vẫn chỉ biết nài nỉ xin thông tin từ chính quyền Thông tin trung thực, khách quan tình hình đất nước. Đó không phải là một nền truyền thông đích thực. Một nền truyền thông đích thực không phải là nền truyền thông chỉ biết nài nỉ chờ sự ban phát thông tin từ chính quyền. Một nền truyền thông đích thực phải là nền truyền thông đi tìm, điều tra, khám phá ra những câu trả lời cho những vấn đề mà công chúng quan tâm. Với tiêu chí này, rất mỉa mai, trang Quan làm báo lại tỏ ra có khả năng đáp ứng được những câu hỏi mà dư luận quan tâm, và do vậy nó lại là truyền thông đích thực hơn cả 700 tờ báo của Việt Nam. Ngay câu hỏi đơn giản nhất trang Biển Đông trong văn bản 7169 của Văn phòng Chính phủ là trang nào và tại sao nó có mặt trong văn bản 7169, truyền thông chính thống cũng không trả lời được. Vậy ai thèm đọc những trang báo chính thống làm gì.
© Đông A
Theo blog Đông A
Không có nhận xét nào